Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

MÁCH CÓ CHỨNG...!

Vâng nó đây ạ!
Hãi hùng ...ma tươi
Rừng ma ngày ấy, bây giờ... trọc lốc rồi, chẳng dọa được ai


Gặp lại anh Cứ A Chơ




Năm 1998 , mình và Sơn được cán bộ chủ chốt của xã Chiềng Ân ( 18 người) mời cơm tại nhà anh. Thực phẩm chính là 1 con lợn 5,4 kg nhưng đã có em.( Nghĩa là nó nó là lứa trước)
Bây giờ...
70 tuổi, tóc còn đen nhưng nhức, tươi cười bên lều nương bảo mình: Ai thiếu gì, xin thì mình cho, chứ mình không thiếu gì!
Hạnh phúc thế. Mới biết, biết đủ là đủ
Ngày ấy, anh kể cho mình chuyện bí mật....
Về các đời bí thư trước anh. ( Anh là và hưởng lương hiệu trưởng, nhưng kiêm bí thư đảng ủy)
trong đó, ấn tượng nhất.
Vâng!
Trong truyện thì: 
Di chủ tịch xã phi ngựa đêm, ào lên như gió lốc
Đùa trêu với cả ma nhà
Quan niệm, chết là sướng
Hồn đã về Giàng thì xác về với đất ngay thôi!







Thực thì hồi ấy ông làm bí thư ( Nghỉ hưu năm 1981)
Giờ tuổi 88 vui tươi
Lương tháng hơn 1 triệu
Ngày ngày đôi chén rượu






Ngất ngây... gặp được người hiền!










A

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

GIÓ TỪ NƠI RỪNG THẲM ( Tiếp theo)

                   Di vốn chả phải tay vừa, mồm sắc như dao, và ngọt như mía nướng từ bé. Thuở lính, một đêm phục gần đường biên, bọn Di vồ thằng thám báo Tầu, tống bao vác về chốt, cho ăn uống bình đẳng như chủ, nghĩa là cũng gạo sấy chia phần, nước lã dè xẻn, 2 ngày sau thả. Chẳng biết Di ba hoa xích đế thế nào với nó mà từ đấy cái chốt phía bên kia toàn bắn cầm canh lên trời. Dần dà theo nhau loang ra suốt một dải đường biên. Sự việc được báo cáo lên trên. Kết quả, thiếu úy Di xuất ngũ, may không ghi lý lịch, nhưng việc đấu pháo và bắn tỉa nhau đã dứt hẳn, rồi hòa bình, rồi hảo hảo, anh em như bây giờ. Hơn năm nay lên làm chủ tịch xã, triển khai bao nhiêu công tác xuống bản, lên huyện đâu ra đấy, có khi nào lúng túng, vậy mà lúc này, Di thấy mình đuối sức, rối bời bởi cái tập tục tưởng chừng rành rẽ, truyền đời, lại ẩn chứa cả sự bất cập, nguy hại đến tính mạng làm ngộp thở. Anh vò đầu, bức bối quá. Giá mà được ngâm cái đầu xuống âu nước thác Tia ngầu bọt trắng, chắc sẽ khôn ra. Mình phải quyết! Di khẽ thốt lên, tay nắm chặt hệt như khi băng ra, tay bo với thằng Tầu khự hồi trên chốt. 

                     Những người đàn ông Mông bản Xím Vàn ít khi ngồi với nhau trầm ngâm mà không rượu, không thuốc phiện, như hôm nay, bên cột chính nhà trưởng tộc họ Giàng ai nấy đều khép nép, chéo tay che hờ bụng. Họ đang  lo nghĩ đến giàng, đến tổ tiên xa thẳm, thấy mình đang mang một trọng trách lớn lao. Ai cũng lờ mờ thấy cái lý ấy đúng, sẽ rất đúng nhưng ai cũng sợ. Cái sợ mơ hồ truyền kiếp, chưa nói ra mồm đã thấy run ở trong bụng. Lo cho bản thân mình, con cháu mình, cả họ tộc, thậm chí cả vùng sẽ bị tai ương nếu không theo lời dở mủ.
                  Lão Dở mủ cũng ngồi đó, im như pho tượng đá, nhưng lòng rối bời như gió quẩn hang sâu. Là sợi dây liên lạc, nói đúng là sang tai, có lúc từ tầng trời của các đấng thiên thần phiêu diêu thánh thiện, có khi là tầng âm của ma quỷ dữ dằn truyền cho tầng người ở giữa, ngồi trước mặt lão đây đang run run chờ đợi. Dở mủ biết lúc nào làm đám người ấy sướng cuồng lên, khi nào thì an ủi kẻo họ nhũn oặt như lá non bị lửa liếm. Và cả khi nào cần phải dọa cho nó vãi… linh hồn ra nữa chứ. Nhưng hôm nay, lão ngại quá. Lão làm sao biết hết vì lẽ gì ngày ấy xấu tốt để giảng giải? Đời trước bí mật truyền lời, nhớ trong đầu, khắc tính, không bao giờ sai. Giàng cho ai làm, người đó khắc được làm. Giàng không cho làm, thì có học thì cũng tối tăm như hang sâu lắm ngách, không biết lối ra. Người Mông mình làm gì có chữ để viết thành văn tự, mà bảo rằng nhỡ lão nhầm. Nhầm sao được. Thề có Giàng, lão không ác lòng. Lão chỉ muốn tìm ngày thật tốt tức ngày …( ấy) để cho ma trưởng tộc ra khỏi nhà. Ngô lúa sẽ chạy vào nhà nhiều như nước thác Tia. Lợn dê sẽ đầy chuồng, gà vịt sinh sôi đầy sân. Cả Sùng chả sướng điên cười như ma làm, sao hôm nay…, xem nào- Ma mới được 5 ngày mà mấy đứa con lại nài nỉ lão xem lại?  Không đâu, nhỡ thần linh …
           - Các ma chưa vừa lòng thì dùng lễ lạt để cầu xin. Ta cứ dốc hết lòng thành kính, để họ phải thương xót con cháu chứ. Khi họ đồng ý, họ sẽ giữ lời. Ma người Mông cũng khí phách như trai Mông chứ, không quấy phá chúng ta đâu. Ông xin đi! Di nói chậm rãi nhưng tha thiết dẻo tựa hồ như nhựa bẫy dính chân chim.
              -Đúng rồi! Đúng rồi! Làm lễ xin đi dở mủ! Mọi người hồ hởi hùa theo.
                           Lão sợ thật sự. Cái khăn cáu bẩn của lão khi lau mặt, lúc lau tay đã râm rấp ướt. Lão cứ xuỵt xuỵt, e hèm luôn. Lời cúng ở trong đầu sao không trôi chảy xuống mồm liến thoáng như mọi đám khác mà cứ ngắc ngứ, giật cục? Bàn tay lóng ngóng tung Sinh tờ,(6)  song lại luống cuống hứng nghiêng mâm để một thẻ tre rơi ra ngoài đánh cạch. Mặt lão càng tái mét.
              -Ồ! Các ma chưa thấy trong cái phong bì của vợ chồng Mỷ có gì, nhiều hay ít ấy mà ? Bóc ra đi, trình cả lên đây! Giữa lúc cả đám đàn ông nghển cổ ra ngó, rồi vội rụt cả lại, sợ hãi nhìn nhau, thì Di đã đứng lên,  pha trò rồi khoát tay cười cợt:
              - Lần sau con cháu chia phong bì cho các ma nhớ phải bóc ra nhá. Nhỡ chỉ có vỏ không là giận đấy, phạt đấy! Thế! Tôi cũng xin dâng thêm nữa đây. Tiền công tác chính phủ cho nhiều thì cũng phải chia nhiều chứ! Ma người già cũng hay dỗi như trẻ con ấy mà. Vừa ý là vui ngay thôi! Ông làm lại đi! Xin lại đi…
                  Lại cái kiểu nói ngọt xớt, kiến trong lỗ cũng phải bò ra của Di, làm ai cũng vui lây.- Ừ phải rồi! Đúng quá rồi. Xin lại ngay đi chứ!
*   *   *
              Treo trống lên, đội nhạc lễ dâng lên bài khèn tắt thở nghe xao xuyến quá. Bởi đã qua ma buồng, ma cửa, ma cột chính,  rồi ma bếp lò …  đủ cả rồi. 7 ma đồng ý hết rồi. Vui quá. Hồn tộc trưởng đã về Giàng, thì xác tộc trưởng phải đưa về đất ngay thôi. Thầy mo lại lễ đuổi ma, song lời cúng đã thanh thoát như thác Tia tuôn ào ạt. Tiếng trống, tiếng tù và,  tiếng khèn đuổi giặc vang lên náo nhiệt hòa lẫn tiếng đập cành đào, cành mận roàn roạt xuống đất. Đoàn người rầm rập chạy quanh nhà. Di đứng dạng chân, giương súng lên, thi thoảng đoành một phát, như thấy mọi cái vướng víu vô hình vỡ tan, cuốn hết lên trời theo khói súng.
                                                           Quảng Bá, 9/2014

 

(1) :Hát xin phép tổ chức tang lễ
((2) :Thầy mo
(3) :Giá quàn người chết
(4) :Bồ mây đan đựng ngô, thóc khoảng 20kg
(5) :Lễ giao vật cho người chết
(6) :2 thẻ tre để xin âm dương 

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

MA TƯƠI RỪNG THẲM


     Năm 1988,  từ quê lên thăm Vinh, em ruột  mới vào coi kho lương thực bản Tả ( Chiềng Hoa) không gặp, mình theo cô giáo Lợi về điểm trường bản Áng chơi, hôm sau mới về lại chỗ Vinh, thì được biết bọn các chú ấy hôm qua lên Mèo, chiều muộn mới về.
Vinh chỉ lên dãy núi cao mờ xa có vầng mây trắng lởn vởn:  Một cảm giác xa ngái ...
Tối hôm ấy, mình được bọn các chú ấy " cho vào đời" bằng 2 pi thuốc phiện. ( Hồi ấy, thuốc phiện còn được khuyến khích trồng để bán cho dược phẩm, trừ nghĩa vụ thuế nông nghiệp)  Lậy giời đất!  May sao chỉ thấy thơm, không thấy ngon gì cả, chứ không thì khéo đã bập...!!!
    ......
    Năm 1998  cùng Sơn Cơ khí đi bộ xuyên rừng 3 xã vùng cao Mường La:  Chiềng ( Muôn, Ân , Công, ) để triển khai  kế hoạch thi công các nhà lớp học lắp ghép theo chương trình 135 CP, để lại trong mình sự rung cảm rất xót xa về Cuộc sống khắc nghiệt nơi rừng sâu núi thẳm...
  Mãi gần đây lại nghe nói đến họ, nhưng với tâm thế khác.
 Thôi cứ viết, dưới dạng Truyện ký miễn là lòng mình hướng thiện
 Đục trong gì, xin các bạn cứ thẳng lòng chỉ bảo

           GIÓ VỀ NƠI RỪNG THẲM
          Pàng!
          Tiếng súng nổ vang, đập vào bốn bề vách núi, loang qua rừng cây đang bị màn sương đêm mờ đục bao phủ, dội lại ..àng! ..àng!!! Ba lần như thế khiến cả bản Xím Vàn đương chìm trong giấc ngủ, vội lồm cồm thức dậy. Lác đác ánh lửa từ các nẻo, tiếng chó sủa lẫn tiếng ho khúng khắng, rồi chập dần vào nhau như suối lửa sáng rực, cùng tiếng nói cười râm ran, ùn ùn kéo về nhà tộc trưởng Giàng Sinh Páo.
Họ chờ đợi thời khắc này lâu rồi, từ khi mồm ông Páo không muốn ăn cơm, không thèm uống rượu mà cái bụng cứ no, ngày một trướng to lên. Thầy mo cúng suốt ngày mệt, ông xua tay bảo thôi, về. Nhưng phải đến hôm kia, từ nhà Vàng A Tếnh rỉ tai nhau truyền cái tin sắp có đám ma to. Nhà Tếnh nuôi quả trống mấy đời nay, thiêng lắm. Hễ quanh vùng chuẩn bị có người chết là trống tự dưng kêu, dù chẳng ai dám động vào. Tộc trưởng Páo muốn tiếng trống nhà Tếnh đưa mình về với tổ tiên. Đêm qua ông nằm nghiêng nặng nhọc cố hút một điếu, chiêu hớp nước nóng, hực một tiếng rồi lăn ra, đi luôn.
Mỗi người mỗi việc, gì chứ chuyện tang ma thì đàn ông Mông ai cũng thạo, chỉ cần ông trưởng ma cắt đặt, chẳng phải hỏi lại. Nhưng giờ thì vẫn phải chờ một người. Nó kìa! Tít dưới lưng thung, thấp thoáng một chấm lửa đỏ. Đúng nó rồi, vẫn hay phi ngựa đêm, tay ghì cương, tay giơ đuốc ào lên như gió lốc. Đấy là Di con trai thứ hai của ông Páo, trước trưởng công an xã giờ lên chủ tịch, đi họp huyện mấy hôm, may nay về kịp.
 Nể và sợ Di việc gì thì việc, chứ việc này, Di là con cháu, cứ lệ cũ theo thôi. Ông bà ta vẫn thế mà! Anh ta quơ đôi tay còn lạnh gió sương, tóm lấy tay từng người, tươi cười chào hỏi, rồi ngoan ngoãn ngồi vào vị trí nghe Chí sùng sình (1)để cậu thay mặt bên ngoại cùng gia đình lo liệu tang lễ.
Nhà anh cả thấp bé tối om, nay đông người càng chật chội, không có chỗ xoay dở nữa. Tiếng trống thầy khèn đĩnh đạc vang lên trầm hùng sau khẩu lệnh thì thào mà trang nghiêm của Dơ mủ (2). Mới khấn xong phần  khai kế thôi, mà trán Dơ mủ đã rịn mồ hôi. Ông biết mình đang làm lễ chỉ đường cho ai. Cao vía lắm, léng phéng ăn vạ liền. Cỗ ngựa làm xong ngoài sân. Hai đoạn cây bương mồ côi, gióng với nhau bởi 7 thanh ngang chắc chắn rồi tấm phên mới được đặt lên trên. Mọi người dạt ra nhường lối đưa cỗ ngựa vào, treo sát vách ở gian giữa, ngang tầm ngực. Nỉnh đăng (2)( ngựa) sẽ thồ hồn tộc trưởng Páo về với tổ tiên, về với Giàng và đi còn xa nữa. Ông được tắm lá thơm, mặc quần áo mới. Con cháu xúm xít, cố lách vào gần, thò tay chạm được thi thể đang chuyển từ giường lên ngựa. Từng con lanh mềm mại xổ ra buộc chân tay, vòng qua người quá cố. Mối buộc dấu nhân như thể hiện bốn bề người thân giằng giữ, trong tiếng khèn dìu dặt.
Anh cả nghèo, đã đông con, lại nghiện thuốc phiện nữa, nên trong nhà  lúc này, ngoài chục túm ngô tróc bẹ, treo ngược trên cây sào bên vách bếp để  giống cho sang năm, chỉ còn vài bát gạo đỏ đựng trong thùng gỗ. Ngoài nhà t trống hơ, trống hoác chẳng nuôi con gì. Mấy con gà nhép cũng bị anh giấu trong áo bông, nửa đêm cắp xuống bán phiên chợ trước. Đúng ra thì nhà anh cả cũng có một con bò, nhưng năm kia bà cụ Páo mất, anh đã chia cho bà mang về âm. Anh là cả, được bố mẹ nuôi nhiều, thì phải cho bố mẹ nhiều chứ. Nhưng bây giờ, dù muốn, cũng chẳng có gì. Nói mãi, nhà Dơ mới cho bắt chịu con lợn 6 cân làm lễ, hẹn đầu mùa trả ngay 3 xinh (3) ngô hạt.
- Nghèo thì hèn là phải! Tộc trưởng Páo thường bảo thế- Mày tên là Sùng mà chẳng có tí linh khí gì của con gấu cả. Vậy nên, chết đến chân rồi mà tộc trưởng vẫn chần chừ chưa nói để cho ai kế vị mình. Sùng muốn lắm, như một lẽ tự nhiên, cha truyền con nối, vài lần gặng, nhưng ông chỉ lắc đầu.
Tiếng ồ ồ rộ lên, cả tiếng xuýt xoa, thán phục khi vợ con anh Di mang đồ lễ đến để chia cho bố. Một bộ quần áo đẹp được kính cẩn chuyền tay dâng lên, cả một đôi giầy bút-tuyn đen xin xỉn, cả xã này chưa thấy ai được xỏ chân. Đấy là kỷ niệm của thiếu úy quân báo khi rời lính biếu bố, nhưng ông bảo mang về giữ hộ, kẻo cả Sùng cuỗm đi cắm mất(!). Dở mủ vừa lẩm nhẩm đọc bài cúng treo sáng đù, vừa nhẩn nha quấn sợi chỉ lanh trắng quanh bàn tay ông Páo, ròng ra ngoài quấn vào chân con bò lông vàng hung đứng trước nhà. Chắc nó biết sắp được hóa kiếp hay sao mà cứ dụi dụi má vào người thằng cu con nhà Di ... Đoạn ông tung đôi thẻ tre lên rồi giơ cái mâm mây đan hứng lấy. Được rồi! Nó mừng nhận rồi! Tiếng ồ ồ lại reo lên, phấn khích, đám đông giãn ra để chủ ma dẫn bò ra ngoài vườn làm thịt.
*     *    *
               Di bỗng tỉnh ngủ, thấy khát, lần đến mấy ống bương nước dựng góc nhà. Hết sạch. Đêm thứ mấy rồi nhỉ? Nặng đầu quá, toàn rượu săm.
              Trong nhà, cả lũ ngả ngốn ngồi, nằm ngủ ngay dưới ninh đăng. Tiếng ề à của người khách hát dặn dò  lúc tròn, lúc méo, lúc sôi, lúc lịm rồi chìm hẳn mặc tiếng khèn còn rồ rồ một lúc lâu nữa. Góc bếp, mấy người nằm co quắp, thì thào như bọn buôn bạc giả, lẫn tiếng rít xeo xéo. Mùi thuốc phiện nồng nồng phảng phất.    
              Đốt điếu thuốc lá, nhìn lên trời sao chi chít, chầm chậm nhả khói. Di thấy tự hào, người Mông có cách truyền tin rất nhanh, nên nhiều anh em, họ hàng  tít trên Mường Lò, Nghĩa Lộ, tận mạn Chiềng Khương, Sông Mã…  đã đi thâu đêm về chia tay bố. Còn ở trong xã, hẳn rồi,  mấy ai không quyến luyến với tộc trường họ Giàng. Thoáng dâng trào niềm kiêu hãnh nữa, ông là bố chủ tịch xã mà, nên huyện cũng phải cho người lên viếng. Vinh dự chứ. Vui chứ. Di bỗng nhìn thấy nhấp nhánh phương trời xa thẳm một ông sao đổi ngôi. Có lẽ linh hồn bố đã gặp tổ tiên? Đã về Trời rồi? Và linh hồn thứ ba đã hóa kiếp đầu thai thành người khác thật ư? Bố vững tin như thế, và suốt cả cuộc đời luôn luôn làm điều tốt lành để mong được như thế. Tự nhiên Di thấy lòng  khoan khoái, nhẹ bẫng đi. Có phải chết là sự mở đầu cho một chu trình kế tiếp, được gặp lại tổ tiên, như lời ca chí sái  thâu đêm qua? Lang thang một đời như con dúi nơi rừng thẳm tìm đến nguồn cội xa xưa. Bao sông, bao suối cuồn cuộn hung dữ qua chân. Bao đám cháy ngùn ngụt lửa đỏ đã qua tay. Tiếng ngựa hý, gươm đao chát chúa, tiếng khóc than não nề. Di như nhìn thấy bố mình, tổ tiên mình đỏ hỏn trong đoàn người bìu díu nhằm phương Nam lê gót.
                Bố vẫn sống, chỉ là trong kiếp khác mà thôi. Di tin thế !
              Có lẽ, trên nỉnh đăng chỉ là cái xác không hồn? Di cũng tin thế !
               Đêm nay giở trời. Không gian đặc quánh mùi hôi thối, tưởng chừng như lấy dao sắt ra được. Ngoài vườn lăn lóc xương xẩu bò dê, lợn gà lẫn với đống lá chuối rách bươm bừa bộn, ruồi nhặng, bâu kín đặc, thấy động ào bay lên, va cả vào mặt Di.
                Không để lâu thêm nữa. Cái suy nghĩ ấy không phải bây giờ mới có trong  đầu Di, chỉ không thể nói, và không biết nói thế nào thôi. Lúc mới xuất ngũ Di về đến bản Chông, thì lão xe ôm vái, không thể leo lên ngược dốc. Cắm cúi cuốc bộ một lúc thì nghe thấy tiếng khèn, tiếng trống, biết là trên bản mình có đám ma, Di càng rảo chân hơn. Nhưng lạ kìa, đám tang đứng yên, mấy người khiêng nỉnh đăng như chôn chân, ba bốn thằng trai dũng mãnh nhảy băng băng qua các bụi cây gai ào xuống dốc như đuổi cướp. Di cắt phương vị chạy thộc lên, đón đường. (Quá thường với lính quân báo) Lúc sau gặp nhau, Di phát kinh với cái đầu lâu bốc mùi khăm khẳm bọn họ vừa nhặt lại. Thì ra, để người chết lâu quá, phần thi thể đã rã rời. Trời mưa, dốc trơn, một người khiêng sảy chân, chới với làm nỉnh đăng bị xóc giẫy lên, chao đảo, thế là đầu người chết văng rơi ra, lăn lông lốc. Cảm giác kinh tởm, pha lẫn tội lỗi ấy đeo bám Di khôn nguôi, thậm chí ngay bây giờ, Dị vẫn rùng mình, sợ cái bụng bố mình trên nỉnh đăng thi thoảng rỏ nước xuống kia, nhỡ vỡ tung ra thì sao?
              -Đúng thế đấy anh ạ! Mỷ em gái, mới cùng chồng từ Trạm Tấu về chiều qua đến ngồi bên tự lúc nào, như đọc được sự lo âu trên khuôn mặt Di, nhỏ nhẹ góp chuyện. Nhỡ ra… nhỡ ra…Dù mới y tá thôi, em cũng hiểu, cả vùng sẽ bị nhiễm bệnh, có người chết luôn, chẳng cần phải ủ bệnh !
              - Ngành y chúng mày nhìn đâu chả thấy vi trùng, với lây nhiễm!
              - Mỷ nói đúng đấy! Chồng Mỷ cũng là chiến hữu của Di thủa trên Hà Giang, là Mông lai, bênh vợ nói chêm vào. Anh còn nhớ hồi trên chốt không? Một thằng vàng da, trướng bụng chết, pháo dập như bổ củi suốt ngày đêm, không đưa xuống được. Sau mình thế nào cả lũ, anh nhớ không?
                  Di rùng mình. Nhớ chứ! Nhớ quá đi chứ! Thảo nào giờ hễ thấy mùi khăn khẳn của xác chết là sống lưng Di buốt dọc.
              - Không nên do dự anh ạ!  Ở quân đội, điều kiện thuốc men như trời như biển mà 4 thằng trai tráng như vâm bị chỉ cứu được mỗi 2 anh em mình.
              - Giờ nếu cả anh, vợ anh, con anh, cả chúng em, cả bản này nhiễm bệnh, ai đưa đi cấp cứu, phương tiện đâu, đi máy bay à? Chờ huyện đi bộ lên được đây thì mọi người đã theo bố cả thể cho vui rôi! Mỷ sốt sắng bồi thêm.
              - Hừ! con Mỷ này được bố yêu quý nhất nhà, biết nhiều chữ nhất nhà mà lại ít hiếu với bố nhất nhà đấy! Gạo có nhiều, rượu thịt chia cho bố còn nhiều thì phải để bố ở nhà lâu nhiều thôi! Cái lý họ ta vẫn thế mà.
              Tưởng như anh cả ngủ, nhưng không, có tý sái phiện, anh tỉnh như sáo, nhanh hơn con sóc, trườn từ góc bếp ra, nấp sau cánh cửa xem anh em chúng nó bàn gì, chia gì, sao tối qua treo sán đù lâu thế, chí sái dặn dò lâu thế  mà có mỗi cái phong bì bé tẹo, dúi vào tay bố, đến đêm anh lần ra xem định  bụng thó đi, không ngờ chủ ma ghi sổ rồi cất hộ từ lúc nào. Đang cáu tiết, thấy vợ chồng Mỷ bàn ngang, anh phải dậy dỗ ngay mới được.
( Còn nữa)
          

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

VĂN NGHỆ LÀ MẶT TRẬN

Chương mười bảy -ĐÈN CÙ- Trần Đĩnh
Sau Đại hội đảng 1960, tôi về ban văn nghệ của báo,
Như Phong chánh, tôi phó. Lúc ấy nguyên tắc nhân sự
là lão thành cách mạng chánh, trẻ phó.
Chủ nghĩa Lê-nin muôn năm của Trần Bá Đạt ăn khách
quá. Chất nông dân ngả như bỡn theo tư tưởng Mao. Đã có
những tiếng chửi xét lại. Mới ngày nào báo Nhân Dân thường
đăng vài ba trang toàn văn các bài nói của Khroutchev.
Những số báo ấy hết veo. Bài thu hoạch của Trường Chinh về
Đại hội 22 của Đảng cộng sản Liên Xô đăng liền mấy ngày.
Nhưng có một vùng dạ con tăm tối đang âm ỉ thai nghén một
ván bài sấp mặt kinh hồn mà chúng tôi chẳng ai biết. Không
hiểu sao hễ nghe nói đến xét lại là tôi coi như bị ám chỉ rồi
khó chịu. Có lẽ lòng đồng cảm của tôi với Phái Hữu Trung
Quốc cùng số phận thê thảm của họ đã thức dậy. Không ở
Trung Quốc, không thấm thía các luận điểm lẫm liệt của phái
hữu để mở mắt, tôi cũng rất có cơ trở thành một Trần Bá
Đĩnh lật mặt viết các thứ chửi bới xỏ xiên những kẻ thù mới
hôm qua còn là đồng chí thắm thiết.

Khó chịu đến nỗi một hôm làm việc với Trường Chinh, tôi
hỏi anh hai điều. Một, ở ta có xét lại không? Hai, anh đánh giá
Tự Lực Văn Đoàn thế nào.
Anh cười nói: - Ở ta đâu có xét lại.
- Thế Liên Xô? - tôi hỏi luôn.
- Ta và Liên Xô như nhau thì Liên Xô xét lại sao được?
Tôi nghe mừng quá. Thì chính anh viết thu hoạch về Đại
hội 22 của Liên Xô cơ mà. Liên Xô đang trên đường dân chủ
hóa, từ bỏ bạo lực cơ mà, cái điều tôi khát khao sẽ có ở Việt
Nam.
Vậy là Trường Chinh không ở trong cái dạ con âm ỉ tăm
tối trên kia. Và tôi chỉ cần thế. Đâu biết vì không ở trong nó
nên rồi anh phải chịu nó.
Anh khẳng định đóng góp to lớn của Tự Lực Văn Đoàn
vào văn học Việt Nam.” Tôi viết văn được là nhờ ảnh hưởng
của Tự Lực Văn Đoàn. Nhưng nó ra đời sau thất bại chính trị
của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái và đã trở thành cải
lương, rời bỏ chính trị, chỉ hoạt động văn hoá như Nhà Ánh
Sáng và Tự Lực Văn Đoàn.”
Buồn cười, Huy Cận có bài thơ nói đến áo người yêu trên
mắc mà rồi hễ thấy áo của vợ tôi treo đâu là tôi lại nghĩ đến
câu thơ Huy Cận…
Hà Nội đang thưởng thức những” Nhật ký một ngày của
Dionisevitch “của Soljenytsyn, “cây phong lan nhỏ,” “Người
thày đầu tiên” của Aimatov. Tôi không đọc. Ý để bảo với đám
thích Mao biết rằng tôi đâu phải Liên Xô thứ xịn như họ nói.
Nhưng những phim “Số phận con người,” “Khi đàn sếu bay
qua,” “Chín ngày một năm,” “Bài ca người lính” và vở kịch
“Câu chuyện Irkoust” thì tôi phải xem và cho bình trên báo,
mừng cho điện ảnh Liên Xô nhờ Khroutchev đã có bộ mặt mới. Bộ văn hóa tổ chức cả cuộc thi xem phim nào được công chúng yêu thích nhất (tôi đã phải cho thường xuyên đăng động thái hưởng ứng rầm rộ cuộc thi). Nhưng một năm sau, lật một cái rất nhanh, tất cả đều bị phê phán là phản động, xét lại, sợ chiến tranh và hòa bình chủ nghĩa.
            Trông nom việc văn nghệ trên báo Nhân Dân, hay nhận được ý chỉ đạo của Nguyễn Chí Thanh, tôi biết anh chính là người tích cực phất cờ chống luồng gió độc trong văn nghệ và đặc biệt nắm rất vững tình hình văn nghệ Trung Quốc. Thanh có một câu ghê gớm: “kịch 'Câu chuyện Irkoust' là cái chuyện gì mà ngất ngư hết cả lên với nhau thế? À, chuyện một thằng cộng sản mê một con điếm...” Phù Thăng chết lụn bại chỉ vì một câu viết nguyện vọng của con người là hòa bình mà Thanh cho là tuyên truyền sợ chiến tranh!
Những quay phắt lại với hôm qua đã được xem như chiến thắng của chân lý cách mạng. Chỉ một thời gian ngắn, bao nhiêu người phản lại chính bản thân. Tôi bắt đầu nhận ra những bộ mặt xúm lại đẩy cỗ xe Nhất Trí. Người ta tự bào chữa rằng người ta trung thành với cách mạng. Bo ra p, quy xuo ng th ma y la i đươ c coi la đang vươn le n ta m cao ma ca ch mạng cần!
Chuẩn bị đại hội văn nghệ lần thứ hai, Tố Hữu triệu tập vài chục nhà văn, nghệ sĩ và nhà lý luận mở hội thảo dài ngày mấy vấn đề văn nghệ. Họp trù bị với một ít anh em, Tố Hữu nói rất tiên phong: “Gần đây thấy chửi Lukacs nhiều lắm. Nhưng đọc chưa, bẻ được người ta chưa? Chớ nên ỷ mình đa số. Không phải chân lý đều ở đa số đâu. Có khi thiểu số là chân lý...”
Tôi chưa hiểu thâm ý của Tố Hữu: Liên Xô đang đa số trong phe, Mao thiểu số nhưng này, đừng có tưởng đông thì là đúng đấy.
Còn tôi lại thành kiến Bắc Kinh thờ hung thần bạo lực, chuyên giải quyết mọi sự bằng bạo lực, đổ máu. Tôi đâu biết Lê Duẩn đang chuẩn bị rước tư tưởng Mao Trạch Đông lên thành “tư tưởng Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng.” Duẩn có suy tôn Mao thay Lê-nin thì Mao mới suy tôn Duẩn thay Hồ Chí Minh.
Một vấn đề được quan tâm: tính người. Có hay không có tính người? Vào thảo luận, đa số ngả về không có tính người mà chỉ có tính giai cấp. Câu nói thường được đưa ra làm nền cho quan điểm này là câu của Marx: con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Căn cứ vào nó sổ tọet luôn tính người. Tô i bức bối nghĩ : Chữ tổng hòa đã hầm bà làng béng hết các giai cấp lại rồi mà còn cứ cãi không có tính người? Nhưng nếu nói ra thì tôi sẽ không chống nổi một đa số áp đảo chỉ chực phe pha n đe chư ng to lo ng trung kie n vơ i mo t ca nha n -Mao - ma ngươ i ta ngơ la ba c nha t ca ch ma ng.
Nguyễn Đức Quỳ, tên thật Đào Đình Huống, thứ trưởng văn hoá, từng làm đại diện của ta ở Thái Lan, nói anh không có lý luận (tuy cùng với Đào Văn Trường vốn là hai cây lý luận của đảng), chỉ nói cái cụ thể. Xem đội tuyển Anh đá với đội tuyển Liên Xô ở Mát - xcơ - va nhưng be n na o đa hay đe u đươ c reo a m le n khen va trơ i mưa th ngươ i xem ta t ca , ba t cha p Lie n Xo hay A ng - lê đều thượng ô hay áo mưa vào. T nh ngươ i kho ng ơ đa y th la ca i t nh g ? Quy nom ve hơi ca u. Sáng ấy Quỳ phát biểu tính người xong, thấy ngứa ngáy, tôi tham luận. Khẳng định tính người. Tính giai cấp và tính người cùng tồn tại. Có lúc tính giai cấp nhiều hơn, có lúc tính người nhiều hơn. Thí dụ thời cộng sản nguyên thủy, tính người là chính chứ làm gì có tính giai cấp? Rồi mai đây khi cộng sản văn minh cũng lại tính người là chính còn tính giai cấp thì tiêu vong. Co đie u to i nha n ma nh la ca n chu y trong khi giai cấp bóc lột đang thống trị thì nó cũng có phần tích cực góp vào sự phát triển tính người, không nên coi giai cấp thống trị chỉ đem lại cái xấu. Ne u kho ng co sư t ch lu y tie m tie n cu a t nh ngươ i qua ca c phương thư c sa n xua t kha c nhau no le, phong k e n, tư ba n thì làm sao có được vượt phá về chất để đến chế độ cộng sản, tính người lại trở thành đơn nhất nhưng
văn minh, tiên tiến hơn tính người nguyên thủy.
Tôi nói xong, chủ tịch hội nghị Đặng Thái Mai đứng lên bắt tay: - Cảm ơn Trần Đĩnh cho tôi hiểu thế nào là continuité historique, - tính liên tục lịch sử.
Anh và tôi một dạo hay chuyện với nhau. Anh ghét Mao tưởng như sẵn sàng nôn oẹ. Tôi đã đưa anh Les questions fondamentales du Marxisme (Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác) của Plekhanov và nói: O ng na y ơ trong Đe nhi Quo c te cu a Berstein, Kaustki ro i bi Lê-nin đa nh ca cu m v chu trương đa u tranh nghi trươ ng đa y, ca c đa ng Xa ho i va Co ng đa ng ơ the giơ i hie n nay thuo c pha he no .
Cầm cuốn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác,” anh huých khẽ tôi: - Hay lắm. Cảm ơn, này, Trần Đĩnh cứ đến nhà mình, tha hồ chửi thiên chửi địa. Một sáng tôi đang ở nhà anh để “chửi” thì Xuân Tửu,
chánh văn phòng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật đến nói: -Báo cáo của anh đọc trước đại hội văn nghệ, anh Võ Hồng Cương đã xem xong. Anh Cương đề nghị anh thêm vào cho vài câu của Mao Chủ tịch chứ chỉ có Liên Xô thì không ổn. -Được, anh để đấy. M nh đo t đe n t m ca nga y cu ng co ra đươ c
câu nào để mà dẫn đâu.
- Ch nh quye n ra tư no ng su ng ro i, nay lý luận cũng ra từ nòng súng nốt à? - Tôi đùa.
Đặng Thái Mai ngạc nhiên. Tôi nói: - Võ Hồng Cương chẳng phải là bên nhà binh cùng với một tiểu đoàn nhà văn quân đội sang dọn dẹp bên văn nghệ đấy sao. Sau 1954, ta quân sự hóa mặt trận văn hóa văn nghệ cho mạnh the m ho a lư c xung k ch ơ đa y ma ... Rồi có ngày anh giật mình thấy trong tay anh lăm lăm súng đấy.
Đến đây xin quay lại Nguyễn Đức Quỳ. Vốn hoạt động ở ngoài nước, anh am hiểu các vấn đề đối ngoại của đảng. Biết tôi viết tiểu sử Cụ Hồ, anh cho hay 1928, 1929, Nguye n A i Quo c đa đe n Ba ng Co c ro i đi bo sa u tha ng le n Na Kho n va nđo ng ca ch ma ng, sau đo rơ i Tha i. Nguyễn Ái Quốc đi rồi, Việt Kiều lập Đảng cộng sản Thái Lan, số lượng ủy viên Ban chấp hành chia làm ba phần Việt, Trung, Thái đều nhau nhưng Tổng bí thư là Việt Kiều tên Thung, kiểu như Kaysỏn tổng bí thư Lào là con một bưu tá Việt Nam ở Vientiane vậy. (Bạn tôi, Lê Đức Dục họat động ở Thái cùng với Quỳ còn nhớ tên mẹ tổng bí thư Thung là bà Hảo. Nhưng Như Quỳnh, tổng biên tập báo Phụ Nữ lại bảo mạ của Thung là cụ Quỳnh Anh, sau này sống với người con trai là Tài và tôi quen Tài.) Tóm lại với ta, quốc tế nhưng phải Việt thì mới yên tâm, Quỳ nói.
Đảng này liền bị Thái đàn áp, mãi đến 1948, Hà Nội mới được có đại diện ở Thái nhưng công an mật Thái phục ngay ở nhà cạnh trụ sở ta, ngày ngày cho biết ông trêu công khai mày đây. Đầu 1950 Trung Cộng công nhận Việt Nam thì Thái Lan đòi ta rút đại diện. Tớ - Quỳ nói - đi Liên Xô, Hoàng Văn Hoan đi Bắc Kinh, Song Tùng về Hà Nội. Năm 1976, thăm Vũ Lăng ở Làng Báo Chí Thủ Đức xong tôi đến Nguyễn Đức Quỳ. Lu c na y anh mơ i b nh lua n Tha i la nươ c tro ng nha t vua ma m nh la i đi la p co ng sa n đưa anh thơ
- ma la i la thơ An Nam - le n đa đa o đo i la t đo vua ngươ i ta th ngươ i ta pha i de p đi tho i chư . Họ chả lạ việc Việt kiều tổng khởi nghĩa hộ Lào cũng như sau này từ 1960, ta cho quân sang đánh rầm lên ở Lào là để hạ chế độ quốc vương của người ta xuống mà tạo phên giậu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Thái cho quân sang (danh nghĩa quân đồng minh của Hoa Kỳ - BT) đánh mình cũng là để chặn trước không cho ta
chiếm Cam - pu - chia rồi tẩn sang bên họ. Họ có lập đảng gì ở ta đâu mà sao ta lại lập cộng sản ở họ? Tôi hỏi có phải lập đảng ở Thái Lan là theo chỉ thị của Cụ không thì Quỳ im, mắt chớp chớp, bậm miệng lại. Tôi lại hỏi tổng bí thư Đảng cộng sản Thái Lan là người Việt thì cũng ná như Trần Bình người Hoa làm tổng bí thư đảng cộng sản Mã Lai đấy nhỉ?
Quỳ quay đi. Tôi nghĩ ông bạn ngổn ngang lắm đây.
* * *
Lại trở về với Nghị quyết 9 nhất biên đảo theo Mao, tôi sụp đổ ghê gớm. Thua tan thua nát là một lẽ. Còn nữa là thấy hàng ngũ “ủng hộ chung sống hòa bình” ào ạt quay đi để ôm lấy cây súng dữ quá.
Khoảng 1964, Đặng Thai Mai đăng ở trang nhất báo Văn Nghệ một bài ca ngợi thơ và từ bất hủ của Mao Chủ tịch. Chúng phản ánh những vĩ đại này nọ ở Người. Sách của Plékhanov phải sáu bảy năm sau Nghị quyết 9, cực chẳng đã, tôi mới đến nhà Đặng Thái Mai lấy lại. Đến và về ngay. Anh cũng không giữ để “tha hồ chửi.” Gặp nhau khoảng mươi phút sường sượng.
Phụ trách văn nghệ báo đảng, từ đầu tôi được dặn không đăng bài, đưa tin và nói đến Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, hai nhà văn “có vấn đề tư tưởng.” Nhưng “vấn đề “thế nào thì không nói rõ.
Tôi lỡ lại dan díu với hai anh. Đặc biệt với Chế Lan Viên, chúng tôi có thể nói hàng giờ về các “bố láo” của Mao. Chế chửi Mao quá hay. Tiếc là không thể đưa ra các ví von rất cơ thể học của anh.
Giữa năm 1963, trang văn nghệ của Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng một bài ca ngợi Chế Lan Viên và tập thơ“Ánh sáng và phù sa.” Tôi liền làm nó thành một mẩu tin đưa lên trang chủ nhật báo Nhân Dân do tôi phụ trách. Te n tuo i Che Lan Vie n the la xua t hie n tre n ba o đa ng, ke va o uy lư c cu a
ma u tin ba o đa ng Trung Quo c. Như Phong, chưa quên Chế nói anh chuyên soi đèn pin vào đít văn nghệ sĩ tiền chiến xem có còn cứt hay không, đã họp ban văn nghệ chất vấn tôi. Như Phong đưa nguyên tắc xuất bản ra. Tôi đưa nguyên tắc “báo đảng Trung Quốc” đối lại. Mo i sư la i xong. Chế hời. Hời viết
thường, không phải Hời viết hoa. (Nhân thể nói người Tây Nguyên gọi người Chàm là Sươn Hơi: Hời.)
Tôi chỉ muốn nhân dịp này bềnh Chế lên, một kiểu lấy gậy Trung Quốc đập lưng Việt Nam. Không nghĩ tại sao đang khét lẹt tinh thần chiến đấu tấn công mà Bắc Kinh lại đi khen tập thơ mủi lòng cho phận con ngừời - Qua đỉnh đau thương, lại đau thương nữa lại đau thương hơn? Ai ở ta đã rỉ tai Trung Quốc hãy mở cái cửa đột phá này chăng?
Rồi Nguyễn Thành Long cho biết Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu vừa làm một bữa chiêu đãi mấy nhà văn nhà thơ Khu 5 trong có Chế Lan Viên (riêng Nguyễn Thành Long cũng ở Khu 5 nhưng không được mời dự). Hai vị nêu rõ nguy cơ chủ nghĩa xét lại làm mất cách mạng, kêu gọi văn nghệ sĩ góp sức cùng với đảng dẹp chủ nghĩa xét lại nếu như còn có tâm huyết đa nh đo đe quo c My , tho ng nha t đa t nươ c, va y anh em ha y
cu ng đa ng le n tha c xuo ng ghe nh tra n na y. Dĩ nhiên Chế cảm động vì đảng coi mình nhiều tâm huyết. Nguyễn Thành Long kể thêm chuyện nhà lý luận văn học H. X. N. khóc hôm ấy.
“Giá sử đảng bảo N. tôi là giáo điều thì N. tôi còn cười được chứ bảo N. tôi là xét lại thì N. tôi xin chết ngay.” Cuối những năm 70, một chiều tôi ngồi ghế đá bờ hồ với Lê Đạt ở trước Bưu điện thì Chế Lan Viên đi tới. Anh quàng vai tôi cười nhoẻn bảo Lê Đạt: - Trần Đĩnh và mình biết nhau từ thuở hàn vi đấy nhá.
Tức là lúc anh không được nói đến trên báo đảng.
Chế đi rồi, tôi bảo Lê Đạt: - Gia Ninh nói hồi ở Bình Trị Thiên, Chế và Gia Ninh thề với nhau không bao giờ vào đảng.
Chế thề bằng chữ dân dã rất mặn mòi. Rồi Chế vào còn Gia Ninh thề nho nhã thì giữ lời.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

CON KHÔN HƠN CHA - NHÀ CÓ PHÚC THẬT KHÔNG?

Nguồn: Nhà văn Ngô Minh
QTXM : Bạn đọc thân mến. Hôm trước QTXM in bài về việc "Con đấu tố cha ( thời mới), chỉ việc Thu Tứ , con trai nhà văn nổi tiếng Võ Phiến có bài "Trường hợp Võ Phiến" mạ sát cha mình in trên báo Văn Nghệ TP HCM. Nay chúng tôi xin giới thiệu  bài viết của nhà văn Nam Dao tìm hiểu nguyên nhân của việc "con giết cha" nay. Mời bạn đọc cùng chia sẻ.

Hoàn cảnh Thu Tứ

Nam Dao



Nhà văn Võ Phiến

Cho đến hôm qua, tôi vẫn chưa dám tin Thu Tứ đã hạ bút viết “Trường hợp Võ Phiến”. Đọc và cảm tưởng văn bản này có vẻ như của đám đánh hôi tên “biệt kích văn hoá” thời “hồ hởi” chống Mỹ cứu nước, tôi điện thoại hỏi một người bạn văn có giao tình với gia đình Võ Phiến. Anh bảo, bài đó nằm tronghttp://gocnhin.net, số 295 của chính Thu Tứ, không phải là Tuyên huấn Tuyên giáo gì, dẫu đăng trên tờ Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh. Tôi lặng người, và hiểu những nhà văn hải ngoại đã dùng những chữ như vô luân, nghịch tử, đấu tố cha… để đánh giá con người và hành động của Thu Tứ. Bạn tôi thở dài: “Bà Võ Phiến chỉ khóc, thật tội nghiệp!”

Có dịp đâu 7, 8 năm trước đi thăm anh với Nguyễn Mộng Giác, tôi giữ hình ảnh một Võ Phiến trung thực, chừng mực, xuề xòa, và rất tinh nhạy trong những cảm nhận văn học. Khi đó, tôi kể được Thu Tứ gửi tặng hai tập sách (nay tôi quên tên), Võ Phiến bảo: “Chắc nó muốn làm quen đó!” và hỏi tôi nghĩ sao về văn Thu Tứ. Dĩ nhiên, tôi im lặng rồi lảng chuyện. Anh tiếp: “Có dịp thì giúp nó!”. Tôi lại im lặng. Văn là của Trời cho, mấy ai giúp được ai! Nhưng hôm nay, nhớ giao tình với Võ Phiến, tôi cố gắng tìm cách hiểu hoàn cảnh Thu Tứ, dẫu chẳng mấy dễ dàng.
Đầu tiên, tôi vào truy lùng những vụ án “giết cha” trong văn học. Trong loại thảm kịch Hy Lạp, có cuốn sách khá nổi tiếng về 12 vụ án loại này. Vụ khá tiếng tăm là vụ Brutus đâm chết Caesar trong Nghị Viện Hy Lạp. Năm 44 trước Công Nguyên, cùng những kẻ đồng loã ở Ides des Mars, Brutus giơ dao thì Caesar ngoảnh lại, la lên “κα σύ, τέκνον”, nghĩa là “Cả mi à, con ta!”. Câu hỏi tức thì, Thu Tứ có phải là Brutus không? Triết gia Plutarque bàn về động cơ của Brutus, kẻ muốn bảo vệ nền Cộng Hoà (Hy Lạp) chống lại sự độc trị của Caesar, cho rằng Brutus là kẻ có lý tưởng, vì nghĩa chung mà hy sinh quyền lợi tư riêng. Thế thì Thu Tứ chắc hẳn khác xa Brutus. Bài viết của anh hà hơi cho một chế độ toàn trị chết dở. Chế độ này thành công chỉ ở điểm làm lùi dân trí, khiến xã hội ngày một vong bản, con người hóa ra vô cảm, kinh tế tụt hậu và lệ thuộc nhưa chưa từng có, biển mất đất mất vào tay ngoại xâm, dân chủ – công bằng – văn minh chỉ là những khẩu hiệu hàng giả sau đến gần 40 năm Giải Phóng và Thống Nhất đất nước… Nếu Thu Tứ có được chút nào thì là cái tên Brutus, người Hy ngày xưa ám chỉ sự ngu muội. Nhưng Thu Tứ – Brutus không chỉ ngu muội. Anh còn vô văn hoá: chính anh thú nhận đã kiểm duyệt và biên tập để gột phần “chống Cộng” khi in hai tác phẩm của Võ Phiến trong nước dưới cái tên Tràng Thiên. Ai viết văn cũng hiểu cái nỗi đau thấy chữ nghĩa mình bị đục đẽo. Trước khi giết, Thu Tứ đã tra tấn và bạo hành chữ nghĩa của kẻ sinh thành ra anh! Và thế là không, trăm lần không, vì như vậy Thu Tứ làm sao cao bằng mắt cá chân Brutus.
Vụ thứ nhì tôi lọc lựa để hiểu hoàn cảnh Thu Tứ là Oedipia. Chàng này thể hiện lời sấm truyền của Sphinx (nửa đàn bà nửa sư tử), phải giết cha và ân ái với mẹ. Sphinx là một con thú trong huyền thoại. Dĩ nhiên Oedipia của huyền thoại không là Thu Tứ, người thế kỷ 21, từng tốt nghiệp CalTech năm 86 và không hành nghề kỹ sư từ 1991 vì không thích mà chuyển qua văn chương bắt chước viết văn như thân sinh mình. Nhưng điều Sigmund Freud gọi là “mặc cảm Oedipia” thì, tôi e, có phần nào giải thích được hoàn cảnh Thu Tứ. Mặc cảm này thể hiện một quá trình dục tính (libidinal) có nhiều giai đoạn, từ khi sinh ra đến lúc thành niên, nảy sinh từ khuynh hướng của giới tính nam (nữ) là chiếm hữu người mẹ (cha); và để đạt được chỉ có phương thức quyết liệt là giết cha (mẹ). Giai đoạn cường điệu nhất là khoảng 3-7 tuổi, nhưng sau đó, quá trình từ từ đảo ngược bởi lẽ con người từng bước được “xã hội hóa”, tìm ra người yêu khác phái thay đấng sinh thành, và tiến tới trạng thái ổn định khi thành niên. Không phải là bác sĩ phân tâm, tôi không dám chẩn bệnh, nhưng qua câu chuyện giết (chữ nghĩa) cha trong bài viết “Trường hợp Võ Phiến”, tôi ngờ ngợ Thu Tứ đang còn ở một giai đoạn từ 3-7 tuổi, tức là trước khi ổn định được quá trình dục tính của mình. Có phải vì Thu Tứ không tìm được người yêu, sống cô đơn, ít giao du, nghề nghiệp đem bỏ để theo nghiệp văn như anh viết tiểu sử của mình, và tuy không nói nhưng cái bóng cha anh đè nặng trĩu trên cái nghiệp anh chọn lựa? Tôi không biết, nhưng nếu liều lĩnh một lời khuyên, tôi khuyên Thu Tứ nên đi tham cứu một nhà phân tâm. Có bệnh thì phải chữa, tất nhiên. Nếu không muộn, xin thêm: viết văn là một nghiệp dĩ, tôi ít thấy một nhà văn đích thực nào mà hạnh phúc!
Gần đây thôi, ở Hà Nội, chính quyền triển lãm những thành quả của cuộc Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất nửa thế kỷ trước. Khi người dân Dương Nội đang mất đất đến xem thì vì “mất điện”, người ta đóng cửa triển lãm. Trong blog Pro&Contra, nhà văn Phạm Thị Hoài mang ra “trưng” Ghi của Trần Dần về Cải Cách Ruộng Đất, và chỉ ở riêng vùng Bái Bắc thuộc tỉnh Bắc Ninh đã từng có 26 vụ con đấu tố giết cha mẹ. Đọc, tôi ngậm ngùi, không thể không liên tưởng đến bài “Trường hợp Võ Phiến”. Cuộc đấu tố sau đây là một hư cấu:
Người cha quì, vẫn cười, cái cười khoan hòa đến độ có chút ngu ngơ. Người con kề vai anh Đội, nhìn đám người xung quanh. Đội đập khẽ vào vai, người con xông ra quát:
- Này, có nhìn ra ai đây không?
- Dạ… Có, con là con ta mà!
- Không cha con chi ráo trọi… Mang máu mủ hòng lung lạc giai cấp hử? Mi biết mi tội gì với nhân dân không?
- …
- Mi không nhìn ra đại cuộc Giải Phóng và Thống Nhất đất nước. Mi phao là đâu có cần đổi bằng máu hàng mấy triệu người, nhận đi…
- Tui quên hết rồi! – Người cha thì thào.
- Cho là mi cũng yêu nước, nhưng lại mi yêu một cách tự ti!
- Tui hổng hiểu nổi yêu nước tự ti là chi…
Người con tay đưa lên trời, hà miệng hét:
- Đấy, bọn phản động nó ngoan cố vậy đó, nó chối thì nói hổng hiểu!
Đội nhìn quanh, ra dấu phóng tay phát động quần chúng. Tức thì quần chúng đồng thanh hô: Đả đảo phản động! Cách mạng muôn năm…
Người con tiếp tục xỉa xói:
- Mi chống Cộng cực đoan, mà còn cực đoan hơn cà những người cực đoan Cộng sản! Mi có nhận thế không?
- Tui quên hết rồi! Người cha lắc đầu.
- Văn chương chống Cộng của mi là phi dân tộc! Phải trốc cái gốc ung thối đó đi… Nghe chưa!
Đội lại ra dấu. Quần chúng đồng thanh: Phải rồi, đào tận gốc trốc tận rễ…
Người cha ngập ngừng:
- Tui quên hết rồi…
Anh Đội nhìn người con, ra lệnh:
- Đồng chí lôi “quả thực” ra!
Người con khệ nệ ôm một chồng sách ném toạch xuống đất.
- Hành hình, anh Đội phất tay.
Người con rút dao kéo, thẳng tay cắt vụn những trang sách cho sạch banh những đoạn chống Cộng, vung ném lên trời xanh. Quần chúng la, quả thực, quả thực… rồi nhảy lên vồ những con bướm trắng có vết mực in bay tung tưởi trên không. Cánh bướm bỗng tướm máu, mùi tanh tanh đâu đây thoang thoảng.
Người con khuỳnh tay, nói lớn:
- Mi nhận tội chưa? Còn điều gì để nói không?
Người cha im lặng một lát, giọng khẽ khàng:
- Tui quên hết rồi, chẳng còn gì đáng nhớ!
Năm 2010, tôi ghé thăm thì Võ Phiến đã bắt đầu quên. Người anh còn khoẻ, nhưng đầu chớm chút lẫn lộn. Cầm trên tay cuốn sách mới in tựa là “Cuối cùng”, anh nhìn tôi: “Nam Dao hay Nam Giao?”. Chỉ mới hai phút sau, anh cầm bút đề tặng tôi, anh lại hỏi chị, Dao D trên hay D dưới?
Lần cuối qua Cali cách đây hai năm, tôi điện thoại xin đến thăm anh chị. Chị bảo, thôi, anh lẫn lắm rồi, không nhớ gì đâu. Vì có lẽ chẳng có gì đáng nhớ chăng? Nhất là nay với cái “quả” ngàn cân mang tựa “Trường hợp Võ Phiến” thì quên là một ân huệ.
Nhưng thôi, Thu Tứ “hoàn cảnh” lắm.
Tội nghiệp!
Và cuối cùng thì cái gì của Caesar, trả lại cho Caesar, cái gì thuộc văn học, sẽ cũng rồi trả lại cho văn học.

N. D.
30-09-14
( Nguồn :Vanviet)

SƠ HỌA VŨ KỲ

Chương 16- Đèn Cù- Trần Đĩnh
Trong khi tôi bận viết tiểu sử Cụ, hồi ký cách mạng và
đại hội đảng thì Linh cùng Thái Ly và anh chị em múa
bận tổ chức cuộc đồng diễn lớn ở sân vận động Hàng Đẫy và
đặc biệt múa hai màn ba lê mũi cứng Su - ra - li - ê của Liên
Xô.
Mấy lần xem Linh tập, nghe bà chuyên gia Brunak
kharasô! (tốt! tốt! tiếng Nga - BT) luôn miệng, tôi chợt hiểu
thêm Linh. Lên sân khấu, Linh ra một Linh khác. Trung tâm
biến hóa vạc nên những ảo giác không khí rồi thả cho chúng
bay theo đà tung dướn, quay lượn của mình. Bà chuyên gia
ngày ngày mang thịt bò đến bảo nhà bếp làm cho Linh. Rồi
Huy Cận thứ trưởng văn hóa phụ trách mảng văn nghệ bảo
tôi: “Bà chuyên gia múa nói với mình Hồng Linh là múa
chuyên nghiệp, còn người khác nói chung là nghiệp dư... Đợt
này Trần Đỉnh phải kiêng khem đấy.”
Thái Ly bảo tôi: - Linh có một thiên bẩm múa hết sức đặc
biệt.
Sắp tổng duyệt mới biết thiếu bít tất dài. Lê Liêm mách
mẹo cho Nhàn, vợ Khánh Côn, hiệu trưởng Trường Múa, xin
đại sứ quán Trung Quốc. Được hai đôi. Hai hàng ngón chân
Linh thường rớm máu như hồi ở Trường múa Bắc Kinh.
Đang được khen nhiệt liệt thì chuyện buồn đến. Hà, hiệu
trưởng Trường Múa vừa thay Nhàn, bảo tôi: - Anh nên đến
gặp anh Lê Giản. Nói đến bố Hồng Linh, anh ấy khóc mà làm
tôi khóc theo. Chi bộ muốn kết nạp Linh thì vướng chuyện
ông bố, bọn tôi mới gặp anh Lê Giản.
Tôi tìm Lê Giản. Anh nói có một số nguời đã bị chết như
thế như thế nhưng đó là lỗi của anh. Anh bảo, xin oán anh chứ
đừng oán đảng.
Anh viết cho một giấy chứng nhận (có chữ ký và dấu của
Tòa án nhân dân tối cao chứng nhận): ông Hồng Tông Cúc
trước Cách mạng Tháng Tám có dạy học với anh và sau lại
cùng hoạt động. Lúc Pháp đánh lên Việt Bắc, ông Cúc bị thất
lạc và nghe đâu bị du kích giết mất. Con ông Cúc nếu đủ điều
kiện thì vào đảng không sao cả.
Tôi về, Lê Giản nói anh muốn gặp Hồng Linh.
Mấy hôm sau, tôi đưa Linh đến. Và chứng kiến một xúc
động hiếm thấy. Vừa thấy Linh, Lê Giản lập tức run rẩy lên
gọi vợ: “Bà ơi ra đây, con anh Cúc đây, bà ra đây... Đây, bà nhà
tôi, tôi nói có bà ấy đây, có phải mỗi khi nhắc đến anh em tôi
lại đứt ruột đứt gan ra không? Anh Cúc kết nghĩa anh em với
tôi. Anh Cúc xưa hay về nhà tôi ở Đồng Tỉnh, Xuân Cầu chợ
Đường Cái lắm.” Phải nhìn Lê Giản tóc râu, lông mày trắng
xóa như cước nghẹn ngào mới thấy hết độ chấn động ở trong
anh.
Hình như cần nói hết nỗi niềm bao lâu không thổ lộ, anh
lại nói: “Ngay khi biết các anh ấy chết, tôi đã khẩn báo với anh
Trường Chinh. Anh Trường Chinh nghe liền giật mình bảo
vậy thì phải lo công ăn việc làm cho các chị còn sống để nuôi
con cái chứ không thể để sống vất vưởng.” Do đó, bà Hồng
(chúng tôi không ngờ Lê Giản lại vẫn nhớ tên mẹ Linh, Diệp
Hồng) mới vào làm cấp dưỡng ở Ty công an Tuyên Quang và
Linh mới vào được bộ đội rồi đi học ở Bắc Kinh.
Ở đây có một chuyện cần nói. Sau này Lê Giản bảo tôi Ngô Kỳ Mai hay Ưng Khầy Mùi, anh em kết nghĩa với Lê Giản chính là bạn nối khố của Hồng Tông Cúc. Đến độ hai người đổi tên cho nhau. Mùi thành Cúc và Cúc thành Mùi. Thấy Linh,Lê Giản nấc lên gọi vợ ra xem con anh Cúc (tức Ừng Khầy Mùi) là thế. Nhưng cố nhiên Lê Giản cũng thân thiết cả với ông Cúc bố Hồng Linh cho nên vẫn nhớ tên mẹ Linh và từ đấy
về sau, anh luôn quan tâm đến chị em Linh…Lúc ấy chuyện vẫn chỉ được vén ra có thế. Lỗi vẫn là ở Lê
Giản, như anh nói với tôi. Đảng vẫn tồn tại êm ấm ngon lành trong nệm gấm vóc nhung lụa của bí mật thông tin - hay dối trá.
Được cái Linh không màng chuyện vào đảng. Cái đảng đã giết oan bố mình thì không vào có khi lại hay. Nhưng Linh còn vượt lên trên cả cái sự bị ra - được vào đó. Linh có một đẳng hệ giá trị khác mọi người. Tôi có thể coi mọi được thua cá nhân chỉ mây trắng ngàn năm cũng là nhờ Linh không ít. Lắm khi tôi ngỡ Linh như một con chim nhỏ bé bay trong quỹ đạo khiêm nhường riêng biệt của nó, ở đó không có hệ đo lường
chính trị hóa thông dụng để tổng kết đời mỗi cá nhân mà trong đó quý nhất là đảng viên rồi danh vọng, lương bổng, huân chương...
Rồi cuối cùng bố vợ hắt bóng sang tôi, điều không thể tránh với một đảng coi trọng lý lịch hơn hết. Nhưng nhờ thế chính cũng vào lúc này, tôi mơ hồ thấy Nguyễn Ái Quốc bị lao đao với Đệ tam Quốc tế có lẽ cũng vì lý lịch con quan của Nguyễn. Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại.
Gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng. Một sáng, khoảng cuối năm 1960, ở đâu về tới ngã ba
Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế, gần nhà Lý Ban, tôi thấy Vũ Kỳ đạp xe lên đi bên cạnh tôi. Anh cười và tôi chột dạ. Có chút giễu cợt? Không, có chút nào đó cái vẻ đắc thắng. Nhưng thắng tôi cái gì chứ nhỉ?
- Này, biết chưa? - Vũ Kỳ hỏi. Vẫn cười cười.
- Biết gì?
- Bố vợ, bố vợ ông ấy mà. Đặc vụ ta thịt... Cứ nụ cười đắc thắng trên miệng Vũ Kỳ.
Không nhớ sau đó nói năng gì với nhau, chào gì nhau mà mỗi người một ngả lúc nào. Chắc phản ứng ở tôi không nền nã lắm vì một lúc sau tôi vẫn thấy mặt mình rất cau có. Vì cái ý ẩn trong con mắt và cái cười của Vũ Kỳ như nói: - Chết thật, một li nữa... Lại để cho anh đi với Ông Cụ như thế cơ chứ.
Mình lại còn hẹn sẽ canh ty với anh viết về Ông Cụ khi Ông Cụ hai năm mươi... Anh không qua được mắt chúng tôi đâu.Có thể tôi suy đoán chứ Vũ Kỳ không có ý ấy. Mấy hôm sau, Thép Mới bảo tôi: - Trên nói từ nay bố trí một nhà báo chuyên đi với Ông Cụ và nên chọn người đẹp trai.
- Hay đẹp lý lịch? - Tôi nói.
Thoắt chốc tôi thành Thằng Gù xấu xí Nhà thờ Đức Ông Hà Nội không nơi dung thân. Cái buồn đầu tiên lại là từ nay sẽ chẳng còn được đứng sau Cụ xem Cụ đái nữa. Con tàu viễn dương óng ánh bạc đi xa và tôi bị quẳng lại trên một hòn đảo vắng mà dân số là bóng ma những nạn nhân bị đảng thịt.
Sau vài ngày tôi mới có phản ứng khó chịu. Thấy rõ có một bàn tay tọc mạch sột sọat lần giở tìm xem các trang đời của mình…
Lúc ấy vừa xây xong Lăng Hồ Chí Minh, Vũ Kỳ một sáng đến báo Nhân Dân. Vào khỏi cổng cơ quan thấy anh đang đứng chuyện trò vui vẻ với anh em Thép Mới, tôi quen như cũ, đi qua tươi cuời gật đầu chào. Lạnh ngay mặt lại, Vũ Kỳ quay đi. Không chỉ bố vợ bị thịt, tôi đang là tên chống đảng, lật đổ.
Tôi thấy bình thường. Biết là ở tư cách người sống bên Bác Hồ, anh phải nêu gương học Bác mọi vẻ, chẳng hạn từ chữ viết đến tên ký đều phải học cho giống được như hệt của Bác, anh khoe tôi mà. Mà giống lạ lùng thật. Tôi đã phải bảo Vũ Kỳ: “Tôi mà bắt chước như thế này là tôi chết đấy.” - “Tại sao? - Kỳ hỏi. Tôi nói,” Thì còn tại sao nữa? Bắt chước giống nhằm mục đích gì? “vũ Kỳ cười khoái. Thấy mình duy nhất có quyền chính đáng bắt chước chữ viết, chữ ký của lãnh tụ.Khoảng cuối những năm 90, một hôm đến Sơn Tùng, tôi
nghe anh nói Vũ Kỳ vừa đến, lát nữa khám bệnh định kỳ xong sẽ lại ghé anh - hai anh tương ứng tương thông ở trong hào quang Bác Hồ - tôi đã nhờ Sơn Tùng sang tai cho Vũ Kỳ: Là trong Hồi ký Vũ Kỳ đăng ở Nhân Dân hôm kia, có chỗ viết Bác Hồ ăn cơm thường bảo Vũ Kỳ xuống xin chú Cẩn cho Bác thêm hai quả cà thì Trần Đĩnh nói Vũ Kỳ đề cao gương tiết kiệm như thế là có hại. Ai đời chỉ vì có hai quả cà ăn thêm mà phải huy động một dây chuyền nhân viên tất cả lương chắc phải rất to. Thì cứ để sẵn hẳn mỗi bữa cho mươi quả, Bác ăn không hết, chú Cẩn ở dưới bếp ăn càng có phước chứ sao? Mà có khi còn kiệm được mấy miếng thịt nữa. Tôi thật lòng muốn chống lối bày biện rườm rà tốn kém và lãng nhách ra để nêu gương Bác Hồ và kêu gọi học tập tiết kiệm,chống lãng phí. Bảo lấy thêm cà, lãnh tụ đâu ngờ cái chuyện vặt ấy rồi thành một mẫu sống nguy nga! Trong khi lãng phí bao mạng người như bố vợ tôi.
Xuống thang về, tôi toan quay lại nói thêm: Ở trên rừng những năm 1949, Lang Bách thường kỳ chế rượu thuốc cho Bác uống. Một lần chúng tôi hỏi anh: “Bao nhiêu tiền bốn chai này?” Anh nói: “Bằng sinh hoạt phí mấy thằng chúng ta ngồi đây. Thuốc bắc quý thì đắt mà lại phải mua trong Hà Nội. Có khi người mang ra bị Tây phục kích chết ở Đường số 5 nữa ấy
chứ!”

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ THƠ LÊ QUANG SINH

Lê Quang Sinh đã quá nổi tiếng, vừa hay chữ, vừa hòa đồng dân dã, vừa nghệ sỹ...và cả thành đạt & hạnh phúc nữa. Nhiều người phát ghen. Trời cho ông nhiều quá !
Nhưng, như LQS tâm sự- không! -tốt nhất là để LQS thỏ thẻ bằng thơ nhé.
Hiện anh là phó/ Chánh giám đốc Bảo tàng văn học Việt Nam


LINH CẢM HOÀNH ĐIẾM
Tôi linh cảm có gì không rõ lắm
Bờ vai run âm ấm gió hoang về
Tôi linh cảm có gì không rõ lắm
Hương đầm đìa một thành quách si mê

Và tôi nghe tiếng chim vang ngoài phố
và tôi thấy cải vàng lên rực rỡ!...
Chiều ngoại ô không biết phải về đâu!
Mây đẫm vào trời, người đẫm vào nhau

Tôi linh cảm có gì không rõ lắm
Phố chợ đông bóng nàng rất rõ ràng
Khăn áo quấn bình yên cùng chớp bể
lệ nhân tình ướt mặt đoan trang

Nàng đang đến đôi mắt buồn thao thiết
nàng đang yêu cởi mở hết cây vườn
Trời ơi, nếu là linh cảm thật!
Bão tơ hồng quét môt vệt tai ương!

Nhưng Hoành Điếm hình như không hẳn thế!
Mây và em, vô hạn, vô hồi...
Gió cứ cuốn xiêm áo vào ký ức
chiều lụi dần nhòa nhạt với riêng tôi.

Hoành Điếm, một chiều 4.2010
 (Rút trong tập Dâm bụt vườn hoang)