Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

GẦN ĐÈN CÓ RẠNG !

Năm ngoái hân hạnh được hầu chuyện cụ Vũ Quần Phương, kể đã thấy sáng thêm lên tý chút về  tài thơ vốn dĩ cỗi cắn lại còn bị khuất lấp.
Năm nay, may mắn được thụ giáo Chủ tịch Hội đồng văn xuôi của HNV, hiền nhân Ở với ma, sống với người: NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG hai ngày ròng. Sáng lên nhiều thứ.
Đương nhiên, chẳng dễ gì nắm được những ngón nghề, dẫu cụ có muốn cho thật lòng... Dẫu sao thì gần đèn, vẫn có cái cảm giác ... rạng


Cụ bảo, văn mình hoạt, người viết ăn nói có duyên, biện bác khéo, có mực, có chừng. Nhưng, vâng mình biết cái nhưng này là tài văn, cái mà mình không có đây. Đúng vậy, là cái tâm trạng nhân vật, chưa được chú ý miêu tả. Khổ! Thưa anh, là em đã có chú ý lắm, có cố gắng lắm nên chừng ấy ạ ! Nếu em có khả năng thì... Hu hu...





Phút giải lao hiếm hoi với nhà thơ (giải thưởng nhà nước) NGUYỄN ĐỨC MẬU

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

LƯỢC PHÁC CHÂN DUNG LÃNH TỤ

Chương 15- ĐÈN CÙ- Trần Đĩnh
( Đầu đề do tôi NSH đặt)

Đầu 1960 tôi theo Cụ ra Móng Cái. Bọn tôi - Đinh
Đăng Định, nhiếp ảnh viên theo sát Cụ, hai anh bảo
vệ và tôi - đi lối Mông Dương, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà
Cối.
Cụ đi máy bay lên thẳng do phi công Liên Xô lái - vừa lái
vừa vực phi công ta. Vừa trên máy bay xuống, Cụ ra thẳng nơi
mít tinh. Sau mít tinh, kéo chúng tôi lượn phố. Thăm xưởng
gốm, trường học, lớp vỡ lòng lít nhít. Viết lên bảng đen chữ
nhân Trung Quốc rồi hỏi bằng tiếng Tàu bản địa, tức tiếng
Ngái (hay Khách Gia gốc gác tỉnh An Huy mà ta gọi lan sang
tất cả người Tàu là chú Khách): -Trây sấn mà chề? Đây là chữ
gì?... Đi một đoạn ngắn dọc sông Ca Long, sắp đến cầu Bắc
Luân, Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi
đi bên cạnh: - Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ.
Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì với Bác? Thầm
mong là có. Đồng thời nghĩ: Thế ra Cụ đã từng ở Móng Cái?
Năm nào? Chị bí thư kia phải là của chi bộ Đảng cộng sản
Trung Quốc? Vì đến 1930 mới lập Ðảng cộng sản Việt Nam.
Cụ qua đây bao giờ? Dạo đến Macao thống nhất Ðảng? Bao
nhiêu thắc mắc nhưng không dám hỏi. Một chi tiết nữa:
không như ở nơi khác, tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều
thế? Xem vẻ Cụ có đặc biệt với Móng Cái hơn? Khéo đã ở đây
thật?
Ông Cụ rẽ lên cầu Bắc Luân. Đến giữa cầu có một vạch sơn
đỏ cắt giữa cầu. Hoàng Chính, bí thư Quảng Ninh nói: - Thưa
Bác, đến đây hết địa phận nước ta. Sang bên đó phải có giấy ạ.
- Bác không cần giấy, miệng nói chân xăm xăm bước sang đất
Trung Quốc. Bọn tôi năm sáu người theo sau.
Lúc đó không dám vượt biên sang Trung Quốc, sau này
Hoàng Chính lại bị tù vì “thân Trung Quốc.”
Cụ bảo hai công an Trung Quốc ở đầu cầu bên kia gọi
huyện ủy Đông Hưng ra gặp Hú puổ puồ (Hồ bá bá) rồi ngồi
phệt xuống vệ đường lượn thoai thoải ở chân cầu. Loáng sau,
một xe đầy phè huyện ủy Đông Hưng phóng như bay ra. Ông
Cụ bảo tôi Bác hỏi kinh nghiệm nông nghiệp, họ nói sao, chú
ghi lại cho Bác.
Trưa, Vũ Kỳ, Nguyễn Chánh, Nhữ Thế Bảo, bác sĩ riêng
của Bác, Đinh Đăng Định nhiếp ảnh gia và tôi sang Đông
Hưng, cái thị trấn mọi nhà im ỉm đóng. Dân đi lao động ở
đồng ruộng hết. Vào vườn hoa có mỗi con gấu đói lờ đờ ngủ
gật. Nguyễn Chánh kể một hôm qua một cây cầu gỗ bập bênh,
Bác bị đầu ván cầu quật phải chân bong mất móng ngón cái.
Bác hỏi bảo vệ đi cùng ai có thuốc lào cho một nắm, nhất định
không thuốc đỏ thuốc đen gì. Miệng nói cái móng này nó chết từ 1924, nay mới chịu rời Bác đây. Ngày ấy Cụ xếp hàng cả ngày chờ vào viếng Lê-nin mà không ủng không bít tất len, chân lạnh quá xưng tấy lên và chết mất một cái móng... Một ai đó nghe xong hỏi, hơi bất bình: - “Sao? Đệ tam đâu? Bác là nhân vật quan trọng của Quốc tế mà lại thế?” Không ai, cả tôi, biết lãnh tụ ta mới đến Nga xin vào học trường dạy làm cách
mạng…
Xẩm tối hôm sau Cụ về Hà Nội. Chúng tôi ra sân bay tiễn.Trong bóng tối lờ mờ xứ địa đầu, chiếc máy bay lên thẳng bé như một chiếc lồng chim quý mà các kính cửa lấp loá như nước trong cóng sứ. Sắp lên máy bay, Cụ dừng lại hỏi tôi: - Có muốn về với cô ấy không? Tối thứ bảy mà. Muốn về Bác cho
bám càng này... Nào!
Cười thú vị quặp can vào nách lên máy bay, hai tai lồng bồng trắng hai cục bông to tướng...
Ít lâu sau đi Lạng Sơn.
Chúng tôi lên chiều hôm trước. Tinh mơ sau, ra sân bay đón thì được cấp báo thời tiết xấu, Bác lên đường bộ. Chúng tôi bèn quay ngay ra Đường 1. Một trung đoàn lập tức được rải ra từ Bắc Giang lên thị xã Lạng Sơn.Khoảng tám giờ sáng, Cụ đến tỉnh ủy. Vừa đặt chân lên hiên văn phòng, Cụ hỏi luôn “có được điện báo không? Đồng bào đâu?”
- Dạ, đồng bào ở sân vận động, - bí thư tỉnh nói.
- Sao không cho đồng bào tạm giải tán? (Giọng bắt đầu gắt, mặt nhăn lại.) Đồng bào còn phải ăn phải nghỉ chứ?
- Dạ thưa Bác đã chuẩn bị đủ cả.
- Nhưng còn ỉa đái? (Giọng sẵng bẳn hẳn lên.) Thôi đi...
(Bụi đỏ trên trán lăn nhanh xuống má, vào chòm râu như những sinh vật, những dã tràng đỏ sợ hãi lẩn trốn, tôi thầm nghĩ. Tay Cụ vơ lấy chiếc khăn mặt ướt Vũ Kỳ vừa nhúng vào thau nuớc vẫn chờ cạnh đó lau vội một vòng lên mặt rồi vội vã đi ra sân vận động.)
Trên lễ đài ván gỗ rất rộng mới dựng, đúng ba người: Cụ, Chu Văn Tấn và tôi lui lại đằng sau. Cụ đằng trước đầy kín bà con ở toàn tỉnh vượt núi non sông suối về. Tôi chợt thấy từ ngày 7 - 3 - 1946 đến nay, mười bốn năm trời, về khoảng cách không gian, tôi chỉ gần Cụ hơn có một bước hợp pháp so với cậu thiếu niên lần đầu tiên ở sau Cụ là tôi. Hôm ấy Hải Rỗ Bát Đàn và tôi leo hông Nhà hát lớn vào đứng ngay sau lưng
Cụ đang ở ban công giải thích Hiệp định 6 tháng 3 với nhân dân Hà Nội mít tinh kín quảng trường bên dưới. Quân Pháp sẽ vào Hà Nội. Nhiều người thắc mắc, thậm chí phản đối Cụ ký. Thép Mới sau này bảo tôi Trần Huy Liệu lúc ấy nói với Cụ rằng sợ ăn cứt như Câu Tiễn cũng không được độc lập... Cụ giơ một tay lên hạ mạnh xuống như chém không khí nói: “Hồ Chí Minh chết thì chết chứ không bán nuớc!” Cánh tay kia
cầm chiếc can và chiếc mũ cát kaki buông thõng bên người nom tự nhiên côi cút lạ lùng. Tôi cảm thấy có nước mắt nghẹn ngào trong tiếng nói trọ trẹ thoáng run run của Ông Cụ.
Bây giờ trên lễ đài này, tôi hết cảm giác ấy. Dân nay là con, cha già là Bác. Và tôi cảm động, cho đó là xoay vần tất nhiên theo tiến bộ của cách mạng
Giữa chừng mít tinh, trời thình lình đổ mưa sầm sập rất to. Chu Văn Tấn xòe ô ra che cho Cụ. Cụ gạt đi. Tấn lại dấn ô vào. Cụ hơi gắt: “Còn đồng bào.” Tấn giậm mạnh chân, cao
giọng lại: - Bác khác!
Nhưng phải giải tán.
Xuống khỏi lễ đài ra cửa sân vận động thì mưa tạnh. Xe lăn bánh liền phải dừng lại: dân nhao nhao xúm đến đen đặc quanh xe. Mấy anh bảo vệ và tôi leo lên nắp mũi xe, tựa vào kính chắn gió, lấy tay lấy chân khỏa gạt người ra rẽ lối. Tôi ngoái lại sau: Cụ chống can hơi chúi đầu về truớc, con mắt lo lắng, bồn chồn. Cụ sợ đồng bào xéo lên nhau chết như dạo ở Thái Bình? Hay Cụ sợ một quả lựu đạn phát nổ? Nhìn Cụ tôi bất giác nghĩ tới khả năng ấy. Và chợt gặp lại vẻ côi cút ở cánh
tay Cụ buông thõng cầm mũ và can, cái ngày mới độc lập chừng sáu tháng, dân còn được coi như bố mẹ đang xét nét đứa con lưu vong lâu quá mới trở về. Lần này là côi cút trong mắt Cụ.
Nay viết đến đây, tôi bỗng thấy Chu Văn Tấn quá tiên tri.” Bác khác!” Đúng, Bác bị Ðảng coi là chống Trung Quốc còn Chu Văn Tấn thì bị đảng nghi là thân Bắc Kinh.
Chuyến đi Mỹ Đức, Ứng Hòa - Hà Đông hoàn toàn “đột
kích.” Xe vừa ra khỏi Cổng Đỏ rẽ lên Hoàng Hoa Thám, Vũ Kỳ cười bảo: - Hôm nay cánh bảo vệ rông đi tìm Bác phải biết đây.
Cụ đi bộ rất nhanh. Phải rảo cẳng mới kịp Cụ. Đảo hết khoanh đồng này sang khoanh đồng kia. Đang cữ làm cỏ, tát nước. Những tràn ruộng đang phơi ải. Cụ tát nước với một tổ đổi công. Mới chỉ mon men làm thử vài điểm hợp tác xã. Đằng xa xanh thẳm một nền truyền kỳ dãy núi Chùa Hương.
- Mỹ Đức, Ứng Hòa là gì? - Cụ hỏi bà con rồi nói luôn. Là
sống tốt, đoàn kết tốt, lao động tốt.
Xe quay đầu về. Dân tíu tít chạy theo đen ngòm chân đê, sườn đê, mặt đê, các tràn ruộng…
Chợt tôi khựng người. Trên một thửa ruộng ải, Trần Châu tay sổ, tay nhặt giép tụt đang ngửng lên cười. Cười với một cái gì rạng rỡ ở cao hơn nữa, ở xa hơn nữa. Tôi né vào sau Vũ Kỳ và Vũ Đường, chủ tịch Hà Đông đang mải trêu Cục trưởng bảo vệ Kháng “hai phòng” ngồi cạnh lái xe.
Cái trật tự, tôi (Trần Đĩnh) là em trên xe với lãnh tụ, còn anh (Trần Châu) dưới đất với dân thế này tôi thấy khó coi quá. Sau đó, Châu bảo mình đang ở huyện, anh em huỵện ủy chạy ra mình cũng ra thì thấy Đĩnh, mình cười là muốn cho Đĩnh biết mình đã trông thấy. À, ra thế, tôi nhẹ hẳn người. Cứ
thấy anh ngước lên một cái gì rất cao mà cười.
Lần đi thăm gang thép Thái Nguyên, tôi mới đối mặt Lim, người tôi luôn nghe thấy dính đến tính mạng bố của Hồng Linh. Lúc này Lim là đảng uỷ viên phụ trách bảo vệ ở khu gang thép. Trong các cuộc đón tiếp Cụ, tôi thường vào một góc kín ngồi. Nguyễn Khai, chánh văn phòng trung ương, trung ương ủy viên lặng lẽ đến đặt một vại bia trước mặt tôi.Thấy thế, Lim đến mời tôi ra ngồi chỗ quan khách. Bảy năm trước Lim bắn “phát ân huệ” cụ Cử Cáp cũng ở Thái Nguyên, đôi bốt lục phục ở chân như một lệ bộ khiến người đi nó được phép nổ súng vào ai cũng được. Hôm nay bất giác tôi tránh nhìn mặt ông. Thì nhìn phải bàn tay: cái vật thể cuối cùng mà chắc bố Linh trông thấy trong giây phút cuối cùng!
Tôi vụt ngỡ như cách bao nhiêu năm mắt hai bố con đã gặp nhau ở cùng một điểm: ba n tay, no đang long tro ng mơ i ye n vi mo t ngươ i va đa la nh lu ng xo a ma ng mo t ngươ i.Tôi lảng ra hè. Cả một vùng rộng bao la trước mặt, phu phen đào bới, gồng gánh, cuốc xúc và những cỗ xe ủi chạy nhớn nhác... Một tổ kiến bận rộn gậm nhấm cho thành khu gang thép. Chợt nhớ ai nói Trần Dần, LêĐạt đang lao động cải tạo trên này... Thì cũng chợt thấy chẳng nên tin cái người dạo nào trên xe lửa liên vận nói “anh Lim lấy búa bổ vào đầu bố
Hồng Linh.” Tin thì làm gì? Và làm được cái gì? Phân vân kèm một cảm giác khó chịu. Nhưng nay cần nói thêm là các thứ lúc ấy rút lại cũng chỉ cốt để bảo vệ uy tín đảng!
Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo.Cụ thuốc lá ngậm miệng, tay vén ống quần lên đái. Thấy tôi gần như ơ ngay be n, cu quay ngoa t la i ho i, điếu thuốc khẽ lậtbật ở môi: “Người ta đái cũng theo à?” Không ạ, cháu...” Thế
đứng sát vào người ta nhòm gì?” ca u tra ho i đu a bơ n đa đo ng mo t da u a n phơi phơ i va o quan he ba c cha u. Lúc Cụ quay người lại để đùa với tôi, tôi theo bản năng đã có một động tác không thể tránh khỏi: liếc nhanh vào chỗ kia của Cụ. Và chỉ thấy vùng ấy hơi tôi tối - nâu nâu hay hồng hồng? Ô, cũng như mọi người?
Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp gửi các chú lính gác, tôi bất thần nhớ tới Xuân, cô “con gái nuôi của Bác.” Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? - Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi! - Ố, sao trẻ thế mà chết? - Về quê Cao Bằng bị ô tô đè... - Khổ, sao lại thế! tôi bàng hoàng kêu lên. Lúc ấy chưa biết các tình tiết đồn quanh cái chết tang thương này
Đôi mắt bừng bừng nhìn tôi hôm nào khi Xuân đứng cạnh Cụ, đôi mắt như dứ bảo tôi “em giới thiệu anh với Bác nhé?”bỗng hiện lên lại rành rành, nguyên vẹn ánh long lanh vì sung sướng, vì được khoe, vì được chòng ghẹo. Và bàn tay mềm tôi nắm dắt lên bờ suối cao trơn. Khác là đằng sau con mắt ấy hiện nay là tòa nhà Phủ Chủ tịch chứ không phải gian nhà ăn tre nứa trống tuềnh toàng...
Cái chết của cô gái ba mươi tuổi hồng nhan bạc mệnhkhiến tôi thấy chả cần viết tắt tên là X. như trên kia nữa.
Tôi lấy chiếc xe Diamant Đông Đức mua bằng tất cả tiền nhuận bút tiểu sử Hồ Chí Minh. Các chú lính đem xe ra nghịch làm tuột hết bộ tăng tốc độ. Tôi phải dắt bộ đến tận vườn hoa Hàng Đậu mới có một cửa hàng chữa xe đạp. Hà Nội bắt đầu xua dẹp tiểu thương, tiểu thủ công, mầm mống của chủ nghĩa tư bản.
Phải nói chiều ấy tự nhiên buồn khó tả. Những ngẫu hợpkỳ quặc. Tối đó lúc đi qua cột đồng hồ Bờ Hồ, tôi đã chậm chân lại nghe tiếp âm Đài phát thanh Bắc Kinh.
Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau... Tối nay cái giọng mũi rất khê, rất trịch thượng ta đây của Đài Bắc Kinh chợt đập khác thường vào tai tôi. Nó đang đọc xã luận kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lê- nin: Chủ nghĩa Lê-nin muôn năm của Trần Bá Đạt, phát pháo
đầu tiên công khai chửi Khroutchev và Liên Xô phản bội người thày, người cha của cách mạng vô sản thế giới. Trước động đất lớn, giống vật thường biết trước và bồn chồn lo lắng. Tôi lại bực mình. Không biết chừng cùng với bài viết lẫy lừng này, Trần Bá Đạt còn xếp cả Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tỉểu Bình, gần hết Bộ chính trị và các nguyên soái vào sọt “xét lại” để trừ khử. Và ngay lúc ấy cũng đã xếp loại cả xét lại
ở Việt Nam. Bản thân họ Trần thì không biết mười lăm năm sau ông ra tòa nghe án chết. Bài học điên đảo này hình như ít người thấy và coi trọng.
Ít hôm sau, đọc báo Pháp, thấy viết: đầu năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, Trung Quốc mở màn phê phán toàn diện Liên Xô. Nhưng Trung Quốc rất cô lập, ở châu Âu chỉ có Anbani ủng hộ, ở châu Á chẳng có ai, Mao TrạchĐông đang nghĩ kéo Việt Nam.” có mà kéo được khối.” Tôi lẩm bẩm nói một mình và nghĩ đến cái lá chắn vững vàng là Cụ Hồ.
Báo Le Monde Pháp vẽ một tranh châm biếm cảnh Xô -Trung chửi nhau trên thế giới: Marx râu xồm phất cờ kêu gọi “vô sản toàn thế giới buông rời nhau ra!” , bên dưới vô sản chạy tung tóe đi bốn phương như kiến vỡ tổ. Bức tranh quá hay, nó khiến tôi phải tự hỏi: “Sao họ tinh quái biết moi chỗ vô sản khinh ghét nhau thế này ra thể hiện mà Ðảng thì không biết? Nên tối đến Ðảng vẫn mở cho dân ngồi Bờ Hồ nghe đài hai ông anh túm lấy nhau chửi bới hết ruột hết gan vô sản!”
Rồi đọc Karl Popper bác bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - xít trong một hội thảo từ 1937 thì nhận ra chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx chính là thứ thuốc mê gây ảo tưởng chủ quan, lạc quan tếu, viển vông nhất vì người ta ngỡ có nó thì người ta nắm được quy luật đi lên của xã hội. Ôi thôi! đã nắm được gáy tiến hóa rồi thì chả cái gì làm niềm tin lung lay được nữa. Một dạng thuốc lú sao?
Từ cuối tháng 5 đầu tháng 7, tôi phải đọc biên bản một số đại hội đảng bộ các tỉnh, rút lấy các vấn đề chính rồi tập hợp lại báo cáo với Lê Duẩn đang chuẩn bị gấp đại hội toàn quốc lần thứ ba (5 đến 10/9/1960)
Tôi còn giữ thư Võ Chí Hữu, thư ký của Lê Duẩn gửi ngày 18 - 7, nói chúng tôi hoàn thành nhanh báo cáo tình hình các đại hội tỉnh thảo luận báo cáo chính trị để cuối tuần anh Duẩn nghiên cứu.
Chiều chiều lên số 8 Hoàng Diệu làm việc cùng Hoàng Tùng, Trần Quang Huy và mấy thư ký của Duẩn. Chúng tôi ngồi đâu đấy thì Đặng Tất lại ôm hộp chè Trung Quốc như ôm một ông phỗng sứ Phúc Lộc gì đó ra rao to: - “Chè Long Tỉnh Bác Mao tặng đây!” Rồi tiếng mành trúc khẽ reo. Lê Duẩn pi -
gia - ma lụa mỡ gà đi ra…
Thật sự là ngồi cả đống lại nghe Lê Duẩn nói. Ông không bận tâm tới ý người khác. Các tỉnh họp bàn gì, kiến nghị gì ông không cần biết. Chúng tôi là những mặt người giống như các vách hang đá cho ông thử nghiệm độ vang của lời ông.Tôi đã phản ứng dại. Thấy ông nói hơi nhiều và hơi rối
trong diễn đạt, tôi bèn nêu ra ý kiến của một số đại biểu ở đại hội Nghệ - Tĩnh phản đối luận điểm của Lê Duẩn cho rằng ở Việt Nam, khác với Marx, quan hệ sản xuất tiến bộ hơn sức sản xuất.
Lê Duẩn cáu tức thì. Hai con mắt càng xáp lại gần nhau,
tiếng nói càng ríu lại.” Tôi đã nói nhiều lần rồi mà sao cứ cố hiểu sai ý tôi mà nói mãi…? Marx..., Marx... Ở đây có ý gì?” Hai mắt tự nhiên chằm chằm, xoay xoáy lại.
Sau đo to i ho c Hoa ng Tu ng, Tra n Quang Huy, Ngh a la ch nên nghe thôi. Cúi đầu xuống. Tránh nhìn cả vào mắt người diễn giải. Chính người ấy cũng không thích ai nhìn thẳng vào lại mắt mình, tôi nhận thấy. Hai vị đang chờ đại hội để có thể vào Trung ương. Tôi không có lợi ích nào nên không dễ nín lặng.
Lê Duẩn nhiều ý lạ. Một hôm ông nói “ở ta không có tinh thần lãnh tụ. Phương Tây hễ lãnh tụ tới đâu là quần chúng quây lấy, có khi công kênh lên nhưng ở ta không thế. Tôi đến Văn phòng Trung ương, mọi người lại tránh xa, như ngại đến gần thì mang tiếng cầu cạnh. Không được. Lãnh tụ và quần chúng phải có quan hệ máu thịt quấn quít...”
Tôi lập tức nhớ tới những lần dân chạy theo đen ngòm đằng sau Cụ Hồ. Rồi thầm cãi trong đầu: đâu bằng được dân ta với Cụ Hồ? Nhưng sao Duẩn lại không nhìn dân với Bác Hồ mà lại đi lấy mình ở tư cách lãnh tụ để soi xét cán bộ gần hay xa. Còn anh em Văn phòng Trung ương tránh Duẩn là vì họ còn nặng tình với Trường Chinh... Và sao Duẩn lại chỉ tính trường hợp của mình ông, người Nam bộ ra ngoài Bắc này đã
mấy ai biết ông?
Một chiều Duẩn phàn nàn rằng ông đã bảo thành ủy Hà Nội làm bàn ghế, giường tủ bán chịu cho công nhân viên, trừ lương hàng tháng hay trả dần nhưng họ không nghe. Duẩn nói “Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
Tai nghe, đầu tôi cho vẽ lên ba cái dấu hỏi to thù lù...
Có lẽ từ đấy trên báo, chữ lạm phát của ta được thay bằng cụm từ “thu không đủ chi.” Rồi “thất nghiệp” thay bằng “sức lao động không được huy động đúng mức,” khuyết điểm thì thay bằng “chưa theo kịp yêu cầu,” sai lầm thì thay bằng “chưa nắm bắt đúng quy luật...” Giữ trọn được hình ảnh sáng ngời của đảng thì từ ngữ đất nước bị nhập nhằng đi mất một số.
Về chuyên chính vô sản, Duẩn ngắn gọn vô cùng.” Người ta lầm là Marx đề ra đấu tranh giai cấp. Không, nhiều người đã nói cái này trước Marx rồi. Vậy phát kiến vĩ đại của Marx là gì? Là đầu tiên nêu ra chuyên chính vô sản. Thế nào là chuyên chính vô sản?” Rồi Duẩn cười cười đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ nói: “Là như Jacobins thời Đại Cách Mạng Pháp.
Giết, thủ tiêu, bạo lực...” Hai bàn tay xoè ngửa ra hai bên.” Đấy, có thế thôi!” đơn giản, sòng phẳng, dứt khoát. Một tháng làm việc này không để lại trong tôi một ấn tượng, một nhận thức tích cực nào về Lê Duẩn. Tôi hay vẩn vơ nghĩ trở lại tại sao Lê Duẩn lại chỉ thị báo Nhân Dân khi tuyên truyền các tổng bí thư của đảng thì cần nhớ đề cao Nguyễn Văn Cừ, người tổng bí thư xuất sắc nhất, hơn cả Trần Phú. Tự nhiên hình thành qua cách nói của Duẩn một thứ hạng Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú. Còn Trường Chinh ở đâu thì
Duẩn không nói. Tôi lờ mờ nghĩ nếu Cừ xuất sắc nhất thì hóa ra Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại lại hay hơn Cách mạng Tháng Tám của Trường Chinh ư? Suốt thời gian làm việc với Duẩn tôi không thấy ông nhắc đến “Bác Hồ.” Khi Dua n ke u ca đa ng vie n ta thie u tinh tha n ye u me n la nh tu , t vo va p la nh tu , Dua n kho ng bie t Cu Ho đươ c tung ho the na o ma ch tha y o ngta bị lạnh nhạt mà thôi sao?
Còn tôi không ưa Duẩn lắm vì tôi còn yêu Trường Chinh.
Với tôi, anh có thể làm tổng bí thư suốt đời. Tôi biết hồi 1948 Trường Chinh đã có thư nhận xét xứ uỷ Nam Kỳ và Lê Đức Thọ mang vào nhưng tôi không biết bản nhận xét đã làm cho Lê Duẩn khóc rất nhiều. Chính Mai Lộc cho tôi hay. Lê Duẩn lúc ấy đóng tại nhà vợ thứ nhất của Mai Lộc do đó Mai Lộc không lạ. Khóc ở nhà cơ sở như thế chắc là hận người nhận xét lắm. Thật ra, xét thuần theo lý tính, tôi cứ thấy ý Duẩn
sường sượng.
Tháng 9, Thép Mới dự đại hội trù bị hay đại hội chính thức nhưng bí mật - mọi điều quan trọng mà chủ yếu là bầu Trung ương đều đã làm xong trong đó - tôi dự đại hội công khai mà dân gọi là “cờ đèn kèn trống.”
Thép Mới báo tôi mất ba tournois - vòng tập bầu mới bầu xong Trung ương. Sau mỗi vòng các cốp, nhất là Sáu Thọ lại chia nhau đến các tổ giải thích, vận động và... dọa với ép cho theo dự kiến của các cốp. Mãi vòng ba Hải Dương mới chịu cho Hoàng Tùng dự khuyết...
Hai đại biểu Moukhitdinov của Liên Xô và Lý Phú Xuân của Trung Quốc tranh thủ diễn đàn đại hội đảng Việt Nam để đả kích lẫn nhau. Cụ Hồ quần áo cánh lụa nâu lại cầm tay hai vị Moukhitdinov và Lý Phú Xuân lắc dung dăng hát “Ke t đoa n chu ng ta la the p gang.” Hai vị lầm lì có vẻ không thích lối dàn xếp kiểu nhà trẻ. Đại hội đặt nhiệm vụ trung tâm là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nên với cách mạng miền Nam là “chiếu cố.” Ba năm sau, Mao phất cờ “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ” thì lật nhào hết.
Một sáng Cụ gọi đám nhà báo phục vụ đại hội ra chụp ảnh. Đã đứng đâu vào đấy, Cụ chợt đi vòng ra đằng sau, tóm tay Văn Doãn, tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân kéo lên: “Đã lùn lại đi nấp.” Bức ảnh này mọi người ha hả cười là nhờ cái pha Văn Doãn bị Cụ lôi ra ánh sáng.Ba năm sau, học ở Liên Xô, Văn Doãn không về nuớc nữa.Anh là cây lý luận chuyên viết cho Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh. Bài viết “chống chủ nghĩa cá nhân” ký tên Nguyễn Chí Thanh là do Doãn hay Doãn Bụt (lành như Bụt) viết. Ở đại hội 3, tình cờ giường anh và tôi lại châu đầu vào nhau. Rồi Brejnev lên, anh nhảy lầu tự tử. Một kiểu Phan Thanh Giản
không thể nhìn thấy Pháp chiếm thành.Vừa học ở Liên Xô về Hồng Hà đến hội trường leo trèo, bày biện khánh tiết. Bảo tôi: - Trần Đĩnh cơm đại hội, mình cơm nhà vác ngà voi.
Trên rừng tôi chơi với Thép Mới, không chơi với Hồng Hà.
Hà yêu Khroutchev “máu thịt” hơn tôi, tôi ghét Mao “máu thịt” hơn anh. Rồi từ bước cơm nhà leo trèo treo cờ, căng khẩu hiệu ban đầu, Hà dự liền mấy đại hội. Sau lên tới Ban bí thư.

VIẾT TIỂU SỬ BÁC HỒ

Chương 14-Tự truyện Đèn Cù- Trần Đĩnh
( Đầu đề do tôi NSH mạo muội đặt)

Đầu 1960, Hoàng Tùng đưa tôi về phụ trách Ban sinh
họat đảng cùng Trần Các. Anh muốn tôi coi mảng
tuyên truyền mấy sự kiện chính trị trọng đại của năm này.
Mừng Đảng 30 tuổi, mừng Cụ Hồ 70, mừng 15 năm thành lập
nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngoài ba đại khánh còn
Đại hội lần thứ ba của Ðảng.
Tháng 3, Tố Hữu triệu tập mấy người lập nhóm viết tiểu
sử Hồ Chí Minh với danh nghĩa Ban nghiên cứu lịch sử đảng.
Gồm Tố Hữu, Phạm Bình (Ban nghiên cứu lịch sử đảng),
Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh và tôi. Hai nhà văn vào tận
quê Cụ sưu tầm tài liệu. Phạm Bình cung cấp tài liệu. Tôi víết.
Cố nhiên cũng sưu tầm cả tài liệu. Hai nhà văn trở ra với
nhiều điều giật gân. Cụ sinh năm 1891! Cụ Khiêm, anh trai Cụ
nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng. Báo
cáo với Cụ thì Cụ nói của người ta thế nào thì cứ để thế không
sửa gì hết. Hai nhà văn và tôi bảo nhau: Bác muốn dân dễ nhớ
nên lấy tròn 1890. Vả chăng năm nay đất nước mở đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tam hỉ đồng niên mới quan trọng, nếu
chỉ còn nhị hỉ thì không qúy bằng.
ĐTRẦN ÐĨNH
168
Vũ Kỳ cho tôi mượn “nhật ký” như anh giới thiệu khi trao
tôi quyển sổ tay nho nhỏ, trong có những việc anh ghi của
mấy năm 1945 - 48 gì đó. Tôi đọc và nhớ hơn cả đoạn Cụ bỏ
phiếu lần Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội đầu tiên ở
đơn vị bỏ phiếu Khai Trí Tiến Ðức sáng 6 - 1 - 1946, vì tình cờ
chính sáng đó, chưa được bầu cử, tôi qua đấy đúng lúc Cụ và
hai ba người vừa tới đang sắp leo mấy bậc tam cấp. Nhác thấy
một em bé bán báo, Cụ dừng lại hỏi, giọng tần ngần: - Em có
đi học chứ? Biết chữ không?... Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt
Cụ. Bên Cụ chỉ có hai người, một chắc là Vũ Kỳ, một là bảo vệ.
Không một công an viên. Và gọi chú bé kém tuổi tôi chút ít là
em. Trong lần bỏ phiếu ấy - theo nhật ký Vũ Kỳ - Cụ giập tên
mình đi, để Nguyễn Văn Tố.
(Lúc ấy tôi đâu ngờ chỗ tôi thấy chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ
phíếu tổng tuyển cử đầu tiên lại là ở ngay trước cửa nhà
Hồng Linh, vợ tôi sau này và cách báo Nhân Dân chừng trăm
mét!)
Cũng theo nhật ký Vũ Kỳ, Tết kháng chiến đầu tiên, mạn
Chùa Thày, xe hơi Cụ bị hỏng, anh em phải xúm vào đẩy, Cụ
tập đi xe đạp (lại cũng ở Chùa Thày…)
Tôi kể với Tố Hữu việc xem nhật ký Vũ Kỳ. Mấy hôm sau
Vũ Kỳ trách tôi đã làm cho anh phải nộp nó cho Tố Hữu, mặc
dù anh ra sức từ chối vì trong có những đoạn anh “tán” - như
anh bảo tôi - người con gái sau là vợ anh. Tố Hữu đã nhân
danh Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương bắt anh nộp (!).
Thú thật tôi không thấy chỗ nào tình cảm ướt át nên mới bảo
Tố Hữu.
Thời gian này vài lần Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết
hồi ký về Bác “khi Bác hai năm mươi.” Viết xong tiểu sử, tôi
gửi lên Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những
đoạn víết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại?
Bản thảo này tôi giữ. Nhà cửa tồi tàn, ẩm mốc, chuột bọ,
đến nay nó chỉ còn lại già một nửa trên và vẫn còn những chỗ
Cụ ghi chú hay chữa giập bằng mực đỏ.
Thí dụ tôi viết Hồ Chủ tịch là “linh hồn và là người tổ chức
của thắng lợi” thì cụ giập “linh hồn” đi. Hay xóa bỏ cả dòng”
Hội nghị hợp nhất ba nhóm cộng sản vừa bế mạc thì đồng chí
Nguyễn Ái Quốc lại đi Xiêm và Mã Lai. Rồi đồng chí lại về
Hương Cảng theo dõi chỉ đạo phong trào trong nước.” Tố
Hữu bảo tôi: “Bác không muốn lộ ra là Bác có tham gia tổ
chức phong trào cộng sản ở vùng này.” Vì sao Bác không
muốn lộ việc đó ra thì tôi không tiện hỏi và có hỏi chắc Tố
Hữu cũng chả nói.
Tôi đã ngồi xem Tố Hữu duyệt trước bản thảo. Ở phòng
ngủ trên gác. Bộ xa lông Tàu thấp lùn - có thuốc lá Trung Hoa
Bài - kê sát chiếc giường Hồng Kông với những quả bóng
bằng đồng vàng choé và hai hàng lan can tua tủa những mũi
tên đen. Giường đặc biệt cao, ngồi bên nó mà vai tôi tựa vào
sàn gường, nhiều khi tôi phải thầm hỏi Tố Hữu làm thế nào
mà lên được? Trong khi Tố Hữu huýt gió vu vu vi vi theo cây
bút giơ lên hạ xuống điểm nhịp đều đều trên trang giấy.
Trưa ấy, về cơ quan, tôi bảo Thép Mới: - Ông Lành tổ sư
điệu. Tôi tả cách húyt gió và đánh nhịp bút suốt buổi đọc bản
thảo. Ông ấy muốn tỏ ra trẻ.
Thép Mới nói: - Vâng, anh nhớ thêm cho là còn tổ sư hờn
nữa cơ đấy, anh ghẹo vào xem...
Nói công bằng thì Tố Hữu mến tôi. Có lẽ ít ai được anh
đưa lên làm việc với anh ở phòng ngủ. Tôi khổ nỗi lại không
thích anh. Anh quá ngặt với văn nghệ, nhất là thơ. Tết ta đầu
năm 61, Tố Hữu có bài thơ “Đỉnh Cao 61” đăng trên Nhân
Dân số Tết. Sáng 29, anh đến tòa báo, tìm tôi và bảo tôi” lùng
mấy anh em sáng tác đến tán với nhau hè.” Tôi gọi một lô
những Hà Xuân Trường, Như Phong, Thợ Rèn… năm sáu
người ngồi đầy phòng khách lớn trên gác. Tố Hữu đọc “Đỉnh
Cao 61” rồi bảo anh em nhận xét. Đều khen hay. Sáng tạo.
Mới… Cuối cùng Tố Hữu quay sang tôi đang đứng dựa tường
hỏi: - Trần Đĩnh? Tôi nói: - Cái đoạn kể các mặt hàng mới sản
xuất nghe như quảng cáo.
Tố Hữu hơi sầm mặt. Vư a lu c anh em ba o tin mơ i anh To
Hư u xuo ng, chi Thanh đa đe n đo n.
Ở Đại hội văn nghệ năm 1961, có mục Bác Hồ tặng hoa
những văn nghệ sĩ có thành tích. Đến lúc gọi mời một nghệ sĩ
người Hoa, hội trường lắng đi mất một lúc rồi Hồ Dzếnh chạy
lên. Giờ nghỉ, Tố Hữu tìm tôi lắc đầu chán ngán: - Chuẩn bị để
Hồng Linh lên nhận hoa của Bác thì lại thành Hồ Dzếnh! Tôi
nói có ai báo Linh biết đâu; với lại, tôi đùa, cũng là người Hoa
cả mà anh. Tố Hữu nghiêm mặt: Ho ng Linh kha ng chie n, Ho
Dze nh trong tha nh, sao la i “cu ng” đươ c? Bác mà biết thì ra
làm sao?…
Tiểu sử Bác phát hành đầu tháng 5. Nhuận bút 900 đồng.
Một món tiền rất to. Ai có một chỉ vàng khoảng mười sáu
đồng đã ghê. Tôi được nhiều nhất: 400 đồng. Phạm Bình tìm
tài liệu được 300 và Tố Hữu hiệu đính, thật ra là công đọc,
200. Huy Tưởng, Hoài Thanh chả tẹo nào. Trừ công tác phí đi
Nghệ An chắc là lỗ. Chiêu, thư ký Tố Hữu đứng giữa chia.
Không biết có hỏi thủ trưởng tỷ lệ chia không.
Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời,
Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà Tố Hữu
(Lành). Ngoài nhóm (Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài
Thanh, Phạm Bình và tôi) Tố Hữu còn mời Nguyễn Chí Thanh
(Thao), Hoàng Tùng. Rõ rệt hai tầng khí quyển trong bàn tiệc.Một của Thao Thao, Lành Lành rất riêng và rất bồ bịch trên cao. Thao Thao, đưa Lành chai dấm... Lành, Lành, đưa Thao chai vang... Thì quê hai ông cách nhau có một con sông mà.Một của chúng tôi ý tứ, chầu rìa bên dưới. Chưa Trung ương, Hoàng Tùng chân cao chân thấp không mấy thoải mái. Thao đã luận thuyết hào hứng về thiên tài bếp núc dân tộc - đã thịt chó thì nhất định phải thằng bún đi với thằng mắm tôm! Ngòai bún, ngòai mắm tôm, chẳng thằng nào “phối
kết hợp” được với thằng thịt chó. Tính hay đùa, nghe Thanh phán hay thế, tôi nghĩ khéo Thanh vừa nghe cố vấn Trung Quốc lên lớp cho vè hợp đồng tác chiến trong vận động chiến, phối kết hợp pháo, xe tăng và không quân. Vài năm sau anh Thao sẽ đụng đến “thằng bún” trong thiên tài dân tộc nhưng xin chờ đến lúc ấy. Tôi dừng lại ở đây một chút. Đảng đề cao vũ trang bạo lực nhưng đảng lại ngại anh tướng thống lĩnh ba quân nên đảng hay đưa anh chính trị sang kèm sát. Trần Đăng Ninh đã được cử sang kèm Giáp - Vũ Đình Hùynh nói với tôi. Ninh chắc không được việc nên Nguyễn Chí Thanh đã đến ốp Giáp. Sau chiến thắng lớn trên biên giới, tức là sau các cuộc cọ sát giữa tướng lĩnh ta và cố vấn Trung Quốc, phải chăng Bắc Kinh đã nhắm Nguyễn Chí Thanh? Thanh nghe Bắc Kinh nồng nhiệt hơn Giáp? Và ít ra lý lịch không dính đến đại học.
Sau đó, Tố Hữu đưa tôi viết hồi ký “Gặp Bác ở Pa – ri” của Bùi Lâm. Tôi đã làm việc với Bùi Lâm. Anh giản dị, mộc mạc và đặc biệt rất mê Pháp... Ồ, Pháp thì dân chủ lắm, dân chủ lắm... Anh mê Bùi Công Trừng. Chuỵện thế nào cũng gài Trừng vào. Tôi nói anh Trừng đến báo Nhân Dân nói ngày xưa Bùi Lâm là thằng tù sạch nhất. Trong tù khan nước thế nào Bùi Lâm vẫn phải lấy ra được một tí cọ bộ tam sự. Bùi
Lâm cuời bảo Trừng là “giáo sư đỏ” ở Côn Đảo đấy, Lê Duẩn cũng phải kiềng lý luận của Trừng.

Trừng phản đối đường lối “dĩ cương vi lương,” lấy tự túclương thực làm cương lĩnh của Mao. Theo anh thì cứ căn cứ thổ nhưỡng mà trồng các cây công nghiệp xuất đi lấy tiền nhập gạo, lợi hơn nhiều chứ việc gì cứ chúi đầu làm lương thực. Trừng cũng là người phê bình Cụ Hồ thiết lập chế độ bác bác cháu cháu trong đảng...
Hồi ký cách mạng ăn khách, tôi được phân công viết (hồi ký) Phạm Hùng. Không thể thiếu nhân vật miền Nam trong khi cả nước đang vì miền Nam thi nhau “đêm không ngủ, ngày không ăn.” (Khẩu hiệu nào cũng có thể coi là mẫu mực của nói trạng. Như “nghiêng đồng đổ nước ra sông” và “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa,” “ngày không giờ, tuần không thứ,” “thế ta là thế đứng trên đầu thù…” Tôi đùa: đứng trên
đầu thù thì lệ thuộc vào thù mất rồi.
Khi chuyện với Phạm Hùng, tôi thấy anh nói tới Lê Văn Lương. Chúng tôi lại mở hồi ký Lương. Tôi cho Phạm Hùng -Lê Văn Lương vào chung một đầu đề “Trong xà lim án chém.” Trong hồi ký có chi tiết ngay buổi đầu tiên vào xà lim Phạm Hùng đã thấy mấy trang Kiều úa vàng của ai để lại không rõ. Tôi liền gắn chúng vào tay Trọng Con để viết nên câu tôi rất đắc ý: nhà thơ lớn của dân tộc vào xà lim án chém sống chung với người cộng sản trẻ tuổi những ngày cuối cùng. Vơ vào như vậy là tính đảng cao! Não trạng tính đảng vơ mọi cái hay vào cho đảng đã trở thành hạt nhân đạo đức cách mạng.
“Trong xà lim án chém” đăng được mấy ngày, trong một cuộc họp của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Chế Lan Viên đến sau lưng tôi, cúi xuống, ôm lấy hai vai, ghé miệng vào tai nói: - Mình rất yêu văn Trần Đĩnh, rất musclé (chắc nạc). Văn bây giờ bã bà bà...Chế và tôi từ đấy khăng khít. Tôi thích anh vì anh có tài
mà phải nằm sổ đen. Khi tôi phụ trách văn nghệ báo Nhân Dân, ở trên nhắc không đăng Nguyễn Tuân và Chế Lan Viên. Nhưng tôi lỡ dan díu với cả hai.
Lúc ấy Chế rất gai góc. Hay đả kích, hay chế riễu. Mà ai cũng thấy là anh nhắm vào đảng. Sau này nổi lên chủ nghĩa xét lại và đám theo nó mà Tố Hữu gọi là những phần tử với “đôi mắt đục lờ lờ nước cống” thì anh có đối tượng đả kích thay thế và tôi xa anh.
Một hôm họp tiểu ban thơ. Mấy người báo Văn là Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Thành Long, Huy Phương. Như Phong và tôi báo Nhân Dân họp.
Chế mượn Trung Thông để tỏ thái độ. Thơ anh Thông rất đúng nhưng không hay! Thế đấy, đúng nhưng không hay, cái đó là văn nghệ đấy. Maiacốpxki làm Mây mặc quần, mây nó có bòi với hĩm đâu mà phải xi líp? ấy thế nhưng lại tuyệt. Hay Con tàu say... Thơ anh Thông như cái thước đúp đề xi mét, không sai một li nhưng đọc không vào... À còn, Chế bỗng quay sang Như Phong. Còn anh Như Phong! Sao anh hay bắt bẻ
chúng tôi thế? Theo cách mạng từng ấy năm, mặt chúng tôi ít ra cũng nở được vài bông hoa chứ, sao anh không thừa nhận mà lại cứ đi vành lỗ đít chúng tôi rồi bấm đèn pin soi xem có còn tí cứt nào không?
Im hết. Mọi người tránh Chế. Anh cay độc, đầy bất bình.Trưa trên đường về Như Phong bảo tôi Chế nó chửi tao mà mày ngồi im không bênh tao! Đúng, tôi tán thành Chế Lan Viên chê sự nghiệt ngã vô lối của phê bình văn nghệ lúc đó.
Chục năm sau Chế trở thành cộng tác viên thượng đẳng của báo đảng, của Nhà xuất bản Văn Học do Như Phong làm giám đốc. Như Phong đã thấy hoa nở trên người Chế còn hơn cả trên bản thân. Lúc này người ta lại tránh Chế. Anh khinh mạn vì nay đầy hào quang.
Trở lại chuyện hồi ký. Một hôm Tố Hữu đưa tôi hai tập sách mật thám Paris sưu tra Nguyễn Ái Quốc. Từng ngày,(thứ mấy thứ mấy đều viết bút ronde - nét đậm), kể đầy đủ những việc Cụ làm dưới con mắt hai mật thám sưu tra cùng ký tên. Như Nguyễn đi bệnh viện Cochin trích áp xe tay lúc mấy giờ, M. Người tình Pháp của Nguyễn mấy giờ đến hả Nguyễn, mấy giờ đi, Nguyễn học thôi miên buổi tối ở đâu…
Hai tập sách rất dầy, rất to, để vừa một mặt bàn cỡ trung,tôi lấy tài liệu trong đó viết về Bác.
Tôi viết xong, Trường Chinh duyệt, không tán thành.” Ai lại giới thiệu lãnh tụ bằng con mắt mật thám thế chứ,” - anh hỏi tôi? Chả lẽ lại nói thưa anh con mắt này nó ghi trung thành sinh hoạt của Nguyễn Ái Quốc chứ không dám hư cấu.
Tôi thấy hình như anh muốn bắt bẻ Tố Hữu.
Về nước tôi đưa Trần Châu sang báo Nhân Dân. Tôi cũng dụ Chính Yên, Nguyễn Hữu Chỉnh về báo. Sau tất cả đều dính vụ xét lại nhưng Chỉnh “cải tà quy chính” theo Sáu Thọ đi Paris.
Gần đây một hôm Trâm, vợ Nguyễn Ngọc Kha, cựu tổng biên tập Cứu Quốc bảo tôi Chính Yên hay ca cẩm là dại nghe Trần Đĩnh sang báo đảng nên khốn khổ chứ nếu cứ ở tờ lá cải Cứu Quốc thì yên.” Nói đúng đấy. Tại sao báo Nhân Dân nó đánh xét lại các ông ác thế? Ở bên đó, có cổng trời. Tức là ai vào ghế tổng biên tập là thành ngay tắp lự Trung ương ủy viên! Mà muốn tới cổng trời thì phải có những bậc thang. Đấy,
các ông, các xác chết chính trị chính là những bậc thang cho họ leo lên đó!”

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VỀ VỚI CÁC ĐỒNG NGHIỆP.( Đèn Cù- Trần Đĩnh)

Sau một số chương viết về chuyện học hành, tham quan ở TQ
Chương mười ba
Thép Mới đón ở ga. Xích lô chở cái thùng gỗ thông
đựng sách Tàu ngất ngưởng và tôi. Thép Mới đạp xe bên cạnh. Lên
gác gặp ngay tổng biên tập. Câu đầu tiên Hoàng
Tùng hỏi là: - Mao xếnh xáng thu về được hết âm binh chưa?
Có trắng tay chuyến này không?
Ở trong nước Mao Trạch Đông đang là “chàng cả lố.” chế
diễu ông ta là bằng chứng của người Mác - xít, Lê - ni - nít. Tôi
thì không chế, nhưng sau vụ chống phái hữu, tôi chẳng còn
mặn mà với ông.
Ngày hôm sau Nguyễn Thành Lê, phó tổng biên tập báo
tin Trường Chinh mời tôi.
Tôi rất xúc động. Năm năm rồi. Lần cuối gặp anh bên cây
vả rừng dáng rất Tahiti của Gaughin, một ống bương dẫn
nước róc rách, mùi lá cơm nếp và Tâm, cô gái địa phương đẹp
cả một vùng biết tiếng đứng nghển chân trên đẳng cười với
tôi, bất chấp tổng bí thư đang phủ dụ đi học.
Tôi nói mấy lần anh qua Bắc Kinh tôi không đến chào vì
ngại phiền anh. Anh bảo từ nay cứ đến gặp, anh cũng muốn
chuyện trò với tôi. Cứ đến và báo tên ở cửa là được, trừ phi
anh đi vắng.

Nhưng anh liền hạ ngay giọng, chằm chằm nhìn tôi, hỏi
khẽ: - Anh có biết vì sao đồng chí Bành Đức Hoài bị kỷ luật?
Không ngờ đến câu hỏi này, tôi hơi lúng túng: - Thưa anh
cũng là nghe bạn bè Trung Quốc thôi, nhưng trong họ cũng có
người là đảng viên hay gia đình là cán bộ cao cấp… Theo họ
thì vì Bành Đức Hoài viết thư phê phán Cụ Mao quen nghênh
ngang thói thái thượng hoàng chỉ biết phán người nay cuồng
tiến tiểu tư sản làm tan hoang tất cả lên rồi thì phải ngồi nghe
người ta phán lại. Vụ Bành Đức Hoài cho thấy mâu thuẫn to
trong lãnh đạo cao nhất. Nổ ra từ Hội nghị Lư Sơn. Nhật thực
từ nay thường trực...
- Khoan..., cái gì nhật thực... À, tôi hiểu. Mao Trạch Đông
thôi chủ tịch nước. Dân chúng nghĩ sao?
- Nói chung bàng hoàng. Ngồi nghe loa thông báo đầy ở
bên đường trong sân trường, sinh viên nom âm thầm lắm.
Sau vụ chống phái hữu mọi người rất kín đáo, không ai dại
bày tỏ thật mình ra...
Trường Chinh cũng biết Hội nghị Lư Sơn. Nhưng lúc ấy
anh không thể biết chỉ hai ba năm sau, tại cũng một hội nghị
Lư Sơn, Mao sẽ nói tới “cuộc đập tan những đòn tiến công của
chủ nghĩa xét lại.” Lúc ấy nào ai rõ Mao ám chỉ đến những cải
cách (đòn tiến công) của Lưu Thiếu Kỳ (hay là Khroutchev
Trung Quốc 1), Đặng Tiểu Bình (hay là Khroutchev Trung
Quốc 2). Hướng diệt kẻ thù mới này - chủ nghĩa xét lại - rồi
làm chỏng vó cả Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Rồi Trường
Chinh. Rồi một thế hệ nạn nhân trong đó có tôi. Mao cựa
mình để đổi thế ngồi thoải mái đều bắt chết theo cả đống.
Sáng ấy tôi hỏi thăm Ðặng Việt Nga, cô con gái cưng của
anh.” À, học ở Liên Xô. Có bạn trai rồi... nhưng tôi không thích
cậu này, người khu 5...”
- Người khu 5? Tôi khẽ hỏi lại.
- Không, cậu này gạo cụ mà tôi thì không thích gạo cụ.
Một phát hiện bất ngờ mà lý thú nên tôi mới kể ở đây.
Sau này có khi nghĩ lại chuyện này, tôi lại thầm hỏi: - Thế
mà sao Trường Chinh lại gạo cụ với Lê-nin, Stalin như thế?
Cơ quan báo nay đã thay đổi cơ bản. Về nhân sự và về cảnhân cách. Từ trên rừng đi thẳng ngay ra nước ngoài học năm năm, tôi đã bỏ qua một giai đoạn quan trọng hình thànhvà phát triển tâm tính thơ lại: tất cả sao cho thủ trưởng vui lòng để được đề bạt, tăng lương. Ở Atêka, không có chế độ lương, đi học thì hưởng trợ cấp học trò. Những ngoắt ngoéo mới nảy sinh ở đằng sau các dịp đề bạt, tăng lương tôi thật sự ngu ngơ. Trở lại cơ quan vô tư như thuở ở rừng, tôi không ngờ tới lòng đố kị và các ngón đòn hiểm đang chờ. Người ta
cho rằng Hoàng Tùng, Thép Mới ưu ái tôi chẳng qua vì tình cảm “cánh hẩu” căn cứ địa với nhau mà thôi. Họ xét nét tôi mà tôi không hay. Cũng đâu có hay một thường vụ tỉnh ủy nay là trưởng ban ở báo mỗi lần sắp gặp Hoàng Tùng lại ghé mắt nhòm lỗ khoá xem trước vẻ mặt tổng biên tập. Vui vẻ thì gõ cửa, lầm lì thì đi giật lùi xuống cầu thang, chờ lát nữa lại hồi hộp lên trở lại. Cho nên họp ké ban biên tập góp ý cải tiến
báo, hết ghế, tôi ngồi lên tay ghế bành của tổng biên tập thì liền thành cái gai cắm vào mắt nhiều người. Tôi khó tránh khỏi dèm pha, điều mà sắp tam thập nhi lập tôi vẫn chưa được nếm mùi vị.
Đi một người tôi nhớ: Kỳ Vân. Sang tạp chí Học Tập.
Tháng 10, Hồng Linh về nước.
Tháng 1 năm 1960, sáng ngày 29 lấy làm 30 Tết Canh Tý, chúng tôi cưới nhau. Thép Mới, Phạm Lợi, vụ trưởng tổ chức làm chứng chờ ở quán ông lão bán bánh mì hằng sáng cho quan viên nhà báo và các cô làm đầu hai hiệu Tân Trang,Miwaco. Tám giờ, bốn người sang Ủy ban Hành chính Khu Hoàn Kiếm xế tờ báo ký tên. Ba phút xong đám cưới.
Được tin tôi sắp lấy vợ, Hoàng Tùng bảo tôi cần xe hơi (chiếc Pobieda duy nhất ở báo của tổng biên tập) hay hội trường thì cơ quan cho mượn. Tôi nói chỉ ra ủy ban.
- Vậy thì cơ quan in biếu thiếp mời hay báo hỉ, cái này cần đấy, Hoàng Tùng nói.
- Cảm ơn anh, tôi không báo ai cả, - tôi nói.
Một thoáng rất nhanh tôi thấy trong mắt Hoàng Tùng xổtuột ra hết chiều dài một cỗ thước dây. Xem vẻ chưa đủ cho anh đo độ quái đản.
Mẹ Linh và Trần Châu, anh cả “quyền huynh thế phụ” đều không biết Linh và tôi cưới nhau lúc nào.
Chẳng cái gì thuận chèo mát mái mãi.
Một sáng tôi ở chỗ Tố Hữu về tới vườn hoa Hàng Đậu thì thấy Phạm Văn Khoa đạp xe đi đến bên.” Thép Mới nó bảo mày lấy vợ bí mật...” , - Khoa nói. Này, từ nay mày phải gọi tao là bố! Vợ mày là con gái thằng Cúc bạn chúng tao ở Hải Phòng ngày xưa đấy. Tao với nó cùng dạy học, tao tiếng Pháp, nó
tiếng Tàu. Lê Giản, tao và nó dạy học ở Hải Phòng mà. Mày có biết chuyện chúng nó mười ba thằng bị giết oan hồi cuối 1947, đầu 48 không? Mỗi đứa một cũi chó nhốt trong. Thằng Nguyễn Công Thành, bí thư Tuyên Quang hồi ấy bảo tao là thấy chúng nó ở trong cũi nhìn ra mà nó muốn khóc. Toan liều mở cũi đánh tháo cho chúng nó mà không dám. Cùng tù Sơn La với nhau mà. Nhất là thằng Ưng Khầy Mùi. Lý Ban tố
cáo chúng nó là đặc vụ của Tưởng vì muốn gạt chúng nó để nổi lên thành tổng đại bài của Trung Quốc ở ta.
Tới nhà thờ Tây Đen, Hàng Gà, anh nói tiếp: - Lý Ban như thế nào tao đâu lạ. Tao giúp cho nó sống và bố vợ mày có công rất to trong việc ấy. Lý Ban lúc ấy trốn khủng bố ở Quảng Đông, chạy sang ta. Tìm đến trụ sở báo Cờ Giải Phóng ở Hàng Bồ mà tao là chủ nhiệm. Ông Trường Chinh bắt chủ nhiệm báo tiếp dân hằng ngày như kiểu báo Pháp nhưng ông ấy ngồi tiếp thì lo Tàu Tưởng nó “cõng” đi, vì thế cho nên tao mới phải làm hình nhân thế mạng. Một sáng một cha xưng tên Lý Ban gặp tao xin liên hệ với Đảng cộng sản Đông
Dương. Tao báo cáo. Ông Trường Chinh dặn cảnh giác. Đặc vụ Tưởng có thể vờ để chui vào nội bộ ta. Cho nên tao lờ đi. Thì hắn lại đến. Mời tao đến khách sạn Đồng Lợi lấy một tờ giấy trắng cất kỹ trong va - ly mây ra nói “tây chấng chỉ của tôi,
tòông chí tem nó về tưa cho tổ chấc thì tòông chí sẽ pết.” Tao đem về đưa cho chính bố vợ mày lúc ấy phụ trách kỹ thuật của tổ đặc nhiệm tại nha công an của Lê Giản. Bố vợ mày xem nói đây là tỉnh ủy viên Quảng Đông, tên Lý Ban... Như thế tao hỏi mày, có phải là tao, bố vợ mày cứu thằng Lý Ban không?
Nhưng rồi Lý Ban nó báo cáo đám Ưng Khầy Mùi là đặc vụ Tưởng. Ta thịt nghiến luôn cả lũ. Lý Ban có giấy của cộng sản Trung Quốc, bọn Mùi thì chỉ có giấy An Nam, thua nhau chỗ
ấy, cái chỗ sùng ngoại, mày hiểu không. Tao đề nghị mày cứ hỏi trung ương thế này là ra hết sự thật, đúng, hỏi nếu bố vợ mày là đặc vụ Tưởng thật thì sao xem giấy Lý Ban nó dại gì mà không đổ vấy cho Lý Ban là đặc vụ để ta thịt ngóm? Nay vu đặc vụ cho bọn Mùi thì lẽ ra phải biểu dương” đặc vụ “đã có công giúp đảng vớ được Lý Ban để đưa vào Trung ương đảng chứ? Bây giờ mày làm đơn kiện đi. Tao cùng ký, với tư
cách bạn bè chúng nó và nhân chứng.Nghiện đọc trinh thám Mỹ, Anh, Pháp, tôi ớ ra. Đúng,
trong một vụ án chỉ cần một chi tiết lô - gích như của Khoa là phá được bao bí ẩn. Nhưng làm gì có chuyện phá án với đảng.
Khoa rất chân tình và bất bình. Phần đông nạn nhân trong vụ này là bạn thân của anh. Tôi rất cảm động. Nhưng tôi lờ mờ thấy việc kiện sẽ rất khó. Khoa là nhân chứng nhưng thiếu trọng lượng: anh có tên Khoa Tếu do chính Cụ Hồ đặt. Anh đằng thằng có thể lên rất cao nhưng như Kỳ Vân, anh thích tự do. Hai nữa, Lý Ban sắp vào trung ương. Bắc Kinh cần thêm tiếng nói. Thứ ba nữa, tôi ngại, một thứ ngại rất chung chung, mơ hồ. Như thuở bé chiều hôm nhìn đỉnh núi Yên Tử mù mịt mà thấy huyền bí và sờ sợ.
Tối hôm chúng tôi cưới nhau, Hoàng Tùng mời đến nhà anh ăn tất niên. Trong bữa ăn, Nguyễn Thành Lê báo Trường Chinh mời vợ chồng tôi sáng mồng một Tết lên nhà anh ấy. Từ đấy theo lệ, sáng mồng một Tết tôi phải đưa Linh đến nhà Trường Chinh. Năm 1962, vui chuyện, khi Trường Chinh hỏi thăm bố mẹ Linh, tôi nói luôn, cũng là để xem thái độ Ðảng: - Con của Hồng Tông Cúc, anh ạ.
Tôi không ngờ Trường Chinh biến sắc nhanh như thế.
Anh tái mặt và lùi xa Linh ra. Vụ án mười mấy cán bộ người Trung Quốc vẫn còn lưu lại ấn tượng sâu sắc. Qua thái độ Trường Chinh, tôi thấy đúng là giết oan nhưng đồng thời lại thấy như vậy thì khó lòng mà minh oan nổi.
Sau đó Tết tôi không đến nữa. Tôi đã thành xét lại, sợ Mỹ, sợ chiến tranh. Trường Chinh còn nhờ Quang Đạm nhắn tôi là “không ngờ Trần Đĩnh sa đọa chính trị đến như thế.” Trong khi tôi lại không ngờ anh sa đọa nhanh như vậy, đầu hàng nhanh như vậy.
* * *
Như đã nói ở trên kia, lúc mới về nước, tôi không hiểu rằng bước vào cơ quan là tôi bước vào quan lộ chông gai. Cho nên thấy người ta gọi tôi” thày Tàu” tôi cho là chuyện vui đùa, không phản ứng. Anh em không thích Mao thì mượn tôi để chế Mao và như thế là tốt chứ sao. Tôi bắt đầu ngờ ngợ và khó chịu khi thấy họ nâng cấp tôi lên thành manh piê, - tay chân của Hoàng Tùng. Tôi chưa biết với nhiều người ở cơ quan tôi đang là đối tượng cần hạ gục. May sao được Mao Chủ tịch… cứu.
Người phất cờ đánh xét lại. Cái bàn cờ thế giới gồm hai phe trong đó Trung Quốc chỉ đóng vai phò tá, Mao phải phá để lập nên một bàn cờ Tam Quốc mới với thêm chân kiềng Trung Quốc. Mao kỵ Liên Xô từ lâu. Còn tôi thì kị Mao từ Chống Phái Hữu và Gang thép, Công xã Nhân dân… Và vẫn ôm nguyên vẹn trong lòng mối thiện cảm to lớn đối với những chiến sĩ - đúng hơn, những hiệp sĩ, hiệp khách - đòi dân chủ
tự do mà người ta gán cho cái tội Phái Hữu rồi trấn áp, đày đọa.
Nhờ Mao phất cờ giáo chủ mới, tôi lập tức bị tước danh hiệu” thày Tàu,” biến thành “thằng láo chống Cụ Mao.” Đám hôm qua mỉa tôi “thày Tàu” hôm nay nhao nhao ùa theo lãnh tụ oa - la - din (tiếng Pháp origine: chính gốc - BT), đạo chủ thiêng liêng trong cuộc chống xét lại vô cùng hiển hách.
Tôi nói đến hai chuyện gây ấn tượng mạnh với tôi lúc đó.Vì trực tiếp đụng tôi. Và qua đó thấy người ta trở mặt nhanh thế nào.Một hôm Hoàng Tùng đưa tôi một quyển sách chữ Hán mỏng trên Cụ Hồ gửi xuống bảo tôi theo đó viết bài. Đó là chuyện một Bạch Mao Nữ thật ở miền Nam Trung Quốc.
Chuyện xoàng nhưng có hơi Cụ Hồ nên người ta thêm ghét.
Sáng hôm báo đăng bài này, tôi vừa đến cổng cơ quan thì đã thấy mấy người ăn bánh mì ở quán ông già trước cửa báo đang cười chế tôi. Tiếng Hữu Thọ át tất cả: “Dạ, thế ra pên Tồ ngổ nó lại có ké
(cái) sớm mùa xoan.” Mọi người khoái trá cười theo. Ở trong bài tôi có viết sấm xuân.
Hữu Thọ lại nói: - Thế này là thày nhập cảng pẹ (mẹ) nó ké ké (cái) sớm xoan pên Tồ vào ké nước ngổ tây. Nông nghiệp ké nước ngổ thế này thì chết pỏ ké con pà nó mất, hí hí hí...
Tôi đã toan đứng lại hỏi: - Thế “Lúa chiêm nấp ở đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” thì là sấm hè hay đông? Nhưng im, chợt hiểu ra quán ăn này là nơi sáng sáng người ta mượn làm câu lạc bộ đến ngồi xúc miệng bồi dưỡng nghiệp vụ vắng mặt đồng chí để hạ thủ đồng chí. Đời quá nhìều o ép thì kiếm chỗ chửi văng mạng cho xả cơn ẩn ức.Nói vậy nhưng tôi rất lạ. Không hiểu tại sao người ta lại có thể quay ngoắt nhanh đến thế, có thể bảo vệ bạo chúa Stalin như xưa đến thế, có thể cứ nhìn Mỹ, Anh, Pháp, Nhật là những
kẻ thù phải tiêu diệt bằng vũ trang đến thế. Lúc ấy chưa đọc hồi ký Lý Chí Toại, bác sĩ riêng của Mao nên tôi chưa biết Mao đã bảo Lý rằng phải nuôi kẻ thù trong cũng như ngoài, chẳng hạn ngày ngày hô giải phóng Đài Loan thì mới yên được để cầm quyền. Dân ngột ngạt thì Mao cho xả van hờn căm vào ngả khác, chẳng hạn xả vào xét lại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tỉểu Bình. Mà Mao lúc đó đang nuôi chí phục thù, quyết dẹp những
Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình từng làm nhục ông.
Lúc ấy, 1960, Hữu Thọ mới cán sự 5 ban nông nghiệp.Trần Minh Tân, người đưa Hữu Thọ lên báo còn giấu chuyện Hữu Thọ lai Tàu. Theo Minh Tân, bố Hữu Thọ gốc Hoa nhưng láu đời, biết đảng kỵ ngoại nên anh ta giấu dòng máu. Mãi sau này, Minh Tân mới nói cho tôi hay.Còn một người hầm hè tôi nữa mà tôi hoàn toàn bất ngờ.
Một trưa từ cơ quan về nhà tập thể ở ngõ Lý Thường Kiệt, tôi đang đi ở hông bệnh viện Việt - Đức thì thấy Hà Đăng vượt lên đi ngang. Anh đỏ gắt mặt phê bình tôi: - Anh kiêu ngạo lắm, anh không nói chuyện với tôi.
Tôi ngẩn ra thì anh đã đạp vút đi. Lần đầu cất lời nói với tôi là phê phán. Và không cho cãi.
Rồi hai ông này đều tổng biên tập, đều trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương, và đều cất lời là phê phán, bắt ne bắt nét phần hồn của toàn đảng toàn dân và có nhiệm vụ ngăn chặn mọi đối thoại chứ chưa nói đến cãi. Chữ “đối thụi” của Lê Đạt là tả môi trường đối thoại tê liệt của đất nước.Khi các ông vào tuổi xưa nay hiếm thì chuyển sang làm trợ lý cho các tổng bí thư. Đa m nha ba o no i ca c o ng 75, 76
tuo i va n theo to ng b thư va o Sa i Go n va du ca c o ng co ma t cu ng kho ng ai giơ i thie u, ra ý miệt thị rõ ràng. Nhưng vẫn quyết trụ ở bên bám hơi các cụ tổng đến cùng.Từ giữa những năm 1990, báo Nhân Dân xuất hiện một tác giả ký Nhân Đăng. Thật tình không biết là ai, nhưng kỵ với người coi mình là thừa sáng để đi soi lối cho thiên hạ, tôi đã gửi một thư cho Nhân Đăng đề nghị báo chuyển giúp. Viết rằng cái tên Nhân Đăng không hay, nó gợi đến các nô tỳ thị nữ ngày xưa đội đèn cho bọn quyền quý tiệc tùng hưởng lạc.
Đèn, từ đèn trời, đèn biển đến đèn dầu, đến que tăm xiên hạt bưởi khô thay cho đèn đều hay nhưng đèn người thì xấu, tác giả nên thay đi.
Hỏi thăm anh em ở báo, mới biết đó là Hà Đăng. Lúc ấy tôi lại chợt thấy “đăng” còn là “lên cao, đăng cai.” Và ghế... (Sau không thấy tên “đèn người” này nữa.)
Hư u Tho Vina Mưu nay la y te n Nha n Ngh a, mỗi số Nhân Dân cuối tuần đều được dành một chỗ cùng nhuận bút chắc là cao ráo. Một lần thấy một quyển sách của anh mới xuất bản -cái gì tự nhận trí tuệ cao mắt sáng tim đo đỏ gì đó - ở hiệu sách, tôi vội quay đi. Không thấy chữ. Chỉ thấy con mắt láo liên và đôi môi mỏng dính.Và xin vượt thời gian bốn chục năm. Cuối 2009,báo điện tử Vnn phỏng vấn nhà báo lão thành cách mạng. Nhà báo lão thành nói “Phải chống im lặng đáng sợ.” Ôi. Mở mặt nhờ bưng bít sự thật, xuyên tạc sự thật thì nay hô phá vỡ nó. Một bạn lão thành bảo tôi viết bóc cái mặt nạ hắn ra đi, tôi cuời: - Bao la hề, ông dẹp sao cho hết? Vả có để hề bao la thế thì dân mới có chỗ để ghét mà đứng dậy chứ ông?167

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

DÂN CHỦ Ở... TRUNG QUỐC

Đầu đề do tôi NSH đặt
Một sáng Nhân Dân nhật báo ra xã luận: Đến lúc rồi!
shi shi hou le!
Lúc gì?
Lúc trấn áp, nghiền nát, đập tan bọn “hữu phái” đang điên
cuồng chống phá Đảng cộng sản, mưu mô đưa Trung Quốc
quay ngược trở lại con đường tư bản phản động.
Dài hơn gấp ba, xã luận hôm sau mới nói rõ hết đầu đuôi.
Phái hữu đã lợi dụng thiện chí chỉnh đảng, trăm hoa đua nở,
trăm nhà đua tiếng của đảng để lật đổ đảng. Chúng là lũ rắn
độc, cỏ dại. Chúng nói đảng bày mưu lừa người.
Đúng! Mưu thật. Nhưng không phải âm mưu mà là dương
mưu vì mưu này bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Không có mưu sao
nhử được rắn độc, cỏ dại chui ra, ngóc lên mà tiêu diệt chúng
chứ?
Đảng để tỷ lệ 5 % đảng viên là phái hữu. Họ là những
người lãnh đạo đã chấp hành nghị quyết chỉnh đảng mà cho
mở báo chữ to, diễn đàn dân chủ để “thiêu đảng.”
Họ là những người đã bắt đầu do dự thì giật mình thấy
Trần Kỳ Thông bị kỷ luật giáng cấp vì dội nước lạnh vào tinh
thần đấu tranh của quần chúng cho nên lại vội ra sức lãnh
đạo quần chúng đẩy mạnh thiêu đảng lên một nấc nữa.
Hàng triệu người đã bị chết, tù, lầm than trong cuộc đàn
áp. Biết bao gia đình tan nát.
Sóng thần nổi lên dữ dội trong giới văn học nghệ thuật.
Điêu linh những Ngãi Thanh, nhà thơ theo trường phái
Apollinaire với tập thơ “Đuốc” cùng thời “Nữ thần” của Quách
Mạt Nhược, Đinh Linh, Phùng Tuyết Phong, Ngô Tổ Quang...
Một chuyện làm xúc động và kính phục: Tân Phụng Hà,
nghệ sĩ lớn Bình kịch, ngang tầm với những Mai Lan Phương
bậc nhất Kinh kịch và Hồng Tuyến N, bậc nhất viết kịch tuyên
bố từ bỏ hết các danh hiệu đảng đã khoác lên bà như đại biểu
Quốc hội..., từ bỏ hết để cam chịu cùng tội hữu phái với chồng
bà, nhà lý luận sân khấu lớn Ngô Tổ Quang. (Nhưng một tài
liệu sau này tôi đọc lại nói Trương Khiếm, người đóng Hồ
Điệp phu nhân trong vở ca kịch cùng tên lừng tiếng là vợ Ngô
Tổ Quang.)
Mao vạch mặt tổ chức “chống đảng Chương Bá Quân - La
Long Cơ.” chương Bá Quân, bộ trưởng Giao thông, chủ tịch
Đảng Dân chủ Công Nông; La Long Cơ, bộ trưởng Lâm nghiệp,
Phó chủ tịch Đồng Minh Dân Chủ, lãnh tụ tinh thần của trí
thức ở Âu Mỹ về nước. La Long Cơ có một câu làm Mao tức
tối: “Tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác - Lê lãnh đạo đại trí thức
của tiểu tư sản. Thằng mù dắt thằng sáng đi.”
Phải nói tôi thích ông trí thức này không bằng các đảng
viên cộng sản thiêu đảng. Vẫn ngờ động cơ các ông.
Mã Dần Sơ, nhà kinh tế học tên tuổi và hiệu trưởng của
chúng tôi cũng bị lôi ra là “rắn độc.” Ông đã phê phán lời kêu
gọi của Mao cho rằng Trung Quốc càng đẻ nhiều càng tốt vì
người là tư bản qúy báu nhất, vì Trung Quốc phải tiến lên
bằng các đại công trường thủ công nên càng ăm ắp người
càng tốt. (Những năm70, Lê Duẩn đề ra đại công trường thủ
công và hợp nhất tỉnh, huyện cho đông sức chân tay là dựa
vào ý Mao.) Ông già Mã Dần Sơ bị đưa đi cải tạo ở đâu tôi
không rõ.
Qua mấy tháng vờ dân chủ để khều rắn kể trên, tôi dần
thấy thì ra mình cũng “rắn độc.” Chỉ là không bị nhử và không
có chỗ chui ra thôi. Phải  chờ sau khi về nướcc nó mới ló mặt.
* * *
Một chuyện xảy ra với tôi trong lúc báo chữ to đang rầm
rộ. Câu chuyện tôi giấu mãi.
Bữa ấy tôi đang đọc báo chữ to gần Da Xan Ting, - đại
thiện đình (Nhà ăn lớn). Một sinh viên Trung Quốc đến bên
tôi. Trắng, đẹp, kính trắng, mắt hiền.
- Xin lỗi, anh là lưu học sinh Việt Nam?
- Vâng, còn anh ala Thượng Hải? (ala tiếng Thượng Hải là
chúng ta, chúng tôi.)
- Tôi là... (anh nói tên nhưng tôi không nhớ), muốn nói
chuyện một ít với anh, có được không?
Anh nhờ tôi chuyển cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị Bắc Việt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954.
- Làm gì có chuyện ấy nhỉ?
Hoàn toàn bị xúc phạm, tôi vừa ngớ ra ngạc nhiên vừa khó chịu. Anh đốt đảng anh thôi chứ lại định đốt cả đảng tôi nữa ư?T
- Có , đài nước ngoài thường xuyên lên án, tố cáo Bắc Việt Nam.
- Sao anh tin những thư ấy?
- Đọc các đại tự báo đây anh có tin không?
Tôi quay đi và nói: - Tôi không chuyển thư anh được vì bận và vì ý kiến của anh thiếu cơ sở.
Nhưng từ hôm ấy, tôi bỗng cứ lởn vởn nghĩ ta có vi phạm hiệp định Genève thật không? Chả lẽ ta chính nghĩa lại bội ước? Chả lẽ bản chất ta hòa bình lại thích chiến tranh?
Lúc ấy thật tình tôi không biết đảng có phương án kế hoạch cài cán bộ và quân lính ở lại miền Nam cũng như tiến hành nghiên cứu ngay từ đầu hình thế bờ biển để sau này lập “đội thuyền không số” có cơ sở ở huyện Thủy Nguyên. v. v. Lúc ấy đâu đã đến ngày, thí dụ 24 tháng 5 năm 1962 để tôi họp trưởng phó ban của báo Nhân Dân mà ghi vào sổ tay sự việc dưới đây: Chính phủ Diệm gửi công hàm đi 72 nước đề nghị lên tiếng phản đối Việt Cộng ngày một mở rộng hoạt động lật đổ (lúc đó Cà Mau đã thành vùng giải phóng) thì Anh
quốc và Sihanouk hưởng ứng sớm nhất. Anh quốc quy trách nhiệm cho Hà Nội vi phạm hiệp định Genève, Sihanouk thì yêu cầu mở hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề miền Nam để đất nước ông được yên. Nhưng Liên Xô, ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nước ký vào hiệp định
Genève, lại đổ hết trách nhiệm cho Ngô Đình Diệm, quyết giữ hình thái hai bên Quốc - Cộng “trùm chăn đánh nhau” chết thôi bên trong lãnh thổ miền Nam theo đúng ý đồ miền Bắc.
Canada và Ấn Độ trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế đã ra nghị quyết riêng lên án Hà Nội vi phạm hiệp định Genève. Thế là báo Nhân Dân nổ xã luận đả kích dữ dội họ. Phản ứng lại, Canada dọa rút khỏi Ủy ban vì ta bảo họ “đứng đằng sau Mỹ” vu cáo miền Bắc. Ấn Độ thì bị xã luận bôi cho một câu lăng mạ: “không xứng đáng là chủ tịch Ủy ban quốc tế..” . Sau đó, hưởng ứng xã luận, dân nhiều nơi mít tinh đả đảo Canada,
Ấn Độ. Lê Duẩn phải dặn dò nên chú ý lời lẽ đả kích Anh và Ấn Độ.
Cung bậc theo ông đại khái là chính phủ thì ôn hoà, báo đảng có thể cao giọng đôi chút còn ngoài ra, các báo khác tha hồ được nặng lời với hai ủy viên quốc tế “bênh Mỹ - Diệm.” Liều lượng phân bổ đòn ngôn luận này đã vào cẩm nang. Nhân nhắc đến Lê Duẩn thời gian này, xin kể tiếp một việc cũng vào sổ tay tôi lúc ấy. Ban văn hoá của báo cho biết anh Lê Duẩn quan tâm đến đời sống dân lắm. Anh đã hỏi kỹ anh
Phạm Ngọc Thạch rằng một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau muống xào không. Khi nhờ phân tích khoa học cao siêu, (tôi ngứa tay thêm mấy chữ này
vào đây) biết là có khác nhau...” cơ bản” thì anh Duẩn đã chỉ thị hãy cố sao cho “về cơ bản” dân ta được ăn nhiều rau muống xào mà” cơ bản” bớt luộc đi. Nói “về cơ bản” vì phấn đấu cho có thêm mấy triệu thìa mỡ mỗi ngày “về cơ bản” không dễ!... Tôi nghĩ ngay việc gì phải Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, cứ bày lên bàn ông Duẩn hai dúm cơm, một rang mỡ, một không là kiến nó cho ý kiến nó ngay không phải chờ
Phạm Ngọc Thạch chỉ thị cho ngành y tế.
Nhưng xin trở lại chuyện diễn ra ở Bắc Kinh.
* * *
Tuần sau tình cờ tôi gặp anh “Thượng Hải” ở gần Đại lễ đường. Anh đi với một cô gái trăm phần trăm Shang hai gu niang, Thượng Hải cô nương. Cô gái nhìn tôi như có ý hỏi anh bạn đi bên: - Cha từ chối đưa thư đấy phải không?Không nghe thấy nhưng tôi cáu - đinh ninh cô gái nói nei jia huo, thằng cha kia. Cùng lúc thấy cô gái rất đẹp. Picasso có lẽ lấy mẫu kiểu tóc đuôi ngựa ở cô gái thanh tú này.
Chẳng hiểu sao tôi rẽ ngoắt luôn. Tức. Không, có cả ghen vớ ghen vẩn.
Khi chống phái hữu, nhiều giáo sư, sinh viên bị đưa đi, tôi có ý tìm anh “Thượng Hải.” Không thấy nữa. Nghĩ cô gái Thượng Hải nếu không xuống nông thôn lao động cải tạo - để
bị người ta cưỡng hiếp, chửa hoang và treo cổ chết - thì chắc phải bỏ học và bỏ cái đuôi ngựa “văn hoá đồi trụy phương Tây,” tôi bỗng bồn chồn cùng ân hận lạ lùng. Tôi chưa hiểu với tôi những ông thày sống động đầu tiên chỉ ra con đường và cách thức đấu tranh cho dân chủ chính là làn sóng “phái hữu” trong đó có anh sinh viên cùng cô bạn gái xinh đẹp của anh. Sau này trong gian nan phải chịu đựng tôi mới nhận ra hình ảnh của họ càng đậm nét trong tôi. Nhưng tại sao anh sinh viên đeo kính trắng lại chọn tôi để nhờ chuyển thư phản đối ta “phạm pháp” đưa súng ống, binh lính vào Nam? Anh đọc thấy gì ở trên mặt tôi. Một hừng sáng nào đó ư? Một kiểu Nàng Kiều với Đạm Tiên ngày Thanh Minh. Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc “phái hữu” lên tiếng, anh từng bảo tôi: - Chắc cậu cũng biết truyện “cô gái quàng khăn đỏ?” Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà.
Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế? Bà nói: - Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng? Sao răng bà to thế? Răng bà to để ăn thịt những đứa khoẻ thắc mắc về bà... như cháu. Ăn luôn.
Tôi hỏi anh: - Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không?
- Zen ma shuo ya? Nói sao nhỉ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia
có loa ở mồm và có súng trên tay.

LỜ MỜ ...DÂN CHỦ

Đầu đề do tôi NSH mạo muội đặt.

Mồng tám Tết Bính Dậu 1957, mấy anh và tôi về nước
họp Đại hội Văn nghệ. Đến biên giới chợt thấy rặng
núi quan san thấp nhỏ, còi cọc. Đoàn tàu của ta như đoàn tàu
sân chơi vườn trẻ. Cái gì cũng cằn bé, sơ sác. Người dưng
dưng một cảm giác vui buồn lẫn lộn. Quá mạn Sỏi, Mẹt thì
thêm lo âu vơ vẩn. Một người trong đoàn phiên dịch đi cùng
xe chợt đến ngồi bên thăm hỏi. Hỏi đến Hồng Linh. Tôi nói
biết. Anh ta liền trở nên bí ẩn pha tí hí hửng: - Bố là đặc vụ bị
ta giết, anh bíết không? Lim, ty công an bổ búa vào đầu đấy...
Nhát búa của anh này làm cho tôi ghê một thì cũng làm
cho tôi ghét anh ta hai. Cái miệng con người ta sao có thể bố
cáo vung lên những nỗi đau của người khác dễ và vui như
thế. Tôi bắt đầu coi cái chết của bố Linh cũng là thảm kịch của
mình. Khả năng Ðảng bắt tôi cắt quan hệ với Linh thỉnh
thoảng lại nổi lên.
Đến Hà Nội, về nhà Trần Châu, vẫn làm ở Việt Nam thông
tấn xã. Một buồng ba chục mét vuông phanh đôi, nửa bên
phải của Vũ Khiêu, nửa bên trái của vợ chồng Trần Châu.
Cách nhau một ván gỗ dán cao chừng hai mét. Lúc cơ sở vật
chất chưa báo trước hai người sẽ là hai ngả trái nghịch: Châu
chống đảng, lật đổ; Vũ Khiêu ca ngợi đảng, bảo vệ chế độ.
Trong nhà Châu, một bộ ván ngựa cũ kê trên hai niễng gỗ
gầy mảnh tạo thành vật đựng duy nhất trong nội thất: đựng
người ngủ, đựng mâm đũa khi ăn, đựng khách khứa, đựng
quần áo chăn màn, sách báo khi không dùng đến. v. v, tóm lại
rất vạn năng. Tối tối, đứa bé lớn lên ba phụng phịu vần gối
xuống “kềnh cang nào kềnh cang” ngang dưới chân giường -
chiều dọc giường dành cho bố mẹ và đứa em bé mới đẻ. Với
nó, ngủ một mình buồn như lính thú lưu đồn.
Người quen ở  rừng gặp lạii đầu tiê n là Nguyễn Huy Tưởng.
Đa u bơ ho , trước nhà Tây Cóc Descours và Cabaud cũ. Mũ
phớt. Mắ t cụp xuống rầu rĩ , Tưở ng bắt tay tôi, nói mỗi câu: -
“Buồn!”
Trong hội trường Nhà hát lớn, một tiếng gọi rất vuỉ ở sau
lưng: - Đĩnh!
A, Nguyễn Tư Nghiêm, tôi đang rất mong anh. Nghiêm
ngồi một mình trong một “chuồng gà” tôi tối bên trái, gần cửa
ra vào chỗ ngang hông nhà hát. Vẫn cái cảm gíác âm ẩm trên
mặt các pho tượng đất miếu hoang. Tôi vừa vào ngồi xuống,
Nghiêm đã nói ngay: - Mình ra đảng rồi.
- Ố, tôi kêu lên.
- Phong trào cộng sản tan rồi. Con mẳt nhỏ đăm đăm hiền
lành, Nghiêm nói, nhỏ nhẹ, từ tốn, như ngày nào anh cự tuyệt
căm thù mẹ ở trước chi bộ. Miệng khe khẽ cuời như có vẻ
chóp chép nhấm nháp một điều gì thú vị.
Tôi buồn lắm nhưng không hỏi, không nói. Tôi đã có kinh
nghiệm. Mới ngày nào chi bộ ép anh làm bậy, anh không theo
và cuối cùng thì đảng đã phải sửa sai. Có điều chẳng chịu xin
lỗi hành động đã xui anh giẫm đạp lên mẹ.
Tôi bỗng nghĩ tới con người thường khuyên Nghiêm làm
cái này cái nọ. Những lúc được khuyên can như thế, anh nhăn
nhó, giơ ngón tay ngắn lên dũi dũi chọc chọc vào thái dương
nói: - Nó bão thế, nó ỡ đây…
Chỉ lần không căm thù mẹ là con người thứ hai ấy không
ra mắt. Chắc lần ra đảng cũng thế.
Năm 1970, một tối ăn uống ở nhà Văn Khuyến, gần Chùa
Tàu Ngô Sĩ Liên có Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, tôi và đứa
con gái tôi lên bốn. Bốn người nằm thành bốn con trạch quây con gái tôi và mâm rượu vào giữa. Nghiêm cười bảo tôi:
- Đĩnh à, chế độ này là capitalisme d ‘Etat - chủ nghĩa tư bản Nhà nước, một số người thao túng lũng đoạn toàn bộ tài sản đất nước, cộng sản trá hình thôi, đừng tin họ.
Cùng lúc Văn Cao rầu rĩ bảo tôi: - Trần Đĩnh à, tao thương mày, lẽ ra tuổi mày thì đâu đã bạc tóc.
Nghiêm lại giật lấy tay tôi.” Chủ nghĩa tư bản quốc gia, của thiểu số mượn danh công hữu mà chiếm hữu quyền lực...”
Nghiêm khe khẽ bóp tay tôi. Bàn tay anh đặc biệt mềm, mát, con mắt lại như cười, như chóp chép nhấm nháp một cái gì hết sức thú vị. Tôi chợt nhận ra hôm ngồi trong chuồng gà Nhà hát lớn anh đã có ý xâu chuỗi tôi khi nói: “Mình ra đảng rồi... Phong trào cộng sản đã tan rã...” Anh muốn tôi đồng hành.
Nhưng tôi không theo anh tuy mến anh.
Ở đại hội văn nghệ, tôi mong gặp một người nữa là Lê Đạt. Thì bỗng một hôm Đạt đến sau lưng, đập vai.
Vẫn cái cười hềnh hệch. À, họp chửi nhau không văn hoá lắm nên chẳng muốn đến. Nghe nói gần Tết vừa rồi cậu bị Tố Hữu triệu đến nhà ông ấy viết kiểm thảo, - tôi hỏi?
- Viết xong rồi, khai trừ đảng rồi...
- Nghe nói cậu ăn no ngủ kỹ chẳng hối hận gì cả?
- Thúy vợ tớ cứ nói ông làm ơn trằn trọc đi lấy một tí cho người ta đỡ phê phán là coi thường người ta có ý xây dựng có được không? Lên trên này mày.
Chúng tôi lên Nhà Gương vắng tanh. Tôi nói: - Cho tớ hỏi
câu nữa: - Báo chí nói các cậu phục vụ tư sản, quân sư cho tư sản và ăn uống như tư sản?
Lê Đạt khuỵu một đầu gối xuống, khuỳnh hai chân sang hai bên, hai tay thục sâu vào túi quần khẽ kéo nó lên mời tôi kiểm kê những cái tư sản đắp điếm lên người anh. Tôi liền đỏ mặt. Trong khi tôi com - lê may bằng tít - xuy Ăng lê ở cửa hiệu sang đường Vương Phủ Tĩnh (đại sứ quán cho tiền) thì áo bông Lê Đạt tòi mền đã bợt ra, và chân không bít tất xỏ dép râu.
- Nào, nghe thơ thôi nhá? - Đạt đứng đọc liền mấy bài thơ mới làm.
Rồi lấy giấy bút viết bài “Ghế đá” với dòng chữ “Tặng Trần Đĩnh và...”
Tôi mang sang Bắc Kinh. Cho anh em xem tờ truyền đơn của phản động. Sửa cái lỗi đã ngờ Đạt sống như tư sản.
Tôi không nói với Đạt chuyện tôi và Hồng Linh. Mặc dù lúc này sự kìm kẹp đã lỏng. Đại sứ quán dặn Hoàng Văn Tá, bí thư chi bộ của tôi dặn tôi giữ gìn, đi chơi với nhau vừa vừa thôi kẻo anh chị em họ lại phản ánh lên phản đối với đại sứ quán thì rách việc...
Đạt nói: - Không có ảnh hưởng của Đại hội 20 chưa chắc
đã có Nhân Văn - Giai Phẩm.
… Một sáng cà phê với Phan Kế An, Mai Văn Hiến và Tạ Đình Đề trước Thủy Tạ. Đề kể chuyện anh bị đội cải cách treo giò và đi cày vì đoàn ủy nghi anh có vấn đề chính trị. Tại sao lại quan hệ với Mỹ? À, Bác Hồ giới thiệu tôi với Mỹ. Tại sao bắn giỏi? Ai dạy, Mỹ? À, tớ nói, lúc ấy ở với quân sự Mỹ, cả ngày chỉ có việc ăn và tập bắn súng, đạn ê hề mà họ thì có huấn luyện. Việc này có Bác Hồ chứng kiến, xin cứ hỏi Bác...
Đề nói Ông Cụ có một khẩu súng lục tướng Mỹ tặng. Và một ảnh chân dung viên tướng này, có chữ đề tặng cẩn thận, Đề không nhớ tên. Thật ra là sáu khẩu Colt. Giáp làm một khẩu thay cho quả lựu đạn trước kia ông vẫn vũ trang ngay cạnh nách. Có nghĩa là hễ chiến đấu vời đến nó là tự sát luôn.
Thú thật nghe Đề, tôi không tin lắm. Ngỡ là cách Việt Minh thời đó tuyên truyền cho uy tín Ông Cụ “thân với Mỹ.” Sau này đọc “Historia và Tại sao Việt Nam” của Patti mới bíết có chuyện ấy thật. Cụ còn khen” tướng quân đẹp như tài tử xi nê.” Khẩu súng và bức ảnh đã thành vật phẩm triển lãm lưu động khiến cho Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh ngấm ngầm tị và nể. Lúc đó đi với Mỹ là dấu hiệu của tốt đẹp. Bố tôi làm ở L’ Action - báo Pháp, một hôm rất vui nói máy bay Lightning P38 vẫn bay trên chiến khu Việt Minh, lính Mỹ dạy Việt Minh quân sự... Tôi sùng bái chiếc máy bay hai thân óng ánh bạc, hai mũi đỏ chói lao qua Hà Nội như một tia chớp phô ra cái đẹp soi đường kỳ diệu của khoa học kỹ thuật. Bay khỏi rồi cao sạ Nhật mới ùynh ùynh vuốt đuôi mà tôi nghe thành “ông thua… ông thua...” Thế nên với tôi, Việt Minh thế là tất
cả. Về nước, gặp bạn bè, tai nghe mắt thấy, tôi nhìn Nhân Văn Giai Phẩm khác đi. Năm ngoái, Phan Khôi, Tế Hanh sang dự lễ kỷ niệm Lỗ Tấn có gặp một số chúng tôi tại Đại học Bắc Kinh. Phan Khôi phê phán gay gắt sai lầm của Ðảng. Như bản thân bị xúc phạm, tôi đã quạc lại.
Và gửi bài thơ đăng trên báo Nhân Dân “Ánh sáng không đi đường gẫy, vinh quang xưa bắt ta đi con đường ngay thẳng.”
* * *
Trở lại Bắc Kinh tôi đi chơi liền liền với Linh. Mấy lần toan hỏi đến cái chết của ông bố nhưng thương, lại thôi. Nhưng lạ là ngày tôi càng tin rằng ông cụ bị giết oan. Tôi theo được cô gái trầm luân từ tám chín tuổi thơ là nhờ cái gì? Tạng tôi? Duyên nợ? Một nhân tố quan trọng giúp tôi lúc đó vượt qua chán nản là Đại hội 20. Làn gió dân chủ thổi tới những chân trời phóng khoáng, giải phóng những ước mơ. Mọi kiểu xiềng xích, cùm kẹp, cấm đoán, tù túng bỗng đều hóa vô duyên, vô lối tất cả.
* * *
Đại sứ quán mời tôi nói chuyện “trong nước” cho một số lưu học sinh ở Bắc Kinh.
Tôi đã nói đến một biên giới nghèo, bé, buồn, tiêu điều.
Nói đến đoàn tàu bé bỏng len giữa những núi non bé bỏng,
những sỏi đá gầy và những lau, những sim mua gầy. Đến con chó gầy sưởi nắng trước một quán nước bỗng gồng mình ra sức gãi, như cáu kỉnh với thời gian đọng lại ở chính nó, ở chính chân bà cụ hàng nước này. Đến đứa bé lên ba tối tối đi trấn ải chốn chân giường, với nó chân giường đã thành “Tây xuất Dương quan vô cố nhân.”
Nghe xong, Trần Hoạt, học đạo diễn quàng vai tôi nói: -Tao nghe mày mà xúc động, rớm nước mắt ra, thương đất nước quá.
Đời sống chúng tôi ở Bắc Kinh rất eo hẹp. Năm 1955, Cụ Hồ gặp các cháu hỏi: lương các cháu là rút ở tiền nước bạn viện trợ cho cả nước, vậy các cháu muốn đất nước được nhiều hay ít?
- Bớt lương ạ. - Các cháu hô đánh rầm. Cụ quay sang Hoàng Văn Hoan: - Làm theo các cháu nhá!
Cắt mạnh quá. Thiếu ăn, tập nặng, Hồng Linh mờ cả mắt, nhìn chính con bài Át Cơ mà không nhận ra. Nhà trường phải cho thuốc uống. Từ đấy, nhà trường giúp chui lưu học sinh múa Việt Nam bằng cách mỗi ngày cấp cho mỗi người một chai sữa nhỏ không lấy tiền. Còn tôi, khi về nước không có một thứ gì đựng đồ đạc, trường phải xoay cho tôi một thùng gỗ thông vừa đập hòm lởm chởm những xước là xước.
Năm 1955, tôi đã muốn thôi học về. Đã bị cấm thì thà xa hẳn. Nhân Hoàng Tùng dắt một đoàn chủ báo ta sang thăm Liên Xô về qua, tôi ra gặp chơi và tiện thể nói muốn về nước,
Hoàng Tùng bằng lòng. Về khi nào, về ra sao tôi tự quyết định. Thế nào rồi gặp Đại hôi 20 và những biến động trong xã hội Trung Quốc, tôi ở lại.
Hôm tôi gặp đoàn báo, Như Phong gọi tôi ra một chỗ than thở: - Tớ bị Hoàng Tùng với đoàn riềng một mẻ đau quá...
Tổng biên tập báo Pravda tiếp đoàn. Tớ thèm thuốc lào từ lâu nhưng không có điếu bèn hút một điếu thuốc lá họ mời khách. Thế là Hoàng Tùng bảo chi bộ họp phê phán. Vô lễ với cấp trên là đồng chí tổng biên tập Liên Xô. Ai lại đồng chí ấy đang chỉ thị với đoàn ta mà lại phì phà phì phèo điếu thuốc ở mồm, làm như đồng cấp vậy...Năm 1957, hơn năm chục đảng cộng sản họp ở Liên Xô. Mao đến và làm một thao tác onnotation - hội ý rất tài tình.”
Phe xã hội chủ nghĩa phải có một cái đầu.” và tiếp luôn: “Gió Đông thổi bạt gió Tây.” Tôi đã đùa, hòan tòan đùa kiểu chơi chữ, dĩ nhiên với thái độ không được cung kính Mao lắm: -Nói phải có đầu xong thì đối luôn, đầu ấy tên là đông... xui bảo thiên hạ coi Mao Trạch Đông là đầu tàu rồi còn gì.”
Tôi không biết gần cuối thập niên 50, trong Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu tuyên truyền “thuyết trung tâm cách mạng, chuyển dịch.” Tức là gần như quy luật, chủ nghĩa Mác chuyển dần sang phía Đông. Thế kỷ 19 chủ nghĩa Mác ra đời ở Đức, nửa đầu thế kỷ 20 chuyển dịch sang Nga, sau khi Stalin qua đời thì sẽ chuyển dịch sang Trung Quốc. Lãnh đạo giương cao ngọn cờ Mácxít - Leninnít, phê phán chủ nghĩa xét
lại Khrushev là đồng chí Mao Trạch Đông sẽ hoàn thành sự chuyển dịch này. 1963, Lê Duẩn chính thức thành văn chuyển Mao lên thành Lê-nin.
Nhưng dẫu gì thì xã hội Trung Quốc cũng đang trải rất nhiều chấn động. Ai ngờ nổi đảng bỏ tư tưởng Mao trong Ðiều lệ, tức là một bộ phận đã thấy cần chống sùng bái Mao, cần mở xã hội thoáng hơn.
Chẳng hạn một hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện với cả nghìn sinh viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh viên tới tấp truyền tay nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu, ông đọc to:
Trung Quốc nghèo, dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt Nam?
Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi chấm dứt viện trợ cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên Hồi Giáo sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức.
Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc:nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để cho
chúng nó áp sát bên cạnh?
Vụt hiện ra hình ảnh ngày niên thiếu: các dịp lễ lớn, cửa hàng lớn thường thuê du côn bảo vệ chống dám du côn khác...nhưng lại vội gạt đi ngay, mặc dù trong lòng rất ớn, xấu hổ. Cái ngượng này lớn hơn cái ngượng năm 1953 tôi đã trải trong cuộc họp kiểm điểm giữa quân chí nguyện ta và Pathét Lào do Phumi Vongvichít cầm đầu. Bạn phê bình ta “khinh bạn,” “bắt nạt,” “nước lớn.” v. v... (một tiểu đoàn trưởng của ta cưỡi ngựa đi, gần năm cây số nhớ ra đã bỏ quên điếu cầy - kỷ niệm của bạn bè trong nước - thế là bắt anh cần vụ Lào chạy về chỗ vừa bỏ đi để lấy bằng đựơc điếu cầy đem lại) nhưng đến vấn đề này thì tôi ngượng nhất: bạn đề nghị được nhận viện trợ thẳng từ Trung Quốc, Việt Nam cũng như Lào thôi mà, đứng ở giữa làm người phân phát làm gì cho phiền phức cả ra.
Rõ ràng là Lào sợ ta ăn hớt. Có khi còn muốn bung khỏi khối Việt - Miên - Lào để chơi hẳn vớiTrung Quốc.
Cụ Hồ giải thích: Liên Xô, Trung Quốc đã quyết định như thế thì Lào và Việt Nam cứ như thế.
Tôi lại nghĩ Lào quan hệ thẳng với Trung Quốc đã sao. Chưa biết ta cũng cần phên giậu che chắn, cần đất của người để làm đường, mở căn cứ đóng quân. Vả chăng có làm cầu thì ta mới vào cầu...
Bây giờ nghe sinh viên Trung Quốc đòi mặc kệ Việt Nam, tôi thật muốn chui xuống đất. Lưu học sinh các nước đầy ra kia…
Một hôm tôi bắt gặp cô con gái nguyên soái Hạ Long, Hạ Tử Trinh gì đó, nhỏ nhắn, xinh đẹp, đứng bên đường trong campus, gần túc xá cô nói hơi gắt giọng: - Song nên chung sống hoà bình, không nên chiến tranh. Bu shi wei le dang bing er jen men chu sheng. Ngưởi ta không phải sinh ra để làm lính.
Cô đã vượt sông Áp Lục - ít nhất con cái các ông to Trung Quốc đều nếm bom đạn thật ở chiến trường. Bố cô đã bị lôi ra gọi là “tên thổ phỉ hai tay hai con dao bầu” rồi bức chết trong Cách mạng Văn hóa. Chồng cô, giáo viên sử, bỏ cô vì bố cô là xét lại phản động đi đường lối tư bản (tức kinh tế thị trường).Bây giờ cô chuyên sưu tầm tài liệu về những người bị đàn áp tàn khốc và chết tủi nhục trong cái phong trào điên loạn do
lãnh tụ gây nên.
* * *
Cuộc sống đòi Ðảng phải có biến pháp. Đảng bèn ra nghị quyết chỉnh đảng. Đăng trân trọng trên các báo. Chỉnh đảng lần này là một cuộc “thiêu cháy đảng.” Thiêu cháy cho đảng đuợc tái sinh như con phượng hoàng trên đống tro tàn trong huyền thoại. Đảng kêu gọi toàn đảng toàn dân hãy thẳng thắn vạch trần mọi sai lầm, khuyết điểm của đảng ra. Thiêu đảng là yêu đảng. Càng yêu càng thiêu. Đề ra “năm cái khí” phải xóa: quan khí (quan liêu, khinh dân), mặc khí (bàng quan, mặc kệ mẹ nó), mộ khí (uể oải chợ chiều) và hai khí nữa tôi không nhớ. Đảng lập tức phát động ở khắp hang cùng ngõ hẻm một cao trào dân chủ nói thẳng, nói thật. Lập diễn đàn cho ai ai cũng lên nói đuợc. Nói chưa thoả thì viết báo chữ to dán đầy
các bức tường. Hết chỗ dán - dán chồng, dán đè lên nhau dầy tới cả đốt tay - thì dán xuống đất..
Bắc Kinh đại học lại đi đầu trong cao trào thiêu đốt đảng. Một sinh viên vật lý chứng minh bằng phương trình x, y, z sự phá sản không thể cứu chữa của chủ nghĩa Mác - Lê...Nhân Dân nhật báo “không” kém ai. Dành hẳn trang nhất cho các ý kiến đòi đa đảng, chia quyền lãnh đạo đất nước như ý kiến của La Long Cơ, Trương Bá Quân, người đứng đầu một đảng dân chủ. Bảo giai cấp công nhân có sứ mạng lãnh đạo là vô căn cứ, giai cấp tư sản cũng phải được lãnh đạo... Một bài báo nói trắng ra ngày xưa Quốc Dân Đảng bỏ tù, xử bắn Cộng Sản Đảng là đúng vì luật pháp đề ra là phải trừng trị những người phá rối trật tự xã hội. Đáng chú ý bài “Tôi căm thù, tôi lên án” của nhà viết kịch Ngô Hàm đả Chương Bá Quân, La Long Cơ, ông này trí thức ở Mỹ về từng nói chúng ta đại tri thức đã bị đám ít trí thức lãnh đạo. Tám năm sau, hiểu chân tướng đảng, Ngô Hàm viết kịch bênh Bành Đức Hoài, chống Mao và bị thủ tiêu vì tội ở trong nhóm phản cách mạng “Thôn ba nhà” gồm Đặng Thác, Liêu Mạt Sa, nhà thơ và ông.
Báo đảng đăng một bài của Trần Kỳ Thông, cục trưởng tuyên huấn Giải phóng quân, tác giả của vở kịch “Thiên sơn vạn thủy” đang nổi tiếng phản đối các ý kiến đòi đa đảng, chia quyền lãnh đạo. Thì hôm sau báo đăng ngay một bài bác lại.
Đồng thời thông báo nghị quyết phê bình Trần Kỳ Thông đã dội nước lạnh vào hùng khí quần chúng đấu tranh thiêu đảng.Ông đã bị giáng cấp xuống còn thiếu tướng. Ai dám nghĩ ông là chân gỗ?
Cả tháng sôi sục thiêu đảng như vậy. Xem vẻ ngọn lửa này không bao giờ nguội được nữa. Một báo chữ to ở Bắc Kinh đại học viết: Chỉ cần Lão Vương hạ đài là Trung Quốc lại thanh thiên bạch nhật. Thanh thiên bạch nhật còn hàm ý chỉ lá cờ của Trung Hoa Dân Quốc.
Tôi thật sự sống những ngày hội tưng bừng dân chủ.
Không ngờ là một canh bạc bịp quy mô quốc gia. Cú lừa lịch sử... Nhưng cú lừa đập vào mặt tôi và giúp tôi dần tỉnh lại.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

TRÊN ĐƯỜNG TU NGHIỆP ( Chương 7 -ĐÈN CÙ-Trần Đĩnh)


Bốn ngày đêm ngược Trung Hoa. Lụt Hồ Nam, Vũ Hán,
phải đi ngả Hàng Châu, Giang Tô, Giang Tây. Những
dòng sông trong xanh mà nhìn vào bờ vẫn ngỡ thấy các hòn
đá Tây Thi giặt lụa. Đỗ ở Hàng Châu, tôi cứ muốn biết thời
xưa chỗ đầu tàu phì phò lấy nước này có là một tửu lâu không
và Tô Đông Pha có la cà tới đó? Phà chở một lúc mấy toa xe
lửa vượt Dương Tử mênh mông sóng lớn cho tôi thấy cái hơi
thở sâu trầm của công nghiệp. Khói nhà máy Thượng Hải từ
xa đã biến thành phố này ra thành một dẫy cô đảo chập chờn.
Đến Bắc Kinh đại học hình như đúng đêm 19 tháng 8.
Chân chợt rón rén khi vào khu Lục Viện, túc xá trước kia của
Yên Kinh đại học, Yenching - Harvard, một nhánh của
Harvard. Vàng son, chạm trổ, mùi vị vuơng phủ...
Tất cả lưu học sinh học tiếng Trung Quốc một năm ở Bắc
Kinh đại học rồi sẽ chia đi các trường chuyên nghiệp hay đại
học khác. Đám báo chí lẽ ra sang Tiệp học theo giúp đỡ của
OIJ (Hội nhà báo quốc tế, do Liên Xô đỡ đầu), nhưng Phạm
Văn Đồng ở Genève về qua Bắc Kinh đã chỉ thị các ngành văn
hoá báo chí, sử, nghệ thuật đều học tại Trung Quốc vì Trung
Quốc gần với Việt Nam hơn. Nhờ thủ tướng trọng chữ Ðồng
mà tôi và Linh thành tương thân chứ nếu thủ tướng tên Dị thì
có lẽ đã sang một nẻo khác.
Vài ngày sau lưu học sinh Việt Nam đuợc hiệu trưởng Mã
Dần Sơ chiêu đãi. Ông là nhà kinh tế học lỗi lạc, đào tạo ở Mỹ.
Thấp béo, hiền hậu. Lưu học sinh Việt Nam biểu diễn ca nhạc
“Chàng buông vạt áo em ra là em ra...” Linh hát quá hay
nhưng tôi không buông. Tôi kéo Linh ra đứng dưới cây lê
thấp ngoài sân trước cửa nhà ăn. Tuo i tre la ng ma n th ch
tra ng sao, nh n ma t Linh lu c a y to i ngơ như m nh đang vu t le n
ngang như ng v sao tre n Va n ly Trươ ng tha nh ro i to i cha m tơ i
ma t tra ng tha t: hôn cái đầu tiên. Vào má. Thấy Mã hiệu
trưởng cười ở bên trong. Đinh ninh ông thấy chúng tôi” trốn
“và ông phê chuẩn.
Nhưng nội bộ quyết dẹp. Ngay lập tức vi phạm kỷ luật
luyến ái thế này chúng tôi đã láo xược thách thức toàn thể. Cả
năm học ấy, chúng tôi là đối tượng giáo dục, phê phán, ngăn
chặn và ép cắt đứt. Đến nay tôi cũng không hiểu tại sao tôi,
nhất là Linh non nớt như thế, lại có gan ghẹo ngay vào giới
luật thiêng liêng hàng đầu của đảng.
Xong hè 1955, Linh sang Bắc Kinh vũ đạo học hiệu. Tận
đằng Đào Nhiên Đình, cách nhau non mừơi lăm hai chục cây
số. Linh cắt bỏ bộ tóc dài mựơt mười sáu tuổi đời mà các nữ
sinh Triều Tiên hễ gặp lại vuốt ve khen đẹp. Tối thứ Bảy,
nghe nữ sinh Trung Quốc ríu rít gọi nhau “jin cheng” - vào
thành phố, rồi tiếng xe búyt rồ máy rời trạm, như một kỷ
niệm bong đi, tôi buồn ghê gớm.
Trong cuộc họp lưu học sinh Việt Nam ở toàn Trung Quốc,
đại sứ Hoàng Văn Hoan lớn tiếng chửi vụ hai chúng tôi.” Mới
sang đã tung hê ngay kỷ luật của Ðảng, chân ướt chân ráo
luyến ái ba lăng nhăng ngay. Người chứ đâu phải trâu với
ngựa mà cứ gặp nhau là nhảy.”
Trớ trêu! Tôi làm thư ký ghi biên bản, ngồi ngay cạnh đại
sứ. Tôi đã phải ngăn mình đứng lên nói: - Thưa, chính là tôi.
Cái ngăn tôi liều chính là Linh. Nữ sinh ngồi ở hàng đầu.
Ngay trước mặt tôi, Linh ngồi đó chịu trận, đầu cúi xuống, hai
tay chắp lại. Một a hoàn đang bị các lệnh bà quở nạt. Thương
Linh xấu hổ tôi đã im. Viết trẹo vào biên bản thành “đâu phải
trâu với ngọ mà cứ hễ gặp nhau là ngủ?” Thấy chữ “nhảy” đểu
quá.
Lúc này Hoan đề cao kỷ luật đảng, ai ngờ rồi ông lại phạm kỷ luật trốn sang Bắc Kinh tối tối lên đài đọc hồi ký “Giọt nước trong biển cả” chửi Lê Duẩn thậm tệ.
Sắp khai giảng niên học mới, trường mời tôi để một buổi tối nói kinh nghiệm học tiếng Trung Quốc cho mấy trăm anh chị em lưu học sinh Việt Nam mới đến Bắc Kinh đại học.Vào đầu tôi nói hăy coi ngôn ngữ lạ mà ta học như mỹ nhân. Để có thể đến với nó với tất cả cảm xúc và trí tuệ. Để có thể “Đôi ta như đá với dao, năng liếc năng sắc năng chào năng quen.” Then chốt ở chỗ năng. (Đến đây tôi buột thở dài, thầm nghĩ, nay còn năng làm sao? Hai chi bộ theo lệnh sứ quán đều vây ráp...) Sau đó mách anh chị em các mánh để nhớ. (Lại thở dài. Sao ta kho ng bie t ma nh que n?) Để nhớ có một cách như mâu thuẫn: thêm họ hàng râu ria vào cho cái ta cần nhớ. Thuở bé học đến sông Loire (Pháp) có bốn nhánh là Vienne,Creuse, Indre, Cher thì tôi lại nói thành Viện Cớ Anh Xe. Một nhát nhớ ngay. Không phải lẩm bẩm ôn hoài ở trong đầu…
Ba mươi hai năm sau, ở Sài Gòn, đến nha Thiết Vũ ơ Hàm Nghi, dắt xe mò lầ n trong cá i  ngõ  ống mất điện tối mù , tôi khẽ kêu “Đi thế nào đây?” thì trong cùng ngõ cất lên tiếng ngườilạ: - Chào anh Trần Đĩnh!
Ngỡ công an, tôi thầm nghĩ : - Theo cả đến đây, Hai Khuynh
dặn cẩn thận đúng quá?
Tiếng nói lại tiếp luôn: - Lên tầng trên tôi chờ anh, xem anh có nhớ ra tôi không?
Không phải công an. Anh bạn này nghe kinh nghiệm học tập tối hôm đó, cùng với những Ngô Y Linh, Huy Du, Nguyễn Đình Nghi... Chúng tôi chưa hề chuyện trò bao giờ nhưng anh đã nạp tôi vào bộ nhớ âm thanh kỳ diệu của anh. Anh bạn đích thị tri âm này tên Bùi Phú Dụng, nay đã bảy mấy và ở ga Bình Triệu. Thỉnh thoảng vẫn gọi tôi qua điện thoại. Anh đáng vào Guinness.
Lên đại học,tôi viết bút ký toàn bằng tiếng Trung Quốc. Có lẽ cũng duy nhất? Như đã duy nhất luyến ái bất chấp kỷ luật tu hành.
* * *
Thình lình Thép Mới đứng bên bàn ăn của tôi ở Bắc Kinh đại học. Anh theo Cụ Hồ đi cảm ơn mười hai nước xã hội chủ nghĩa giúp ta thắng Pháp. Ngay tại nhà ăn, anh bảo tôi: Về Việt Nam tao sẽ phải tranh thủ ăn chứ chủ nghĩa xã hội ăn như thế này thì kém bữa bánh cuốn thịt quay cà cuống của tao mỗi sáng.
Chúng tôi đã đi chơi với nhau mấy bữa. Tôi hỏi anh một vấn đề mọi người đang bận tâm: tại sao ta và Diệm đang tranh nhau Hoàng Sa cả ở trên báo mà đùng một cái ta lại công nhận và hoan nghênh Trung Quốc thu hồi Hoàng Sa?
- Mày ấu trĩ bỏ mẹ! Theo hiệp định Genève thì chỗ ấy dưới vĩ tuyến 17 phải là của Diệm. Để cho ông anh Trung Quốc chứ không để Mỹ nó vào nó xây căn cứ hải quân sát nách à?
Thế là tôi nghĩ ngay - y như Ðảng lúc bấy giờ -- mai kia ta cần, bạn lại trả cho ta, đi đâu mà mất, miễn là về phe ta. Hôm ấy tôi nhận xét với Thép Mới một điều mà tôi cho là một nhược điểm lớn của Việt Nam: chúng ta thiếu một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Trung Quốc nó có từ 1911. Con gái Trung Hoa đã mặc váy ngắn đi đường đồng ca đòi nam nữ bình quyền từ đấy. Ít ra chủ nghĩa tư bản cũng đã lãnh đạo đất nước này được vài chục năm, Lỗ Tấn chửi chế độ nó ác thế mà nó để nguyên vẹn mạng ông cùng cái bút...
Có lẽ muốn tôi đỡ buồn vì bị cấm yêu, Thép Mới một sáng ngồi ở công viên Trung Sơn đã lộ ra với tôi: - Này, mày nghe bình tĩnh nhá..., hình như bố Hồng Linh..., ta thịt, nghe đâu hình như (ông ta) là đặc vụ.
Một luồng băng lạnh buốt chạy ngầm suốt dọc người tôi.
Thép Mới lắm tin lắm, hắn đã nói ra thì nhiều phần là sự thật.Nhưng không biết một cái gì đó trong tôi lập tức khiến tôi ngờ vực. Tôi hỏi: - Cậu nghe ai? - Thì cũng là xì xào thế... Khoa Tếu nó có biết ông ấy.
Rất nhanh, đảng viên Trần Đĩnh tự hỏi: có tiếp tục không? Nhưng một Trần Đĩnh khác, một Trần Đĩnh chỉ thấy yểu điệu thục nữ cũng lại lập tức tự quyết định: thôi, cứ chờ bao giờ có tin chính thức đã. Tiếp theo là một loạt biện hộ hùng hồn: chả lẽ tầm thường đến thế ư? Chưa chi đã dao động. Không, tôi càng phải ở bên Linh để cùng ngụp lặn trong cảnh ghê sợ này, nếu nó có là thật đi nữa.
Sau lần gặp Thép Mới ít lâu, tôi đã hỏi Lê Phú Hào, phóng viên Thông tấn xã tại Trung Quốc, về tin chính phủ ta công nhận vùng hải phận của Trung Quốc, tức là công nhận Hoàng Sa. Lê Phú Hào nói vì Liên Hợp Quốc nó ra cái luật biển với cái công ước gì tôi không nhớ, chỉ biết liên quan đến chủ quyền biển, các nước sẽ ký vào để khẳng định chủ quyền biển đảo của mình nhưng Trung Quốc và ta không ở trong Liên Hợp Quốc nên Trung Quốc tuyên bố một mình và ta ủng hộ.
Do đó Nguyễn Khang đại sứ có trình công hàm cho Bộ ngoại giao Trung Quốc và ông Đồng cũng có công hàm gửi Chu ÂnLai công nhận tuyên bố của Trung Quốc về hải phận của Trung Quốc. Tớ nghĩ, Hào nói, nếu chỗ ấy mà của Sài Gòn thì Mỹ thừa sức mở căn cứ hải quân thật đấy. Nghe Hào tôi càng yên tâm. Vốn uen kiểu nghĩ của Trung ương và Bác Hồ đã làm thì phải đúng. Lúc ấy tôi chưa chống đảng lật đổ và Lê Phú Hào, tình báo đội lốt nhà báo, chưa “phản bội” nhảy sang địch. Niên học 1955 - 56 trôi đi bức bối (với tôi vì bị cấm yêu).Cho tới giữa năm 1956 thì diễn ra một chuyện động trờikhiến cho tất cả gần như bị đảo lộn: Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, báo cáo mật của Khroutchev về Stalin. Tôi đã ngày ngày đến thư viện của Đại học Bắc Kinh mở báo Pháp Le Monde. Không có. Chắc nhà trường đã cấm bày các số báo đó.Nhưng tôi vớ được một tờ đăng tin tổng bí thư Đảng cộng sản Anh Harry Pollitt sau khi đọc báo cáo này đã bị mù suốt nửa tháng. Hình như bị là do cái sự thật kinh khủng này.Một trận bão lớn ập đến. Đại hội 20 đã cho một cái nhìn phê phán không thể dung thứ cộng sản kiểu Stalin. Trong xung đột Xô - Trung, Ðảng vẫn diễn giải là Liên Xô phản phúc, công kích trước nên Trung Quốc phải công kích lại. Nên biết một khía cạnh khác..
Mao Trach Đông tư lâu không cam làm anh hai trong phe.Thơ từ của Mao đã nói rõ khẩu khí. Vung tay lên chia thiên hạ ra làm mấy cơ mà…Stalin chết, đây làcơ hội cho Mao đạt lại tư cách đầu tầu. Mao lợi dụng hậu quả phá phách ghê gớm của Đại hội 20 để công khai đả kích Liên Xô. Mao biết phần lớn lãnh đạo các nước xa hội chủ nghĩa rất ngạii chống sùng bái cá nhân. Cầm quyền không cần tự do bầu cử mà không sùng bái cá nhân thì có bằng trò đùa!
Đại hội 20 họp, đoàn Đảng cộng sản Trung Quốc đến, Chu Đức cầm đầu nhưng Đặng Tiểu Bình quản tất. Đài phát thanh Liên Xô phỏng vấn Chu Đức. Trong bà i trả lời, Chu Đức dùng công thức chí nh thứcc vố n có  về việc giúp đỡ của Liên Xô gồm bốn vế “to lớn, toàn diện, có hệ thống và vô tư” thì duyệt nó lần cuố i, Đặ ng Tiểu Bình xén chữ“to lớn” đi mà thay bằng”hai nước giúp đỡ lẫn nhau.” Lần đầu xuất hiện cái thế ngang thưng này.
Ngọn cờ  ly tưởng thiêng liêng nhưng tay con người  phất nó lại bẩn. Dươ i ga m ba n ho i nghi , anh cả anh hai dọt vỡ ống đồng nhau và ngầm nhắm đàn em lôi kéo.Khroutchev đưa ra ba luận điểm mới toanh trong Đại hội 20: chung sống hòa bình, khả năng quá độ hòa bình lên chủ nghĩa xã hội và khả năng ngăn ngừa chiến tranh. Ca i gai nho n ch nh la ơ cho ng su ng ba i ca nha n nhưng ba n ca i cho na y thcha ho a ra tie u nha n tham vo ng qua hay sao? Lie n pha t cơ bảo vệ Stalin! Mày chống, tao bênh: Là tao chống mày. Thế là
Nhân Dân nhật báo cắt nghiến đi luôn luận điểm “khả năng quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội.” Khác nào thiếp mời dự cưới chỉ để tên chú rể không có tên cô dâu. Ca t no đi v no ch nh la “chủ nghĩa xét lại” pha n đo i ba o lư c ca ch ma ng, đa u ha ng đe quo c. Tư nay pha i ha m so i no ng đo ma u hie n da ng
cho ca ch ma ng tha nh chua n mư c phân biệt cách mạng với cải lương. Qua nhie n ca ch ha m so i ma u đa ke o đươ c kho i ngươ i sính sùng bái cá nhân đi theo.
Mao chống Khroutchev nhưng Đại hội 8 Đảng cộng sản Trung Quốc (1956) lại xóa “tư tưởng Mao Trạch Đông” nêu trong Ðiều lệ. Rất ức, khai mạc, Mao nói vài câu rồi tếch. Phe ba t đa u ra n, no i bo mo i đa ng ba t đa u nư t.
* * *
Một đoàn cán bộ báo Nhân Dân gồm Kỳ Vân, Xuân Trường,và Hồng Hà (mới ở Cứu Quốc sang Nhân Dân) qua Bắc Kinh để đi Liên Xô học. (Trên rừng, Thép Mới nói anh đã đưa người em của anh lên Hà Nội làm báo như thế nào: Con ông cụ - tức Hồng Hà - buôn trầu cau hung quá, cứ ôm cả giỏ tổ bố thế này ngồi nóc toa đều đặn từ Thanh Hoá ra, tao thấy thảm cho con ông cụ, mới đưa con ông cụ ra làm báo Việt Cách của tao ở phố Charon. Mày biết đấy, từ đó con ông cụ quay ra quản tư tưởng tao, sư nó, ốp ghê lắm…)
Lần đi học này có cả Hoàng Minh Chính, Minh Việt, phó bí thư thành ủy Hà Nội.Tôi ra khách sạn Hòa Bình ở phòng Kỳ Vân chơi với anh em suốt chiều cho tới tận tám chín giờ sáng hôm sau tiễn ra sân ga. Các thứ chuyện nhưng nổi nhất là sửa sai cải cách ruộng đất và Vanh chem (vingtième, tiếng Pháp: hạng, thứ 20 -
BT) - Đại hội 20. Kỳ Vân nói Trung Quốc nhất định phải chống Vanh chem. Gì chứ hoàng đế là không chịu cho ai chống sùng bái hoàng đế. Tôi nói có khả năng chịu, bằng chứng là Đại hội 8 đã xúp “tư tưởng Mao” đi. Kỳ Vân nói Mao chống thì ta cũng chống.
Trung Quốc làm g th Việ t Nam làm thế . Mao chịu sao được dân chủ hoá. Cả tô i và Kỳ Vân đề u sai đề u đúng. Kỳ Vân đánh giá quá cao yếu tố tiêu cự c của Mao, tôi qua cao yếu tố  tích cưc của Đảng cộng sản Trung quốc.Bộ phận tích cực này mười năm sau thua Mao thảm hạ i.Thành toàn những “xét lại, đi đường tư bản, phái hữu, phản bội” vào tù, bị đấu tố và chết. Mao chết, họ lại  nổi lên và thay đổi Trung Quốc 
Còn ta theo Mao, thì Kỳ Vân đúng! Tôi chỉ  thấy Hồ Chí Minh, không thấy Lê Duẩ n lúc ấ y đa coi Mao la “Lê-nin cu a thời đại ba làn sóng cách mạng.” Tôi lúc ấy chưa thể hình dung ra chuyện Cụ Hồ rồi cũng bị ngồi chơi xơi nươ c. To i tin tay la i con thuye n Vie t Nam kho ng bao giơ tuo t kho i tay Cu .
Về cải cách ruộng đất, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: - Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng
tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.
Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ... À, trong Nghệ có câu ca “Phá đảng lừng danh quân Đặng Thí, giết người khét tiếng gã Chu Biên.” ..
- Biên nay làm gì?
Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp. Dù sao cũng giàu nhiệt tình cách mạng.
- Thế Bác sao?
- Bác thì vãi nước mắt. Nước mắt Bác làm mát đi các nỗi đau lòng. - Kỳ Vân nói.
Sáng sau tôi tiễn anh em ra ga. Hoàng Minh Chính là người cuối cùng nắm lấy tay cửa lên xuống nhoài mãi ra lớn tiếng bảo tôi:
- Cấm yêu là thế quái nào? Đấu tranh đi, đòi dân chủ...
Chính là người dẫn đội cải cách về đồn điền cụ Đào Đình Quang, địa chủ kháng chiến, yêu nước, thân sĩ, bố vợ Nguyễn Khánh Toàn và Đinh Đức Thiện. Đại đoàn 312 của Trần Độ,
Lê Trọng Tấn thường xuyên đóng trên đất của cụ, ăn cơm miễn phí của cụ. Vị thân sĩ treo cổ chết 
Đào Đình Đức, giáo sư bác sĩ, con trai cụ ngậm ngùi bảo tôi: - Ông cụ sợ bạo lực mà...
- Không phải, - tôi nói, Ông cụ trốn chạy cái đáng ghê sợ hơn nữa. Đó là sự tráo trở lật mặt...
Cái tráo trở còn khiến người ta không bao giờ thấy tội lỗi.
Hoàng Minh Chính không tráo trở nên sau đó đã bỏ cả đời đòi dân chủ. Có giẫm chân vào bùn mới biết từ đấy tránh bùn.Đào Đình Đức cho tôi xem tấm ảnh lớn chụp cụ Đào Đình Quang đứng với Trần Độ, Lê Trọng Tấn và mấy sĩ quan của ban chỉ huy sư đoàn 312.
- Ông cụ đãi cơm gà cho sư đoàn này nhiều lắm đây, - tôi nói.
- Thế mới nên tội mua chuộc cách mạng, trốn đấu tranh giai cấp.
- Vậy thì cương lĩnh đoàn kết địa chủ, tư sản của Việt Minh năm 1941 là mua chuộc tư sản, địa chủ, - tôi nói... Mua chuộc cách mạng thì chết, mua chuộc phản động thì sống và có thành tích rồi lên cao…

DUYÊN KỲ NGỘ ( Tập 6 -Đèn cù-Trần Đĩnh)

( Đâu đề do tôi NSH mạo muội đặt)
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung ương mở
lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại
huyện Đại Từ sát nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ
đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính thức đợt 1 cải cách
ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày ở đầu trận
tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc,
cố lên hả!” Hảo hớn, phơi phới.
Địa điểm lớp tổng kết hình như ở xã Bình Thuận vừa cải
cách xong. Những lán nứa ôm dọc các sườn núi chằng chịt lối
mòn. Khu lán nhà ăn đồ sộ ở chính trung tâm. Tất cả các lán,
cả hội trừơng đều không vách, trừ tòa nhà của học ủy với một
đống lửa luôn bập bùng ở giữa. Hôm đến lấy giấy tờ để trở về
báo đi học nước ngoài, chờ mãi không có ai, tôi lăn ra giường
ngủ mất. Tỉnh giấc mà phải nằm im: câu chuyện khám phá
đàn bà của từng vị ủy viên đang hồi mặn mòi nhất. Nghe ké
ngoài rìa mà chân tay cũng rậm rựt lên.
Học viên là cán bộ, cốt cán tứ xứ đến lớp cũng ra sức nam
nữ khám phá nhau. Gần như cuồng loạn. Cao trào phóng tay
phát động bần cố đã tạo dịp cho con dục quậy. Bí thư đoàn ủy
Hoàng Quốc Việt phải bỏ hẳn một buổi gọi tất cả lên hội
trường rủa: “Ở đây có những con đĩ..., con đĩ... Ai đời đến độ ở
lán nữ với nhau mà hễ tối có ai đi đâu về là cả lán lại nhòm
đũng quần xem có gì? Đảng viên như thế à? Cốt cán như thế
à?”
Nguyên Hồng, Kim Lân và tôi thường ngồi ngoài sân, giáp
hông hội trường. Kim Lân lè lưỡi: Dạ, đấy là em còn bận đấu
tranh với căm thù đấy ạ!
- Nông dân, nhất là nữ rất phong tình, nay được giải
phóng thì khó tránh cái chuyện lang chạ. Nhưng sao không
chửi cả những thằng đĩ? - Nguyên Hồng nói.
Chia đội và rồi cứ đội hình biên chế như thế xuất phát đi
công phá giai cấp địa chủ. Nhưng trước hết phải chỉnh huấn,
trình bày kiểm tra lý lịch trong đội đã. Tôi cùng đội với
Thanh, vợ Tố Hữu, Ninh và Tâm, hai cán bộ phụ nữ vóc dáng
to lớn huyện Lâm Thao.
Lại nhớ đến lớp chỉnh huấn trí thức xây dựng lập trường
cải cách ruộng đất năm ngoái, Thanh phàn nàn với mấy
chúng tôi rằng trong nhà ăn lớp học từ nay anh và chị phải ăn
riêng. Vì? - Tôi lạ quá. “Anh ấy ăn chế độ tiểu táo, bếp bé, tôi
đại táo.” Rồi chị giải thích, tiểu táo là cơm có ba món đặc và
một canh… Tôi nhớ nhiều phần là Vũ Đình Khoa, nguyên tri
huyện sau đó khẽ thì thào bảo tôi: - Chế độ tế nhị này rắc rối
đây. Ăn thế rồi, ngủ sao? Về khỏan này tiểu đại chắc ngược
lại, vợ giường tiểu, chồng giường đại, có hẹn cho vợ ngủ ở
giường đại được bao lâu không? Mà ai bảo vệ diện tích
giường to nhỏ tiêu chuẩn, ai giục ai về giường ấy? Ừ, mà còn
khoản thống khoái của mỗi bên trong cuộc nữa, có chia tiểu
đại không?
Lúc ấy chúng tôi mới chỉ pha trò cười thứ chế độ lố bịch
này chứ chưa biết qua phát động cải cách ruộng đất ở Việt
Nam (Hoàng Tùng hồi ký rằng Mao đã “gọi” Hồ chủ tịch sang
bảo phải làm cải cách ruộng đất), Trung Quốc đã rắp đưa
Đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Cộng như
bóng với hình. Chẳng hạn chế độ phân biệt đối xử chi li đến gần như tàn nhẫn về hưởng thụ vật chất nói trên. Hay quan trọng hơn nữa, những thay đổi nhân sự dựa trên giai cấp xuất thân. Chẳng thế mà ở Điện Biên Phủ, Giáp dặn khẽ Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Đạo Thúy… cần nói năng cẩn thận về lý lịch, các cố vấn đang xem xét, kể cả tôi (Võ Nguyên Giáp). Đánh mọi kẻ thù, Giáp chỉ thua kẻ thù giai cấp đang được cố vấn Trung Quốc trình làng mà nguy nhất là nó có thể nằm ngay ở trong người Giáp. Tháng 2 - 1954 nổ súng ở Điện Biên thì tháng 11 - 1953, Hoàng Văn Thái xuống làm phó tổng tham mưu trưởng, Văn Tiến Dũng lên thay. Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao… Rồi sau này đi đến phương châm nhân sự kinh hoàng của Song Hào, Nguyễn Ngọc Mậu: đề bạt bần cố nông một năm một cấp là chậm, đề bạt tiểu tư sản mười năm một cấp là nhanh.
Tất nhiên lúc ấy càng không biết đảng thay đổi nhân sự theo sự chỉ trỏ khôn khéo của cố vấn Trung Cộng cũng có nghĩa là đảng phủ nhận những thành tích đảng đã thu được trong quá khứ. Đúng thế, không thì thay người làm gì cho rách chuyện…? Chỗ thâm hiểm ở đó. Quá khứ của anh chưa có tôi “phụ trách” nên không ra sao, nay có tôi, anh phải thay đổi theo ý tôi. Thực chất đó là gì? Là diễn biến hung bạo, không hòa bình, của nước ngoài nắm vững Mác - Lê hơn Việt Cộng
* * *
Đội trưởng của tôi người Diễn Châu hễ nói là tôi ù ù cạc cạc. Không quen tiếng. Khi đội trưởng tố khổ, mọi người đều khóc, mình tôi ngơ ngác. Cổn, đội phó, bé gầy, mặt rỗ, láu lỉnh, mắt liếc loang loáng. Đã làm bồi săm, “bị chúng bóc lột, khinh, nhục lắm, đi mua thuốc phiện này, gọi gái này, bắt cho nhòm lỗ khoá này, khổ cực lắm...” Nguyên bồi săm chuyên cho nhòm khách chơi gái qua lỗ khóa lấy tiền, thực chất là lưu manh thì nay thành đại cốt cán của đảng (vì bồi là hạng tôi tớ bị bóc lột, thành phần cơ sở của đảng). Cổn đã bắt tôi ngừng báo cáo lý lịch. Nghe tôi nói bố viên chức, không nhà đất, anh giơ ngay tay lên: - Đến bần cố nông còn có mảnh đất cắm dùi mà viên chức trong bộ máy đế quốc dựng ra để đàn áp nhân dân như bố đồng chí mà lại không? Thôi, đồng chí cố đào sâu đi, hãy gắng một lần thành khẩn với đảng, với giai cấp nông dân. Thanh minh không lại. Cứ một lời: “Ở đây là vấn đề thái độ, lập trường. Đồng chí không tin là đồng chí khai ra tài sản gia đình nhờ bóc lột mà có thì nông dân sẽ khoan hồng cho đồng chí sao? Thế là chưa
tin cách mạng, chưa tin nông dân.” Ức muốn khóc. Đã toan khai văng tê đi.
Thì tối kẻng triệu tập tất cả lên hội trường. Hoàng Quốc Việt mặt đỏ rực - vừa uống rượu vang Pháp chiến lợi phẩm liên hoan ăn mừng cùng cố vấn cao cấp cải cách ruộng đất xong - báo tin Điện Biên Phủ đại thắng.
Và sáng sau, Lê Điền đến gọi tôi về. Tôi được cử “đi học ở nước bạn..” .
Tôi mừng vui, buồn chán lẫn lộn. Phi cải cách ruộng đất bất thành chiến sĩ cách mạng chân chính. Riêng tôi lại thêm đang ấp ủ tích lũy vốn sống chuyến đấu tranh này để viết một cái gì cũng phải như “Mặt trời trên sông Tang Kiền” của Đinh Linh hay “Đất vỡ hoang” của Cholokhov.Và còn cả một điều thầm kín này nữa. Cái điều không dám nghĩ hẳn đến nó nhưng nó cứ làm cho ngẩn ngơ. “Bâng khuâng như mất lạng vàng trên tay...,” đúng như câu quan họ Tạ Mỹ Duật vừa dạy năm ngoái. Đó là nỗi nhớ một cô gái. Một luyến tiếc nhiều phần hão huyền: ở nhà không đi học có khi…? Mặc dù cô gái ở nơi kín cổng cao tường bậc nhất, cầm chắc tôi khó lọt qua nổi. Trong lớp chỉnh huấn này, tôi đã gặp, đã quen, đã bén hơi bén tiếng một cô gái. Đúng hơn là đã gặp lại. Dù cho lần gặp ban đầu chỉ là một thoáng chốc trên đường.
Năm ngoái, trên đỉnh Đèo Re tôi gặp một cô gái khá đẹp từ Tân Trào sang mà sau đó về cơ quan tôi đã phải sang ngay Văn phòng trung ương hỏi dò Vũ Đường, sau này là chủ tịch Hà Đông, để được biết tên cô là X., con nuôi của Bác, bố mẹ trên Cao Bằng, cơ sở của cách mạng. Thế rồi tôi đã có mấy bài báo nhỏ ký tên cô cặp với họ Hoàng tôi đặt ra - hoàng phái, đẹp và sang thế cơ mà. Cái nhìn của tôi trên lưng đèo năm ngoái nặng như một cái neo chăng mà cô gái nhớ khiến chúng tôi đến lớp này liền dễ thân nhau, dù hai người hai chi bộ.Đến bữa ăn, mặc dù cả nghìn con người chen chúc khắp xung quanh, thế nào hai đứa cũng dềnh dàng để cho cùng dạt vào một bàn, hoặc bên cạnh, hoặc đối diện. Để lại cùng xuống suối rửa bát đũa và để lại nấn ná hai đứa ở bên suối cho tới khi đám lau bên kia suối đã sầm tối và sau lưng đèn trong các lán cao thấp dọc sườn núi đã bắt đầu sáng lên, tất cả chợt nom như đêm hội Chùa Hương, điều khiến tôi thấy có thêm cả
chiều kích thiêng liêng trong quan hệ hai đứa.
Cho tới một hôm, sau khi khai mạc lớp chừng hơn một tháng, Cụ Hồ đến. Nói chuyện với học viên chật ních nhà ăn.Tôi đứng đối diện Cụ, cách một bàn ăn bằng nứa rất dài. Lẽ thường thế nào cũng phải chạy đến đứng bên Cụ thế nhưng hôm nay tôi... kính nhi viễn chi. Bởi lẽ tôi muốn ngắm nhìn cô con nuôi của Bác đang đứng cạnh Bác. Lần đầu trong đời tôi nhìn Bác ít mà bận nhìn người bên Bác nhiều.Và thú thật, có thể tôi đã lầm, tôi thấy cô gái cũng chỉ cười nhìn tôi. Nụ cười bỗng thân thiết hơn, táo bạo hơn. Con mắt bỗng rực rỡ, tưng bừng như đang tán thưởng sắc đẹp của chính bản thân. Và trên tất cả, cái nhìn đang ướm hỏi tôi: -
Em giới thiệu anh với Bác nhé... nhé...
Tôi quả đang vút lên chín tầng mây.
Hết hồi thăm học viên, Bác quay sang cô gái: - Cô bé này về chứ biết gì mà đi?
Tôi như ngã sụp. Thoáng oán Ông Cụ.
Mới hôm qua ở suối lên, dốc trơn, tôi giơ tay ra đỡ X. Bàn tay con gái tôi lần đầu nắm lâu trong đời. Và cảm giác rạo rực theo tôi mãi. Cho tới khi X. ở bên cạnh cụ cười như bảo em mách nhé, tôi đã ngỡ mách chuyện hai đứa nắm tay nhau mà vừa mong X. mách vừa sợ. Và mới chiều nào bên suối, tôi bảo cô gái: “Sau khi gặp X. ở đỉnh Đèo Re từ năm ngoái, mình có ký tên là Hoàng X. lên báo...” thì X. đỏ bừng mặt. Có lẽ chưa ai ở chỗ Bác nói với cô gái như thế. Tay X. chợt lóng ngóng không đút nổi chiếc thìa vào trong chiếc túi dài, hẹp chừng ba ngón tay màu tím than có đưởng thêu tím hoa mua trên miệng túi. Chiếc thìa rơi xuống cỏ.
Tôi cúi nhặt (nghĩ: giống một chìa khoá bạc? Mở gì?) và ngước lên, mắt hỏi: Cho nhá? Cô gái cúi đầu và sau đó cái thìa tôi cất ba lô, không dùng...
Về báo, tôi bảo tổng biên tập Vũ Tuân là không muốn đi học. Anh nói anh Trường Chinh đã nói cử anh đi. Tôi tạt qua bên Trường Chinh, hy vọng có thể trình bày nguyện vọng nhưng tới cây vả rừng đầu nhà sàn bà Cái, người địa phương thì Trường Chinh và người bảo vệ dắt ngựa tới đó. Anh tươi cười nói ngay: - Tôi đồng ý anh đi học. Cần đào tạo chính quy.Vừa im súng liền ra ngoài học ngay, phấn khởi chứ?
Cây vả này tôi hay leo lên hái quả ăn. Đôi lần Trường Chinh đi dưới, tôi gọi xuống: “Ngọt lắm, anh Năm, anh có ăn tôi hái?” Trường Chinh lại ngửa cố lên cười: - Khéo gẫy cành mà ngã đấy nhá..., cẩn thận...
* * *
- Lạ, tự nhiên thấy phải nhót ngay về, tao vội sang đi nhờ xe Mô - lô - tô - va bên cha Đinh Đức Thiện hậu cần, - ThépMới bảo tôi.
Lạ thật, ngày mai tôi lên đường.
Chúng tôi thức trắng một đêm mưa trắng xoá rừng để chuyện trò. Thép Mới động viên tôi: - Học lâu lắm là một năm chứ quái gì, đi đi rồi về tìm con bé này hay lắm. “Con bé hay lắm” này là Hồng Linh, mười sáu tuổi, diễn viên văn công Tổng cục Chính trị, phục vụ ở Điện Biên Phủ.Ra tận đầu giao thông hào hát tiễn lính lên đường xuất kích Tao thấy mày với cái Át Cơ ấy được đấy. À, lính Địên Biên xếploại các cô văn công thành Át Cơ, Át Tép, Át Pích. v. v. Sang năm về tìm nó nghe mày.
Sáng sau tạt nhà in chào anh em xong qua suối ra quốc lộ 3. Lũ về nhưng mải chuyện cứ thế lội. Bỗng chân hẫng trống không và nước réo ầm ầm ngang ngực. Trên vai tôi, một tay Thép Mới quàng chặt. Cầm bằng chết, tôi đã bảo Thép Mới:
“Đừng quàng vai, đừng...” thì ở trên bờ trước mặt một chú chăn trâu nheo nhéo: “Rẽ sang phải,… rẽ phải...”
Hai đứa chống chọi lại dòng lũ cuốn siết nhích dần lên được bãi cát cao. Trâu xổng từ bìa rừng chạy ra đến đây, chú bé đuổi theo thì vừa kịp sắm vai hiệp sĩ. Đúng là trời sai ra cứu.
Đến địa điểm chỉnh huấn chuẩn bị tư tưởng và rà soát lý lịch cho chuyến du học thì xảy một việc chỉ có thể đổ cho duyên số.
Kéo nhau tới lớp, toán văn công quân đội mang ùa đến hào quang địa đạo. Và trên hết tất cả là cái nét mới, cái nét bây giờ gọi là top model: các cô gái này được trang bị hai loại chất liệu đặc biệt - thanh sắc - trong bộ quân phục mầu cỏ úa, áo thắt eo cùng chiếc mũ cối nom rất tân kỳ. Một cô nổi bật. Hai mắt
to, xa nhau, ngây thơ mà hiện đại. Kín đáo hỏi dò thì ngã ngửa: chính Át Cơ Hồng Linh!
Thư ngay cho Thép Mới báo tin kỳ ngộ. Thép Mới trả lời:
Em nghe nói đám đi học nước ngoài kỷ luật cấm luyến ái ghê lắm, anh léng téng mà nó xua về thì chuế quá đấy... Đầu bảng cấm đúng là cấm luyến ái trong thời gian đi học.Chỉnh huấn đặc sệt tinh thần chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất. Lập trường giai cấp đang là nền móng cho công tác nhân sự. Một cuộc “thay máu” lặng lẽ diễn ra.Cho nên không lạ việc Lê Văn Rạng, bí thư học ủy lên cảnh cáo trước toàn hội trường: cán bộ, đảng viên nên nhớ mình là những cái cột sơn son bên ngoài chứ bên trong thì mục rữa hết cả rồi. Lại nghiền lập trường giai cấp và thái độ học tập ở nước ngoài. Lại kê khai lý lịch. Rồi tất cả chờ kết quả đi học
hay không.Thình lình học ủy nhờ tôi động viên Chính Yên phóng viên báo Cứu Quốc vui lòng về. Bố anh xưa là quan huyện, anh cả của anh đang làm ở tòa án “địch” tại Hà Nội. Tôi rất thương anh bạn nhưng biết làm sao. Chính Yên ra suối làm con gà đánh chén với tôi rồi tôi tiễn anh ra tận quốc lộ số 2. Về đến lán thì lại thấy V. T. D ở Thông tấn xã đã ba lô lên vai: - Về, không đủ tiêu chuẩn. (Có cái mồm nào đó báo là anh nhận hai lạng vàng mẹ anh ở Hà Nội gửi ra. Có vàng là giai cấp bóc lột rồi!)
Các chú học sinh phổ thông nen nét chờ như rắn mồng năm. Riêng tôi ngày mai lên đường vẫn chưa thấy tên trong danh sách. Thì đùng một cái, học ủy yêu cầu khai lại lý lịch.
Biết lôi thôi ở cái khoản bố làm việc cho Pháp ở trong Hà Nội.
Tôi vẫn đi là nhờ uy lực báo đảng.
Và cá nhân tôi cũng có uy lực nào đó nên báo đảng mới bênh!
… Đi bộ ban ngày lên biên giới. Hòa bình rồi. Một đêm trăng mờ qua ải Nam quan. Lên xe cam nhông quân đội ngồi phệt xuống sàn như phu Tây bắt đi khuân vác trong các trận càn. Trước khi đi, làm cuộc tổng lọc: vất bỏ hết tất cả những gì là của Việt Nam, trước hết thư tín, sổ tay, nhật ký, ảnh và đồ dùng, quần áo..., không được để lộ có lưu học sinh sang bạn.
Tôi hủy gần hết. Bùi ngùi đặt cái thìa của X. lên đỉnh dẫycây lạc tiên ngập bụi trắng xóa bên đường, cái cây mà sau đó,buổi chiều đi trong thị trấn Na Sầm thưa thớt, hình như Hồng Linh chỉ vào đó nói quả cây này tên là pá phèn kuổ.Hồng Linh là người Trung Hoa, Thép Mới chưa nói... Hay
chưa biết.