Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tâm đức và ứng xử

           Mươi năm trước, mình có mua cuốn" Nhìn lại lịch sử" để biếu phụ thân. Đặc biệt thích cách tiếp cận, lý giải về một số điều oan khuất cấp quốc gia. Chuyện cungđình, phải rất cẩn trọng !
           Nay lại tìm được tài liệu cặn kẽ này trên trang Trần Nhương, xin về treo ở nhà mình để nếu ai chưa biết, thì nay biết!
    Đinh Liệt, quê Đông Cao, Nông Cống, nay là Triệu Sơn, Thanh Hoá. Ông là cháu, gọi Lê Thái Tổ là cậu ruột. Mười lăm tuổi, Đinh Liệt đã theo Lê Lợi. Khởi nghĩa, bàn mật, đầu tiên có bốn người, Đinh Liệt trong đó. Danh sách những người có mặt tại hội thề Lũng Nhai (1416) thì Đinh Liệt được ghi ở vị trí số ba: Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt, rồi mới đến Nguyễn Thận, Lê Ngân, Lê Liễu, Trịnh Khả, Lê Sát... Tất cả 22 người. Đinh Liệt lập nhiều công, sớm thành trụ cột của triều đình. Hai mươi tám tuổi, ông đã là Đại công thần, Thái tổ ban chức Suy trung Tán trị Hiêpk mưu Bảo chính công thần Vinh lộc đại phu Tả kim ngô Đại tướng quân. Năm 1429, vua cho khắc biển công thần, được phong là Đình Thượng Hầu. Say này, Đinh Liệt nhận chức Thái sư. Thọ đến 85 tuổi, Thái sư Lân quốc công Đinh Liệt biết nhiều chuyện thuộc thâm cung bí sử trong các triều vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Thánh Tông. Những điều cơ mật ấy ông có ghi lại bằng văn, thơ thành tập Bút ký Hồng Mai. Văn thơ trong Bút ký Hồng Mai ghi lại những trang hào hùng và phản ánh cả những mặt trái, đen tối, những vấn đề cấm kỵ. Tập sách này lộ ra, tác giả nếu không bị trảm cũng mục xương trong ngục. Biết vậy, Đinh Liệt rất cẩn trọng, bảo quản. Tương truyền, ông có hầm riêng để giấu tập sách, đến vợ con cũng không được biết. Đến lúc sắp mất, ông mới trao cho con trai cả là Lê triều Thủ khoa Binh bộ Thượng thư Đinh Công Đột. Thượng thư đã chép lại, soạn thành Ngọc Phả Họ Đinh. Theo các nhà nghiên cứu, vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII, do cho nhánh họ Đinh ở Thanh Trì - Hà Nội mượn, Ngọc Phả bị thất lạc. Đến tháng 10 năm 1953, gần hai trăm năm sau, ông Đinh Quốc Bảo, hậu duệ họ Đinh ở Đông Cao - Thanh Hoá, tinh thông chữ Hán, tình cờ tìm được Đinh Tộc Ngọc Phả ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ông Bảo đã nhờ người mượn để ông chép ba ngày ba đêm, ghi vào năm cuốn vở học sinh loại 56 trang. Sau đó, ông Bảo mang về nhờ một số nhà khoa học cùng dịch giúp. Bản dịch được hoàn thành vào cuối năm 1989
( Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét