Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

ƯỚM !

Thường, trai gái, khi" tình trong như đã"  phải ướm nhau.
Nghệ thuật ướm  thế nào, thể hiện cái tầm, cái nền văn hoá... của họ.
Văn nghệ dân gian còn lưu giữ mãi, lời tỏ tình bóng gió: Mận hỏi đào và Đào xin thưa... rất nhã nhặn
Dã sử vẫn còn chép chuyện cặp đôi tuyệt thế giai nhân, Nguyễn Trãi và Thị Lộ với màn Ướm:, không bằng vai phải lứa về tuổi tác, nên chàng phải dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai rất nghiêm chỉnh, tuy gói rất kín cái tình le lói:" Đã có chồng chưa, được mấy con?" và nàng đáp, chính xác là hoạ lại-thật tài tình: Thiếp( tiện thiếp) ở Tây Hồ... rồi " Chồng còn chưa có, hỏi chi con ?" Một thông điệp tuyệt vời, như mở toang cánh cửa lòng để đón gió xuân...
         Nguyễn Công Trứ, một viên quan kinh bang tế thế trong con người lãng tử tài hoa còn nhiều cái ướm rất thần tình
Và Nguyễn Du, thủa thiếu thời, (nam thập lục)ỡm ờ lửng lơ tặng cô lái đò bài tứ tuyệt Nhờ ai chèo chống tôi sang... bỏ lửng hai chữ cuối" ... Giúp nhau qua lại để mà...
 Thôi chẳng lan man nữa,
hãy nghe Thầy tôi Ướm:
MÌNH VỀ HẠ LŨNG
Giêng hai Đằng Hải Hội hoa
Mình về Hạ Lũng cho ta về cùng
Lúa chiêm chắc đã ngậm đòng
Bãi sông cải đã làm ngồng đơm hoa?
Nắng mưa một thuở mình qua
Thương nhau thương cả năm xa tháng gần
Thương bùn non lấm bắp chân
giếng làng trong…để trắng ngần thịt da.
Đất lành cho nụ cho hoa
Cho người nhan sắc…cho ta nhớ mình.
Rằng thương… thương đến cạn tình
Rằng yêu…đổ quán xiêu đình còn yêu
Mình về …cho ta về theo?
Và đây là Nàng của Thầy tôi  hoạ lại:
 Còn lâu mới đến giêng hai
Ta về thăm mẹ, mời ai về cùng
Chỉ e phố đã lấn đồng
Người trồng cải đã theo chồng từ lâu

Sông thương ai biết nông sâu
Câu thơ người hát bắc cầu ta qua
Đa tình say một sắc hoa
Rồi mai vàng đá biết là thấp cao?

Lời yêu người đã gửi trao
Mai sau thôi cứ trông vào nợ duyên!
Chẳng trăm năm cũng bạn hiền,
Mời người quá bước thăm miền đất hoa
!
ÔI! Mình chẳng biết nói sao, há hốc mồm. Rồi lặng đi!
 Sướng!

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

THI NHÂN ĐẮC LẮC

                 Chiều qua, đoàn văn nghệ sỹ Đắc Lắc, gồm 9 nhà thơ, 1 nhạc sỹ, do nhà văn  Khôi Nguyên chủ tịch Hội lên thăm, giao lưu với Hội LHVHNT Sơn La. Tiếc là phía Sơn La, có lẽ do vội, không bố trí  kịp anh em hội viên nghênh tiếp, chỉ mấy anh em lãnh đạo, văn phòng, gọi thêm mình nữa ngồi thù tạc, thành ra, phía bạn có vẻ không thoả mãn lắm.
                Nhà thơ Đặng Bá Tiến vốn là phóng viên báo Lao động, phụ trách bắc miền Trung và Tây Nguyên mới nghỉ hưu đang là phó ( như Chánh) Tổng biên tập tạp chí của Hội, ngồi cạnh mình. Chuyện giữa mình với anh Bá Tiến là rôm rả hơn vì cả hai đều là bạn  Đỗ Văn Phú ( gọi điện  Phú tý cho oách... Hi...Hi ) ; đều biết  và có chuyện nói về anh Phạm Viết Đào....
                   Anh Tiến tặng  cuốn thơ mới xuất bản, mình đãng trí bỏ quên  ở quán "Nhà tôi"; không biết "Nhà tôi" có cất giúp cho không, nên tiếc, chưa thể giới thiệu ngay bây giờ..
                  Trong đoàn có hai nữ thi nhân, đọc thơ tặng mình tại trận.

Đây  HỒN CÁT của Lệ Hải
              Anh là gió thổi hồn con sóng
               Em hoá bờ xa mãi đợi mong
               Từng nỗi nhớ vo thành hạt cát
               Chất nên hồn vọng biển mênh mông

Và đây  PHƯỢNG MUỘN chị Bùi Thị Ngọc Bích rút trong tập LÁ XANH mới xuất bản 2013
                    Ô hay ! Trời đã sang chiều
               Mà sao nắng đổ như thiêu lá vàng
                  Thương hoa phượng nở muộn màng
               Vẫn thắm đỏ, vẫn xốn xang... cháy lòng

                                 
                                           
       Hàng trước:    Người thứ nhất từ phải là nhà thơ Đặng Bá Tiến, Người thứ ba là nhà văn Khôi Nguyên;
                             thứ năm là Lệ Hải, thứ sáu là Ngọc Bích.


Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Một bài thơ tình: Đêm Lái Thiêu

Thầy Sán lại vừa gửi cho mình bài thơ mới! Thầy viết

Mình gặp một cô bạn rất xinh và làm thơ rất hay, nhưng lại kinh doanh rất giỏi. Lần đầu gặp đi ăn với nhau và rất thú vị. Mình ra về và viết cho nàng bài này. Hào đọc cho vui nhá.

ĐÊM LÁI THIÊU

  Một miệt vườn chỉ gặp trong thơ
Một vóc dáng mong manh như trong mộng
Dìu dặt hương … mùa quả nào chín mọng
Anh lạc vào huyền ảo …Đêm Lái Thiêu.
 
Những tán cây mắt ngấn lệ, mưa chiều,
Còn nũng nịu gọi gió về thề thốt
Như thôi miên …một bờ vai trắng nuột
Bối rối anh… tạc một dáng hình.
 
“ Đừng xa em đêm nay…” ai hát cho mình
Nên mưa cũng ngập ngừng rơi rất khẽ
Con dế lạc, rên rỉ hoài gọi mẹ
Chú chim buồn lẻ bạn hót vu vơ
 
Anh nắm tay em , ô nhỏ che mưa
Ngọn gió vô tư cũng chừng bối rối
Hương tóc em  hay hương đồng cỏ nội
mắt ướt long lanh như nói nên lời…
 
Mưa vẫn rơi !…ừ thì mưa cứ rơi
Đời gió mưa…lại một lần mưa gió.
Ai làm Đêm Lái Thiêu thành đêm nhung nhớ
Để  trái tim anh lạc mất lối về ?

Tháng 5/2013
 
Mình thực lòng khen thầy, ở tuổi này còn gặp và có được có được cảm xũc tươi trẻ như thế, quý quá! Thật quý và rất hiếm!
Những thi ảnh rất gợi:
tán cây mắt ngấn lệ, mưa chiều,
Còn nũng nịu gọi gió về thề thốt
Song mình cũng thành thực ước, câu mở đầu nên ảo đi một chút, ví như: Ngỡ!
Và câu cuối nên chốt cái thi ảnh:
Con dế lạc, rên rỉ hoài gọi mẹ
Chú chim buồn lẻ bạn hót vu vơ
thì sẽ xao xuyến thêm  lòng bao lãng tử!
Cảm giác chung, hương quả chín đã tự lên hương, lại được ngọn gió từng trải dìu dặt đưa..., ắt sẽ thành nhung nhớ!!!

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Đường đời “kỳ lạ” của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long vừa bị bắt

Tính đến ngày 16/1/2012, ông Nguyễn Hữu Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả.

Tất cả những người đã từng gặp Nguyễn Hữu Khai (Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) đều phải thừa nhận đó là một cuộc đời của một con người kì lạ. Từ một anh sinh viên của trường đại học Kiến trúc, sau nhiều năm lăn lộn, “chiến đấu” với đời, với số phận, ông Khai giờ đã trở thành một lương y, thành Tổng Giám đốc một tập đoàn lớn.
Ngoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, người ta còn biết đến Nguyễn Hữu Khai là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Đường đời” được phát trên sóng truyền hình trong một thời gian dài.
Sinh viên Kiến trúc thành kẻ tù tội
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 trong một gia đình nghèo khó ở Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Tham gia quân đội khi còn khá trẻ, khi xuất ngũ trở về, theo ước nguyện của gia đình, ông đã trở thành sinh viên của trường Đại học Kiến trúc. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lại không đi theo đúng hướng mà gia đình đã vạch ra. Ông đã rẽ ra theo hướng khác với nhiều thăng trầm, cay đắng.
Năm đó, khi đang học đại học dở dang thì cô em gái của ông mắc bệnh dẫn đến mắt bị kéo màng rồi gây ra mù lòa. Sau vụ việc này, ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Suốt mấy năm ông bỏ nhà ra đi, bố mẹ và vợ ông đã khóc hết nước mắt khi không nhận được thông tin gì của ông. Có lúc cả gia đình tưởng ông đã bỏ xác xứ người mà làm giỗ cho ông.
Sang Trung Quốc, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y. Trong những năm lang bạt xứ người theo học nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn được người thầy Trung Quốc yêu mến, tin tưởng truyền dạy lại những ngón võ gia truyền.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới xảy ra, trên đường trở về Việt Nam, Nguyễn Hữu Khai đã bị công an bắt vì tưởng ông cũng cùng đoàn với những người giả mạo giấy tờ để vượt biên trái phép.
Ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm và đã bị giam khắp các nhà giam từ Lạng Sơn đến Hà Bắc rồi về Hỏa Lò. Phải đến năm 1982, Nguyễn Hữu Khai mới trở về nhà, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt.
Tù nhân và con đường trở thành lương y, thầy dạy võ thuật
Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Trong suốt 2 năm tiếp theo ông đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Tiếng tăm của ông cũng từ đây mà được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, cuộc sống yên ả này không được bao lâu thì sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc ông không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình ông rơi vào nợ nần chồng chất. Do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Năm 1986, ông đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế.
Năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Tuy nhiên, tại thời điểm này, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên ông đã tìm đường “xuất ngoại” để mở rộng thị trường. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống.
Nhờ nỗ lực của mình, ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau). Sau này, thương hiệu Bảo Long ra đời chính là tiền thân của Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long.
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP.HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Từ một công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.
Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông), trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Một đời người và bốn cuộc hôn nhân
Cuộc đời của ông vô cùng lận đận khi phải trải qua đến 4 đời vợ, hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau. Người vợ thứ nhất không thể cảm thông, chia sẻ và cùng anh đi trọng quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, anh đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.
Người vợ thứ hai của ông là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm. Sau khi người vợ thứ hai đã mất, ông phải sống cảnh gà trống nuôi con.
Một cô học trò cũ của ông, vì lòng mến mộ, đã đưa con ông về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho anh qua cơn hiểm nghèo. Hai người lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi. Người vợ thứ tư của ông tên là Lê Thúy Hằng, một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ. Cô vợ này kém ông 20 tuổi.
Tù vẫn hoàn tù
Từ năm 2007 tới nay, ông Nguyễn Hữu Khai chỉ đạo thành lập xưởng sản xuất Bảo Đông 2 tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây từ năm 2008 để chuyên sản xuất hàng trăm loại thuốc đông dược không đăng ký và không được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép sản xuất hoặc thuốc chỉ được lưu hành nội bộ không được tiêu thụ ra thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm lại được tung ra tiêu thụ rộng rãi trên thị trường với doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng để ngoài hạch toán kế toán của doanh nghiệp trốn thuế rất lớn.
Với danh nghĩa Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, ông Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức huy động vốn dưới hình thức “cổ đông góp vốn” để thu tiền của nhiều cá nhân tự quản lý sử dụng để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Ngày 22/3/2011 và 28/4/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đại diện Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn ký kết “Hợp đồng khoán kinh doanh” số 154/HĐHT/2011 và số 15/HĐHT/2011 với ông Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Theo 2 hợp đồng, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn giao cho ông Khai (với tư cách là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) tổng số tiền là 10 tỉ đồng “để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức khoán kinh doanh hàng tháng”.
Khoản tiền này có thời hạn 12 tháng với lợi nhuận của bên giao vốn là 120 triệu đồng mỗi tháng được thanh toán vào ngày 22 hàng tháng. Sau khi tiếp nhận tiền theo hợp đồng, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) đã theo lệnh của ông Khai chi sử dụng để trả nợ cũ hết số tiền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Việc tiếp nhận và sử dụng tiền vốn nhận giao khoán được ông Khai để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính. Hiện ông Khai không có khả năng hoàn trả vốn đang chiếm giữ sử dụng trái phép.

Đường đời

Trong thời gian từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Tính đến ngày 16/1/2012, ông Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả. Việc này có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin mới nhất, vào ngày 15/6 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Khai đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”. Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM).
theo SoHa




http://ttxva.org/wp-content/uploads/2013/06/nguyenhuukhai-baolong.jpg

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Bloger Phạm Viết Đào chỉ là móm quà nhỏ, ấy mà.


Bà Đầm xòe.
Nhà văn, quan Thanh tra Phạm Viết Đào
Nhà văn, quan Thanh tra Phạm Viết Đào
Bác Đào bị bắt, với gia đinh nhỏ của Bác thì đau lắm, đại dòng tộc tộc họ Phạm cũng không thể không đau. (vì Đào là người cùng họ và nhiều tuổi hơn nên tôi thường gọi là Bác – Bác Đào).
Đau vì Bác là người trong họ đã làm sáng danh dòng họ từ bao nhiều năm nay.
Bác là cán bộ Nhà nước, lại còn là nhà văn, nhà dịch giả.
Bác còn là quan thanh tra của ngành Văn hóa cấp Bộ.
Bác còn là người hiểu biết về tử vi, tướng số, lại rất tin tưởng vào vào tâm linh của con người và của trời đất.
Bác còn là Hạt giống đỏ, vì Bác là con nhà cách mạng lại sinh ra trên quê hương Đỏ – Quê Bác Hồ – Nghệ An.
Bác còn được Đảng nhà nước cho đi nước ngoài học tập để về xây dựng chế độ Xã nghĩa “tươi đẹp” cho đất nước.
Ấy thế mà Bác lại bị bắt.
Thần thánh của Đại Việt đâu, hãy hiện lên cứu Bác Đào, họ Phạm nhà tôi; cứu Hạt giống đỏ nơi đất Đỏ – Nghệ An – quê hương của Bác Hồ vĩ đại.
Lý do bắt Bác Đào được đăng tải trên các báo của Nhà nước và không Nhà nước, cho rằng, bác phạm vào tội ở Điều 258 Bộ Luật Hình sự, tội tuyên truyền chống chế độ – Nguyên văn: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Có đúng là Bác Đào đã phạm vào cái tội đó không? Hẳn phải đợi sau khi Bác ra Tòa án rồi được thẩm phán tuyên án, chúng ta mới biết một cách chắc chắc.
Nhưng, đó là công việc của Kiểm sát và Tòa án.
Là một fan của trang Phamvietdaoblog, tôi cho rằng, tội của Bác Đào mà các cơ quan bảo vệ pháp luật nước ta còn chưa “trưng ra” để bắt Bác là cái tội lúc nào Bác cũng găm đầy trên blog của Bác bài viết, hình ảnh về tội ác của Quân Trung Cộng đã xâm lược chuẩn bị xâm lược Việt Nam ta.
4
Vì đâu mà Bác lại thường trực căm thù quân Trung Cộng như vậy? Theo tôi, ngoài tâm thế bác là nhà văn, là cán bộ – quan Thanh tra Văn hóa Bộ, là người Việt Nam, bác và gia đình Bác còn có nỗi đau riêng, đó là, khi Bác đang du học ở nước ngoài thì chiến tranh biên giới phía Bắc, năm 1979, nổ ra, người em ruột của Bác trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh tại đây trong khi đánh nhau với Tầu Cộng.
Với Bác, đó là móm “thù nhà, nợ nước” mãi mãi không quên trong lòng Bác.
Các bạn đọc blog của Pham Viết Đào hãy nhớ lại thử xem, trang blog của Bác Đào là trang có nhiều bài viết liên quan đến chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 nhất, trong đó, Bác liên tục tố cáo tội ác tàn sát dã man đất nước mình, đồng bào mình của quân Tầu Cộng xâm lược, và “hở sườn’ nhất, Bác lại còn liên kết cùng các tá tướng nước mình nhìn nhận lại những trận đánh, đặc biệt là những trận ta thua, trong thời kỳ này với những xót thương, trăn trở.
Đề tài này xuất hiện trên blog của Bác, không có blog nào có thể sánh bằng, nó cứ như có đội “phục bình” “đến hẹn lại lên”, trong khi việc đánh nhau với Tàu Cộng đã kết thúc từ năm 1990 khi diễn ra hội nghị cấp cao giữa hai nước họp ở Thành Đô bên nước Tàu rồi.
Nước mình và nước Tàu hiện nay đang từng ngày, từng giờ dốc lòng, dốc sức cho việc tô thắm thêm những hàng chữ đỏ “4 tốt” và chữ vàng “16 chữ vàng”, đến mức tượng đài, bia tạc về tội ác của Tàu Cộng trên miền biên giới phía Bắc cũng đã phải phá đi, đục bỏ đi.
Ấy thế mà Bác và mấy tướng tá cứ suốt ngày kể tội “anh Tàu”, cứ liên miên kêu gọi cảnh giác với “anh Tàu” thì làm sao mà “anh Tàu” chịu cho nổi. Làm sao mà “anh Tàu” để cho bác có tự do, có ung dung tự tại cho được?
Theo tôi, việc bắt Bác chiếu theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự chỉ là bề nổi của tảng băng chìm trong cõi lòng của Bác Đào lúc nào cũng hừng hừng ngọn lửa căm thù giặc Tàu mà thôi.
Các bạn cứ đợi thời gian trôi đi cho diễn tiến của sự thật trồi lên, các bạn sẽ thấy.
Còn tại sao lại bắt Bác Đào trong lúc này? Các bạn cứ trương mắt ra hướng sang Trung Nam Hải mà nhìn trong vài ngày nữa thì sẽ thấy.
Nó chỉ là món quà nhỏ trong bị của ai đó dâng lên lên quan thày Tàu Cộng mà thôi.
3
“Nó chỉ là món quà nhỏ ấy mà”.
Bà Đầm xòe.

NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO BỊ BẮT

Tối hôm qua (13/6)  như thường lệ, tôi vào trang Phạm Viết Đào thì  thấy:  Có lẽ bạn đã không được mời đọc blog này. Nếu bạn nghĩ đây là lỗi, có thể bạn muốn liên hệ với tác giả của blog và yêu cầu một lời mời. (!)
           Tôi nghĩ chắc phòng tin tặc phá, nên anh Đào phải làm thế, nên bấm máy lúc 20h15, nghe thấy chuông, nhưng không thấy trả lời. Chẳng lẽ giờ này đã ngủ? Nhưng nể, không gọi nữa!
           Sáng nay, hồi 7 h 27 ' đã thấy chị Mùi ở Quảng Ninh gọi hỏi tin tức bác Đào, và nói nghe ồn là bác Đào bị công an bắt giữ? Chị nói bác ấy làm phúc cho nhà chị, chứ có nhận hào bồi dưỡng nào đâu? Mình chẳng biết nói gì. Bận việc rồi nhãng đi, đến tầm trưa, vào mạng thì đã đầy trời tin hắc ám.
Dù không là bạn văn, thì cũng là bạn đọc của anh Đào. Xin trích đăng vài dòng của các trang viết về Bog Phạm Viết Đào

Trong khi chờ các thông tin về nhà văn PVĐ, xin đăng lại bài tham luận của anh đọc tại hội thảo ngày 24/12/2012 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức: 
.

TÌM CƠ CHẾ ĐỂ TẠO CHO CÁC NHÀ BÁO ĐƯỢC BỘC LỘ CHÍNH KIẾN CỦA MÌNH NHƯ CÁC BLOGGER…

PHẠM VIẾT ĐÀO
Nhà văn Phạm Viết Đào đọc tham luận.
Nhà văn Phạm Viết Đào đọc tham luận.
Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp và bày tỏ chính kiến với thế giới bên ngoài thì nó trở nên cuốn hút mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín, toàn trị như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…
Theo một cuộc khảo sát công bố gần đây của tạp chí NEON của Đức được AFP đưa tin; bằng hình thức phỏng vấn thanh niên Đức trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, đã cho kết quả: 18% người Đức trả lời họ thích thú sử dụng Internet hơn là quan hệ tình dục; một số người còn cho biết họ nghiện inernet hơn thuốc lá; trong khi người Đức là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều thuốc lá, có ý kiến còn đề xuất dùng internet để cai nghiện thuốc lá, cai tình dục…
Theo khảo sát, 70% thanh thiếu niên Đức nói rằng họ xem thường xuyên truy cập 10 trang web  mỗi ngày, trong khi chỉ có 12% cho rằng theo dõi thường xuyên hơn 25 trang web trực tuyến.
Cuộc khảo sát này được thực hiện do Viện Forsa, bắt đầu từ một mẫu đại diện của 1016 người, mỗi người có một kết nối internet.
Qua những dữ liệu trên cho thấy đang tồn tại sự cách bức giữa nhu cầu của công chúng với các phương tiện thông tin truyền thống ngay cả với cả những quốc gia cởi mở như Đức; sức hấp dẫn vượt trội của Internet trong đó các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố cấu thành sinh thể Internet, xã hội internet hay còn được gọi là cộng đồng mạng.
Trước hết chúng ta hãy phân định về sự khác biệt giữa báo chí, phương tiện thông tin đại chúng với các trang mạng xã hội; một cộng đồng tự sản, tự tiêu sản phẩm của mình…Về nguyên lý: báo chí là cơ quan đầu mối thu thập và tán phát thông tin, kinh doanh thông tin; báo chí vừa có quyền năng, phương tiện và cơ sở vật chất nhất để thu thập thông tin, sàng lọc thông tin, tổng hợp thông tin như một loại hình doanh nghiệp đặc thù thế mà lại không đáp ứng xuể nhu cầu của người tiêu thụ khiến các trang mạng xã hội chen chân vào…
Trong khi đó các trang mạng xã hội phần lớn do các cá nhân dựng lên nhằm mục đích chủ yếu là để thỏa mãn cái nhu cầu trình bày, chia sẻ những suy nghĩ thật, những cảm nghĩ thật và những điều mắt thấy, tai nghe của chủ trang mạng với cộng đồng mạng. Thông tin từ các trang mạng xã hội ( blog, trang Web cá nhân ) chỉ là những nguồn tin cá lẻ, cá nhân tùy hứng, ngẫu hứng thế nhưng không ít trang lại cạnh tranh nghiêng ngửa với các tờ báo điện tử chính thống có cả ban biên tập và cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dồi dào…
Đứng về vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin thì báo chí mới là cơ quan đầu mối, có điều kiện hơn nhiều so với các trang mạng xã hội; Còn như đặt vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin từ các trang mạng xã hội thì chỉ cần bộ phận biên tập của các tòa soạn báo có kinh nghiệm, tinh nhạy, mẫn cảm là có thể lôi kéo, tập hợp xung quanh mình một đội ngũ thông tín viên cung cấp nguồn tin cho bản báo…
Theo tôi: điều quan trọng nhất, điều mà báo chí cần phải thường xuyên tiếp nhận, bổ sung nguồn dưỡng chất, sinh khí cho tờ báo của mình từ nguồn các trang mạng xã hội không phải là nguồn tin, số lượng và sự đa dạng, đa chiều của thông tin mà ở vấn đề mà báo chí cần phải nghe nghe ngóng, thu thập từ các trang mạng xã hội: loại vấn đề gì đang nổi lên được người đọc quan tâm, được các trang mạng xã hội lao vào bàn tán, giao đãi, đưa tin nhiều… Đây chính là các thế mạnh, sở trường đích thực của các trang mạng xã hội. Bởi vì so với các tòa soạn báo các trang mạng xã hội thường viết lên những cảm nghĩ, xúc cảm đích thực tươi mới không thể không viết ra và không thể không đưa lên mạng để chia sẻ với cộng đồng của từng cá nhân…Nói cách khác: chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình nhạy bén như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội?
Một biên tập viên, một nhà báo có nghề và có kinh nghiệm là người phải biết dò đoán, “đánh hơi” dư luận xã hội thông qua các trang mạng xã hội, thông qua các “ đặc tình “ trong lĩnh vực thông tin để trên cơ sở đó mà tham mưu, hoạch định chiến thuật, chiến lược thu thập, khai thác thông tin và bình luận định hướng dư luận xã hội cho bản báo…Một trang mạng xã hội dù nhạy bén đến đâu cũng không thể thu thập được nguồn tin phong phú bằng các ban biên tập; thế nhưng mặc dù nhiều khi họ chỉ ăn theo thông tin của các tờ báo để rồi họ, các trang mạng xã hội đã vượt lên các tờ báo nhờ vào khả năng đoán định chiều hướng thông tin, bình luận, phân tích, mổ xẻ thông tin…là những điều mà độc giả cần, mong đợi…
Hiện nay, các trang mạng xã hội Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với các tờ báo trong đó có báo điện tử về hướng này; trong rất nhiều trường hợp giống như việc phát minh và khai thác chiếc máy tính điện tử: Liên Xô mới là quốc gia đầu tiên phát minh ra máy tính nhưng đưa vào ứng dụng rộng rãi, cải tiến nó và thu lời, làm giàu từ phát minh này lại là người Mỹ…Hiện nay một số trang mạng xã hội có chỗ đứng sâu trong lòng cộng đồng mạng, chiếm được tình cảm là do khả năng cải biến, xử lý, “ tái chế”, phóng đại  thông tin chứ không phải ở cái khả năng săn tin ?
Ở đây do báo chí Việt có một số hạn chế do điều kiện khách quan: Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thế có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chưng năng nhà nước, chức năng nào đó bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…Do vậy, khi internet ra đời, tạo điều kiện cho cư dân mạng Việt Nam có một mảnh đất mới, một khu đất phần trăm tùy ý sử dụng để góp phần tăng gia thêm khẩu phần thông tin và chia sẻ chính kiến. Do đó nên đã xuất hiện rất nhiều cây viết, chủ nhân của các cư dân mạng nổi tiếng hơn cả nghề tay phải của mình, họ là nhà báo nhưng người đọc biết nhiều về họ hơn nhờ viết blog chứ không phải viết báo; có nhà báo bỏ cả nghề báo để viết blog; có ông chẳng liên quan gì đến nghề báo tự dưng nhảy ra làm trang mạng có sức lôi cuốn người đọc, thách thức các tổng biên tập báo chính thống khiến cho Huy Đức một nhà báo kiêm một blogger có tiếng đã phải thốt lên: Báo chính thống nói chuyện Basam; Còn Basam lại đưa chuyện chính thống…Rất nhiều các hãng thông tin nước ngoài khi một tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó lạ thường tìm đến các blogger hơn là tìm đến những nhà báo, nhà quan sát chính trường có nhãn mác, bằng cấp và giấy phép hành nghề…
Sở sĩ xảy ra tình trạng trên là do các trang mạng xã hội có điều kiện cho phép chủ nhân được giãi bày những suy ngẫm, những quan ngại, những xúc cảm cá nhân; nếu một nhà báo khi đặt bút viết về một vấn đề nào đó thì điều mà anh quan tâm đó không phải là độc giả đầu tiên chắc phải là hàng thứ 2, số 1 đó là liệu cái tin bài mình viết ra có được TBT đăng cho không? Nhiều phóng viên đã phải làm cái việc trước khi quyết định bắt tay vào lấy tin, viết bài thì đã phải trao đổi trước với lãnh đạo báo…Như vậy, độ nóng, độ tươi mới cập nhật và dấu ấn cá nhân của sự phát hiện của tin bài đã bị gián đoạn, cách bức so với một một blogger hay một ông chủ một trang Web cá nhân. Mỗi khi chủ của các trang mạng xã hội thấy vấn đề tác động vào họ buộc họ phải đặt bút viết là lập tức họ bắt tay vào ngay; trước bàn phím của họ là cá nhân của họ được vui sướng giãi bày cảm xúc của mình qua con chữ và độc gia quen thuộc đang chờ họ…
Do vậy nếu báo chí muốn sàng lọc thông tin, nhất là loại thông tin về các vấn đề mà xã hội độc giả quan tâm thì không đâu bằng cập nhật những trang mạng các nhân có lượng độc giả đông, ổn định…Thực ra, không chỉ báo chí mà theo người viết bài này được biết: một số cơ quan chức năng như công an, tuyên giáo, các cơ quan hành chính cũng đã trở thành độc giả của nhiều trang mạng cá nhân có tên tuổi; họ vào các trang mạng này không phải vì tò mò, cũng không phải vì đói thông tin vì thông tin trên các trang mạng xã hội thường là những thông tin cần phải kiểm chứng, sàng lọ; Qua các thông tin trên các trang mạng xã hội, chắc các cơ quan chức năng muốn đo kiểm xem phản ứng, những diễn biến, xu thế chính kiến xã hội đang quan tâm, đổ xô vào các vấn đề gì, thậm chí các trang mạng xã hội còn là nơi do lường, kiểm chứng lòng dân trước các chính sách, chủ trương mới ban hành của nhà nước, của các đoàn thể xã hội…Và ở khía cạnh này các trang mạng xã hội có độ tin cậy cũng như độ nóng của sự tươi mới cao hơn các cơ quan ngôn luận báo chí…
Một tờ báo muốn tạo cho mình chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả thì phải đón đầu cho được những chiều hướng thông tin mà độc giả quan tâm, những vấn đề xã hội đang gây bức xúc độc giả và khi báo chí xông vào với sức mạng về tay nghề, phương tiện sẽ lôi kéo, định hướng được độc giả…
Ở Nhật tại những xý nghiệp lớn đông công nhân làm việc, nhiều ông chủ cho xây những phòng giải trí, ở trong đó có nhiều bức tượng bằng cao su có dáng hình và kích cỡ giống, đúng như các yếu nhân đang quản lý nhà máy…Nhà giải stress này nhằm mục đích tạo điều kiện cho công nhân của nhà máy, nếu họ có điều gì đó bất bình với ông chủ hoặc ai đó có liên quan tới công việc hàng ngày; họ có thể vào đấy đấm đá thỏa thích người mà họ cho là đang ức hiếp họ…Các phòng xả stress này đều có hệ thống ghi âm, ghi hình để các ông chủ theo dõi không nhằm mục đích trả thù, đối phó với người phản ứng mình mà để điều chỉnh các giải pháp, phương cách quản lý…
Quản lý một xã hội cũng giống như một xý nghiệp, một nhà máy, một gia đình…cho dù thiết kế ra được một guồng máy quản trị, hoàn hảo đến đâu cũng khó lòng làm thỏa mãn hết thảy, làm cho mọi thành viên có nhu cầu, sở thích, sở trường khác nhau đều vui vẻ cả; Do vậy, các phương tiện thông tin đại chúng là cái kênh có nhiệm vụ thông tin giúp các tầng lớp trong xã hội có điều kiện để hiểu nhau, giao lưu, giao cảm với nhau để trên cở sở này mà tìm ra những được tiếng nói chung, tránh cho xã hội những sự dồn toa, giật cục dẫn tới đổ vỡ trong các mối quan hệ…
Nắm bắt các luồng thông tin, dư luận xã hội để trên cơ sở này mà hoạch định các chính sách xã hội là điều mà bất kể một thể chế quản trị văn minh, tiến bộ nào; Điều này thực ra kể cả Việt Nam chúng ta từng đã thiết lập có điều hiệu quả và chất lượng của nó tới đâu thì đó là điều mà chúng ta cần suy tính cân nhắc…Việc điều chỉnh xã hội bằng sự minh bạch thông tin, chính kiến sẽ văn minh gấp vạn lần so với sử dụng dùi cui và guồng máy cảnh sát…
Hiện nay chúng ta có hệ thống hơn 800 tờ báo và Đài truyền hình trung ương đã được đầu tư từ nhiều nguồn trong đó có ngân sách nhà nước về trang thiết bị kỹ thuật để làm việc đưa tin, thông tin, bình luận, phân tích, kiến giải thông tin nhằm định hướng dư luận xã hội; Thế nhưng có thể do những nét đặc thù của cơ chế quản lý, quản trị của hoạt động này nên chất lượng của công tác thông tin giúp cho khâu quản trị xã hội của nhà nước hiệu quả không cao, tác động vào dự luận xã hội còn hời hợt…Đang có một khoảng cách, một bức vách ngăn giữa cơ quan thông tin, những người làm nghề thông tin ( các nhà báo ) với xã hội…
Xin lấy vị dụ nạn nợ xấu do quá nguồn tiền ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản phát triển cung vượt cầu quá lớn ? Đây không phải là lần đầu Việt Nam và thế giới đã rơi vào thảm cảnh này; chúng ta không thiếu những cơ quan chuyên nghiên cứu, dự báo thị trường trong đó có thị trường bất động sản…Chúng ta có hàng trăm tờ báo chuyên ngành về kinh tế, hàng trăm tờ báo không chuyên về thị trường nhưng hàng ngày vẫn dành các chuyên trang cho vấn đề kinh tế-thị trường; thế tại sao lại không có được một phản biện, dự báo nào can ngăn các nhà đầu tư để tình hình bất động sản lao vào thảm họa như hiện nay? Chỉ qua vụ thị trường bất động sản thôi đã thấy cái cơ chế thu thập, sàng lọc, tổng hợp và xử lý thông tin của chúng ta có vấn đề; Điều này không chí đối với báo chí mà cả các cơ quan hoạch định chính sách tầm vĩ mô lẫn vi mô…
Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ hai con người với nhau thôi, nếu không có sự giãi bài, bộc bạch với nhau những chỗ uẩn khúc, những khúc mắc, tức nói nôm na không sống thật lòng với nhau thì họ khó lòng có được tình bạn lâu bền, họ sẽ không có được những hành động chân thành, thiết thực, chia sẻ, động viên, an ủi nhau trong những lúc khó khăn…Hiện nay các cơ quan thông tin đại chúng không làm tròn phận sự vì chưa sống thật lòng, chia sẻ thành thật với độc gia thông qua việc đưa tin và thông tin, bình luận, định hướng thông tin với độc giả…Đó chính là lý do khiến cho các mạng xã hội ra đời…Các trang mạng xã hội đang gánh vác cái nhiệm vụ nặng nề đó là việc bù đắp những phần thiếu hụt, phần què quặt của cộng đồng thông tin chính thống…Thử vào các đài truyền hình và các phương tiện chính thống mà xem: thấy xã hội chúng ta hoàn thiện êm đẹp một cách giả tạo, gượng gạo…
Rất may trong hàng chục năm gần đây do sự bùng nổ của phương tiện internet đã tạo điều kiện có rất nhiều cá nhân, blogger đã nghiễm nhiên biến thành những nhà báo có đông người tìm đến giống như những tờ báo những tờ báo có nhãn mác và có giấy phép hoạt động nghề do Bộ Thông tin-Truyền thông cấp…Hiện nay một số trang mạng xã hội riêng về các chủ đề thông tin gần với các tờ báo chuyên ngành về kinh tế-xã hội hàng ngày đã thu hút tới dăm ba vạn lượt truy cập; số trang mạng này ở Việt Nam cũng đã lên tới hàng chục trang mặc dù hoạt động tự phát, chưa chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật…Các blogger đã nơi khỏa lấp phần nào cái thiếu hụt này của các cơ quan thông tin chính thống đã gây ra cho xã hội thông tin Việt Nam…Thử hình dung nếu không có các trang mạng xã hội mặc dù bị chèn ép đủ đường thì làm sao người dân và kể cả các cơ quan chức năng biết được thực chất về cái mặt trái của vũ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên và nhiều vụ khác…Các cơ quan chức năng vào cuộc giải vụ này theo tôi thực chất là do sức ép của các trang mạng xã hội chứ khó tin là do các bộ phận tham mưu giúp việc đi xe sang, hưởng lương cao tham mưu, đề xuất…
Bản thân tôi là người ham viết blog, mới nghỉ hưu từ 1/6/2012, trang của tôi bị đánh sập 3 lần và không biết ai phá; rất nhiều lần trực tiếp được mời lên yêu cầu giải trình các nội dung, quan điểm cũng như trách nhiệm hành chính ( vì tôi là công chức ) và trách nhiệm trước luật pháp về những thông tin tôi nêu về những vấn đề tôi viết ra…Tôi đã giải thích, tranh luận sòng phẳng, minh bạch rằng: những điều tôi viết ra không vi phạm 19 điều đảng viên không được làm vì tôi là đảng viên; Tôi không vi phạm luật pháp thông tin ( Luật Báo chí và các văn bản có liên quan)…Tôi là hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà báo VN, thiên chức của tôi cũng giống như anh nông dân, phải có cày và ruộng cho chúng tôi cày cấy; Khi nhà nước thừa nhận cho phép bằng luật pháp hoạt động của những hội này thì nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo hộ công việc của chúng tôi, những cư dân hoạt động có thẻ khi chúng tôi không làm gì vi phạm luật pháp…Có ý kiến bác lại: Sao không đưa các ý kiến đó cho các báo mà lại đưa lên mạng; tôi trả lời: nếu đưa tới báo thì báo không đăng; còn gửi cho những người có trách nhiệm, cơ quan có trách nhiệm có liên quan thì tôi không muốn mang tiếng là người đi khiếu kiện, xin-cho…Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
Tóm lại, cho rằng hiện nay so với báo chí chính thống thì các trang mạng xã hội có điều kiện bộc lộ chính kiến của người viết hơn; vấn đề mà tôi đề câp, kết lại: làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội…Vấn đề này nó vượt ra ngoài phạm vi cuộc hội thảo này vì nó vướng vào cơ chế, chính sách; Cuộc hội thảo này chỉ bàn tới một vấn đề thuộc phạm vi nghề nghiệp thông tin của báo chí. Tôi muốn bàn tới cái gốc của vấn đề đó là cơ chế-chính sách quản lý thông tin báo chí thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông; Để phát biểu điều này phải là cuộc hội thảo do Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức và chủ trì…Cách đây không lâu, tôi có đọc văn bản soạn thảo về Nghị định Internet sửa đổi, tôi thấy vô lý vì trong đó có một dòng ghi đại ý: thông tin báo chí mới là chính thống, hợp pháp còn thông tin trên mạng xã hội là không chính thống…Bộ TT-TT cứ quy định còn người đọc người ta cứ vào các trang mạng xã hội để đọc, các hãng thông tấn nước ngoài có uy tín vẫn tiếp cận các blogger để lấy tin vậy thì cái chính thống mà Bộ Thông tin Truyền thông quy định đó ai nghe, ai theo, ai tin và tin ai ?
Nếu không bàn tới cơ chế chính sách giải phóng sức sản xuất cho các nhà báo được hành nghề, bộc lộ chính kiến của mình như các blogger thì nếu có tờ báo nào đó mời tôi viết bài tôi cũng lại viết như các nhà báo, nếu muốn được đăng…Và tham gia cuộc hội thảo này, tôi cũng đã phải đắn đo, viết tham luận cẩn thận, rà đi soát lại để không bị kiểm duyệt, biên tập khiến cho ý kiến của mình không được phát. Còn lên trang của tôi thì khi viết xong chỉ một cú nhấn chuột là bài sẽ lên mạng…
P.V.Đ
Nguồn: BaSam

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Nhà thơ Văn Công Hùng...Chớp nhoáng Sơn La !

satrungkim nói...
Rất tiếc là anh VCH lên và về nhanh như xiếc, các fan hâm mộ không kịp gọi nhau nghênh tiếp, chứ không phải dân Sơn La ít người vào trang của anh!!!
Văn Công Hùng nói...
@Satrungkim:
----
Thú thật là chuyến này mình lên vì việc gia đình, lên rất nhanh và về rất nhanh vì điều kiện không cho phép, chứ bản thân rất muốn gặp các bạn Sơn La. Rất muốn vào thăm các đồng nghiệp cả văn và báo ở hội VN và Hội Nb mà cũng không có thời gian. NGay nhà các em mình cũng vào chưa hết. thôi đành xin lỗi và hẹn lần sau vậy.
Cám ơn bạn và Sơn La rất nhiều. Tối nay tôi đưa các bạn văn cả Gia lai và HN về nhà, ăn mận Sơn La đấy...

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

TRẦN ĐĂNG KHOA NÓI VỀ THƠ TẠI PHÁP

 

  ( Theo Blog Nguyễn Trọng Tạo )
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đang tham dự cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6. Đoàn Việt Nam có Khoa và nhà thơ Nguyễn Bảo Chân. Nhân dịp này, mời bà con theo dõi bài phát biểu của Khoa trong cuộc gặp mặt này. Đây cũng có thể xem như một quan điểm của anh về một mảng của loại hình văn học nghệ thuật phức tạp nhất và cũng sinh động nhất. 

VÀI NÉT VỀ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

TRẦN ĐĂNG KHOA
Trước hết, tôi xin cám ơn các quý ông, quý bà và các bạn đã dành cho tôi ít phút nói về thơ Việt Nam tại diễn đàn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn ông Francis Combes và Hiệp hội thơ vùng Val de Marne đã tạo điều kiện cho tôi có dịp được đến thăm nước Pháp, một đất nước tuơi đẹp và văn minh, mà ở thời đại nào cũng có những con người khổng lồ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong văn chương và nghệ thuật.
Ở đất nước chúng tôi, những ai từng ham mê văn chương, nghệ thuật, từ trẻ đến già, không ai không biết tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn Vichto Huygô, Ônôrê đơ Bandắc, Guyđơ Môpatsăng, Anphôngxơ Đôđê, Stangđan, Guytxta Flôbe. Alechxangdr Đuyma… các nhà thơ Rimbo, Verlen, Apoline, Lui Aragông… và còn rất nhiều, rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác từ lâu đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp độc giả nước tôi.
Tôi đến với thơ ca từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước, khi còn là một cậu bé 8 tuổi đang học lớp 2 trường làng. Lúc bấy giờ bom đạn mù mịt, đất nước tôi đang ở trong giai đoạn căng thẳng nhất của lịch sử hiện đại, bọn trẻ chúng tôi ăn đói, mặc rét, sống ngày nào biết ngày ấy, vì cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bởi thế, không phải chỉ người già, mà ngay cả trẻ con cũng chẳng đứa nào dám nghĩ mình có thể sống được đến ngày không còn bom đạn, được chạy nhảy vui chơi trên mặt đất, được đi thung thăng dưới ánh nắng mặt trời. Và cũng từ những năm gian nan vất vả ấy, tôi bắt đầu làm thơ. Và tôi cũng không ngờ những bài thơ thuở thơ ấu của mình từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh lại được bạn đọc của nước tôi đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra trên 40 thứ tiếng trên thế giới. Và nước đầu tiên dịch thơ tôi, may mắn thay lại là nước Pháp, đất nước mà tôi coi là kinh đô của nền văn chương thế giới. Bắt đầu là chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà tôi có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút về tôi. Bộ phim mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn GERARD GUILLAUME trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969. Sau 40 năm, cuốn phim tài liệu đó mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân ở quê tôi. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa.
Từ diễn đàn này, cho phép tôi được cám ơn Đạo diễn Giê ra guy ôm, nhà thơ Frangxoa Cozơ, nhà thơ, nhà báo Mađơlen Rifô, nhà thơ Clôt đơ Pari, nhà thơ Michelle Sullivan …và nhiều nhà thơ khác, đã đưa thơ tôi đến với bạn đọc Pháp. Tôi cũng cám ơn họa sĩ Đô mi ni cơ Đơ mit xcô gần đây cũng đã biến thơ tôi thành những bức tranh góp mặt trong triển lãm nghệ thuật ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Paris
Tôi xin lỗi là đã lạm dụng sự ưu ái của các quý vị, đã lan man quá dài những chuyện ngoài lề. Bây giờ, tôi xin đi vào chuyện chính. Tôi xin góp đôi lời giới thiệu một cách tổng quát về thơ ca hiện đại Việt Nam, theo sự cảm nhận của riêng tôi. Đây là một đề tài rất cụ thể nhưng cũng vô cùng phức tạp. Và ở đất nước tôi, trong suốt mấy thập kỷ qua đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận thậm chí rất gay gắt và dường như chẳng bao giờ có tiếng nói cuối cùng ở mảng đề tài này.
Thưa các quý vị!
Như trên tôi đã nói, đất nước tôi liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, nên các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ hiện đại đã chọn cho mình một con đường chính chủ đạo là lấy thơ làm phương tiện phục vụ đất nước, phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Dường như đây là tâm thức của toàn bộ dân tộc chúng tôi thời bấy giờ. Nên rất khó có thể nảy sinh những con đường khác. Một số tác giả cũng cố cưỡng lại nhưng nhanh chóng thành lạc lõng nên cuối cùng họ cũng lại hoà theo cái dòng chảy cuồn cuộn ấy. Tuy vậy trong nền thơ chúng tôi bấy giờ, cũng có những cánh cửa sổ trổ ra hướng khác, như một số tác phẩm của các thi sĩ sống trong các vùng đô thị Miền Nam trước đây, hay phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945, mà ai cũng nhận ra những ảnh hưởng rất tốt đẹp của nền thơ ca vĩ đại của Pháp.
Phong trào Thơ Mới rất rực rỡ này có nhiều thành tựu đặc sắc, trong đó có không ít tác giả, tác phẩm có sức sống vĩnh cửu với thời gian. Nhưng đó vẫn không phải là âm hưởng chủ đạo của cả nền thơ trong những năm chiến tranh. Bởi chính những nhà thơ mới ấy sau này cũng lại tự chuyển hướng, để hoà chung vào dòng chảy cuồn cuộn của toàn dân tộc. Tất nhiên, đối với thơ ca, hay văn học nói chung, một phong trào rầm rộ với số lượng tác phẩm đồ sộ cũng sẽ chẳng nói lên được điều gì cả, nếu như tác phẩm không hay. Chúng tôi cũng rất hiểu thế nào là nghệ thuật đích thực, nhưng cao hơn nghệ thuật lúc bấy giờ lại là sự sống còn của Tổ quốc. Nhân dân khi ấy rất cần sự động viên, an ủi, kể cả sự cổ động. Có một nhà thơ rất nổi tiếng của chúng tôi là ông Chính Hữu đã nói thẳng ra trong một bài thơ rằng:
Tôi viết bài thơ
Ghép bằng khẩu hiệu
Tất nhiên đó là những khẩu hiệu viết bằng tâm hồn, chứ không phải lý trí. Cũng không phải chỉ có Chính Hữu, rất nhiều nhà thơ khác nữa cũng rất sung sướng làm cái công việc đi ghép khẩu hiệu như thế. Bởi người dân lúc bấy giờ cần khẩu hiệu hơn là những nỗi niềm vân vi mây gió. Có khi chỉ vịn vào một khẩu hiệu là đã có được một niềm tin, một sức mạnh có thể vượt qua gian lao, vượt qua cả cái chết. Chúng tôi phải hy sinh rất nhiều để có được những tác phẩm thực sự có ích như thế đối với nhân dân. Chúng tôi cũng lấy sự có ích, sự trung thành với Tổ Quốc và nhân dân trong việc phục vụ những nhiệm vụ trước mắt làm thước đo đánh giá mọi tác phẩm ở trong thời điểm cụ thể ấy. Trong số những sáng tác ấy, cũng có không ít tác giả, tác phẩm vượt qua các sự kiện báo chí để có sức sống lâu bền. Một nhà thơ rất lớn của chúng tôi là ông Chế Lan Viên, người đã từng nhiều lần sang Pháp và có nhiều thơ được dịch sang tiếng Pháp, đã viết:
Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung gương mặt
Nụ cười tiễn đưa con ngàn bà mẹ in nhau…
Một đất nước có chung tâm hồn là cái bên trong, chung gương mặt là cái bên ngoài, lại chung cả những nỗi niềm riêng tư là nụ cười tiễn đưa con ra trận, thì thơ ca tất sẽ rất giống nhau. Điều ấy cũng dễ hiểu. Bởi vậy, Tế Hanh, một nhà thơ cũng rất nổi tiếng của chúng tôi, một người rất thực thà, đã viết một câu thơ, như là một phát hiện về một điều hiển nhiên mà ai cũng thấy:
Đọc câu thơ đồng chí ngỡ thơ mình
Ấy là nói một cách tổng quát. Còn cụ thể trong từng trường hợp, ở những nhà thơ lớn có cá tính sáng tạo đặc sắc thì vẫn có những giọng điệu hoàn toàn khác nhau, nhưng âm hưởng vẫn rất gần nhau. Và như thế, có thể nói, trong những năm chiến tranh, dường như chúng tôi chỉ có một dòng thơ chính. Và đó cũng là dòng văn học lớn của nhân loại: Dòng văn học yêu nước, bảo vệ Tổ Quốc, và chống lại các thế lực xâm lăng. Đây là mặt mạnh của chúng tôi và đồng thời cũng là mặt có phần nào hạn chế của chúng tôi khi hội nhập toàn cầu. Đặc điểm này kéo dài cho đến tận năm 1975.
Sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, thơ ca của chúng tôi đã có những bước phát triển mới rất đa dạng về giọng điệu cũng như phong cách. Bây giờ, ở đất nước tôi có bao nhiêu nhà thơ thì có từng đấy cách quan niệm về thơ. Không ai giống ai. Nội dung thơ cũng thay đổi. Có điều trước đây hay được quan tâm, bây giờ thấy nhạt.
Có những vấn đề trước đây e ngại bây giờ lại được khám phá. Nghệ thuật thơ cũng thay đổi rất nhiều. Có thơ truyền thống. Có thơ hiện đại. Rồi thơ hậu hiện đại. Thơ không vần trước đây xuất hiện dè dặt, bây giờ ra đời ào ạt và trở thành tiếng nói chủ đạo. Có nhà thơ còn quan niệm thơ hay phải là thơ không thể hiểu được. Càng bí hiểm càng tốt. Không ít bài thơ cứ như những câu đố không có lời giải. Hỏi, tác giả cũng không biết gì hơn. Ông bảo, nếu ông biết bài thơ nói gì thì ông đã nói toẹt ra rồi, còn làm thơ làm gì nữa. Ngược lại, có nhà thơ lại tìm đến sự giản dị, khai thác những số phận riêng của mỗi con người. Có bài thơ như truyện ngắn, hoặc như cả một cuốn tiểu thuyết, có cốt truyện, có nhân vật, có mở, có thắt. Nếu nhà tiểu thuyết có thể triển khai thành một cuốn sách dày đến mấy trăm trang, thì nhà thơ chỉ viết hơn chục câu thơ, vỏn vẻn chừng vài chục chữ. Vậy mà bài thơ vẫn không bị văn xuôi hoá, vẫn tự sống được. Cốt truyện, nhân vật chỉ là cái cớ để thi sĩ bộc lộ tài thơ của mình. Cũng có nhà thơ không quan tâm lắm đến cấu tứ, ngôn ngữ. Ông chỉ muốn bài thơ mang đến cho bạn đọc một ấn tượng gì đó. Và chỉ thế là được rồi. Rồi thơ tượng trưng, thơ siêu thực, thơ ấn tượng, thơ vị lai… Nói như một nhà thơ và nhà nghiên cứu thì tất cả các trường phái và phương pháp của thơ ca thế giới trong suốt một thế kỷ qua đều chen chúc thử nghiệm và gây ảnh hưởng ở Việt Nam trong một quãng thời gian rất ngắn. Và thơ xuất hiện rất nhiều. Tính trung bình mỗi ngày, tôi nhận được từ hai đến ba tập thơ của các tác giả gửi tặng. Rồi thơ trên truyền hình. Thơ trên đài phát thanh. Thơ trong câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ của các nhà khoa học, của các tầng lớp học sinh, sinh viên. Rồi thơ trên các báo. Nước chúng tôi có đến trên 800 tờ báo. Hầu như tờ báo nào cũng dành riêng một ít trang để đăng thơ, kể cả những tờ báo chuyên ngành, rất xa với văn học. Ở Quảng Ninh, một tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nơi có Vịnh Hạ Long rất nổi tiếng được UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới, còn có một ngày hội dành riêng cho Thơ và các nhà thơ. Đó là ngày 29 tháng Ba hàng năm, từ năm 1988. Ngày đó, thơ ngự trị trên mọi phương tiện truyền thông và trên khắp mọi địa bàn trong tỉnh. Ngày thơ ấy, 15 năm sau, từ năm 2003, đã được nhân rộng ra thành một lễ hội thi ca của cả nước. Đó là ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Việc xuất bản thơ ở đất nước chúng tôi bây giờ cũng rất dễ dàng. Tác giả chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng tiền Việt Nam, khoảng 200-300 Euro là đã có thể có được một tập thơ với gần 1000 bản in rồi. Ấy là chưa kể hàng loạt các trang Blog, có thể xem như những tờ báo tư nhân, có thể công bố thơ trên đó. Nhiều tác giả còn tự dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, in song ngữ. Và như thế, chỉ một bước, tác giả đã đến thẳng với bạn đọc thế giới. Trước đây, nhà thơ Trần Dần của chúng tôi có câu thơ rất đau xót:
Tôi khóc những những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời…
Bây giờ thì ở đâu cũng là “chân trời” cả. Chân trời ở ngay dưới chân mình. Chỉ có điều, mình có đủ sức để mà bay hay không?
Việc đánh giá thơ ở đất nước tôi bây giờ cũng rất khó. Hầu như không tìm được tiếng nói chung. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn đến cãi vã cũng thường bắt đầu từ thơ. Đó là sự va đập giữa các khuynh hướng nhằm muốn tự khẳng định, gây ảnh hưởng trước công chúng, có khi gay gắt dẫn đến triệt tiêu nhau. Tất cả các cuộc tranh luận này rốt cuộc dường như vẫn bỏ ngỏ, không có kết luận và cũng không có tiếng nói cuối cùng.
Trong cái sự ồn ào có tính báo chí đó, cũng có không ít các nhà thơ của chúng tôi chỉ im lặng sáng tạo và quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, là giữ gìn bản sắc dân tộc và tìm cách hoà nhập với thế giới rộng lớn. Đây là một vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu.
Nhưng làm thế nào để đến được với thế giới rộng lớn? Đó lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Qua những nhà thơ lớn thế giới, chúng ta thấy những tác phẩm còn lại được với thời gian, thành di sản văn hoá của nhân loại, đều rất giản dị, trong sáng, mang những buồn vui, khát vọng của nhân dân và của nhân loại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, R. Tagore, A. Puskin, V. Huygô, A. Rimbo, Pon Veclen, Apoliner, Sile, Gớt, Henrich Hainơ, Béctôn Brếch… đều là những nhà thơ như thế. Đọc những bậc thiên tài ấy, tôi đều thấy họ học nhiều, đọc nhiều, biết nhiều, đi cũng nhiều và đặc biệt là nghĩ rất nhiều. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cứ đóng cửa, thở mỗi bầu khí quyển của riêng mình, mà là mở rộng mọi cánh cửa để đi ra với thế giới rộng lớn. Và rồi bằng con mắt của thế giới rộng lớn có tầm vóc nhân loại ấy mà nhìn lại cảnh sắc thiên nhiên và con người của quê hương mình, đất nước mình.
Chỉ có như thế, những tác phẩm cụ thể viết về những con người cụ thể, những cảnh sắc cụ thể của quê hương mình mới vượt qua được biên giới riêng của mỗi quốc gia, thậm chí mọi biên giới của thời gian mà đến được với toàn nhân loại…
Paris 25-5-2013
Một nhận xét của Hoàng Tuấn Khanh:
Tôi từ Đức sang nghe ông K. Phải nói rất tuyệt. Ong thần đồng này quả là một nhà diễn thuyết hùng biện và một nhà chính trị rất khôn khéo. Ông Khoa nói vo đúng như nội dung này. cái phần mở đầu mới hay. Tiếc không ghi lại đây. Ông bảo đại ý: Trước hết thay mặt cho các nhà tho VN, những người tài hơn tôi, nổi tiếng hơn tôi nhưng không có mặt ở đây, tôi xin vái chào các quý ông quý bà. Thật thú vị. Ở ngay sau cánh cửa kia thôi là một thế giới quay đảo chóng mặt. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nạn khủng bó kinh hoàng và chiến tranh đẫm máu ở nhiều khu vực. Không ngày nào hành tinh của chúng ta không có máu đổ. Chỉ bật radio lên là thấy trái đất nóng bỏng. Nóng đến mức có cảm giác chỉ cần đánh rơi một tàn lửa là cả hành tinh bùng cháy. Vậy mà giữa Paris hoa lệ, các nhà thơ đại diện cho nhiều vùng ngôn ngữ lại gặp nhau ở đây, lại nói với nhau bằng ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ của tình yêu và hòa bình. Nếu vị tổng thống nào, nếu vị tướng lĩnh phụ trách các bộ máy chiến tranh nào cũng là nhà thơ như ông Francis Combes, như các nhà thơ và những người yêu thơ ngồi đây thì tình yêu sẽ tràn ngập thế gian. Không có chiến tranh. Không có máu chảy. Không có những kiếp người bị đọa đầy. Nếu có xung đột thì chỉ là cuộc giao chiến của các nhà phê bình thơ. Nhưng cuôc chiến ấy không liên quan gì đến các nhà thơ. Các nhà thơ chúng ta có thể mỉm cười ngồi xem họ, như xem các ngài Hiệp sĩ Đonkiote chiến đấu với những cái cối xay gió”. Cả khán phòng cười ồ. Tôi trích từ trong thước phim quay ở máy cá nhân. Ngồi xem lại cũng thấy rất tuyệt. Tiếc là người dịch không lột tả hết, nói tóm lại dịch chán lắm. Công nhân ông K làm chính trị rất giỏi. Thoải mái, hài hước cứ như không. Tôi rất ngưỡng mộ ông này. Giỏi.

VỀ CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH THƠ


Vũ Quần Phương
Thứ năm ngày 6 tháng 6 năm 2013 7:44 PM

Tham luân tại hội nghị phê bình, Tam Đảo 6-2013

 Tôi xin phép được nói trong phạm vi hẹp, về thơ và phê bình thơ. Tôi có cảm giác lĩnh vực sáng tạo này đang có trục trặc nào đó, biểu hiện bằng một số nghịch lý sau đây:

1. Người xuất bản thơ đông lên, mỗi năm ước khoảng một nghìn tập, nhưng tác phẩm hay, có sức thu hút độc giả lại hiếm. Ấn phẩm thơ thuộc mặt hàng không bán được. Nhiều hiệu sách không bán nhận bán thơ

2. Số lượng các giải thưởng tăng lên. Giải của các hội trung ương rồi giải của các tỉnh thành, các ngành. Riêng về thơ hàng năm cũng có hàng dăm ba trăm người được giải. Ngay giải thưởng cấp quốc gia là giải Nhà nước và giải Hồ Chí Minh cũng trao phát khá rộng rãi. Riêng về thơ tính trung bình hàng năm tơi 4 người đoạt giải này. Chẳng lẽ vì giải thơ ngày một nhiều mà người đọc thơ ngày một hiếm.  Các giải thưởng mất dần tác dụng cổ võ giới thiệu. Nhận xét cao hứng của ai đó rằng nước ta là một cường quốc thơ, có lẽ phải nói rõ là cường quốc hăng hái làm thơ nhưng lại kinh hãi đọc thơ.

3. Việc luận bàn về thơ, tiêu chí đánh giá thơ rất phân tán. Đó là điều hay trong ý nghĩa dân chủ và phong phú về khuynh hưởng thẩm mỹ. Nhưng lại không hay về ngưỡng tri thức trong các lập luận. Những nhận định cảm tính thô sơ, những sùng ngoại thô thiển, niềm tự hào hãnh tiến, sự ngạo mạn hoang tưởng... song song hiện diện ở tư thế thừa thắng xông lên mà không sợ còi việt vị trên đủ các phương tiện truyền thông công vụ hoặc tư nhân. Những bài bình luận về tác giả tác phẩm rất rộng rãi lời khen và ồn ào chữ nghĩa không thua gì các quảng cáo thực phẩm chức năng trên Tivi. Câu lạc bộ thơ vốn là nơi tập hợp rộng rãi những ai thích thơ cũng tự đặt ra huân chương Vì sự nghệp thơ ca Việt Nam và trao tặng ngang với nghi thức trao huy chương vì sự nghiệp y tế, vì sự nghiệp giáo dục của các bộ chuyên môn trong chính phủ. Lạm phát thành mất giá. Hậu quả là bạn đọc không tin vào phê bình thơ, huân chương thơ đã đành mà thờ ơ luôn cả với thơ.

 Kể lể cho đủ các hiện tượng nghịch lý thì dài lắm, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho thấy tình hình sáng tác lẫn thẩm định thơ đang ở mức báo động, có người gọi đó là tình trạng loạn chuẩn. Gọi thế cũng có lý, cả lý hay lẫn lý dở. Hay ở chỗ nhiều chuẩn thì hơn là chỉ một chuẩn, còn dở là nhiều nhưng loạn. Điều cần làm lúc này lại là khảo sát nguyên nhân và giải quyết hiện trạng loạn ấy, cốt sao giúp cho người yêu thơ chọn được các tập thơ đáng đọc, nên đọc và giúp cho người làm thơ tìm ra độc giả tri kỷ của mình.
 Thành thật tôi rất e ngại xới lên hiện trạng này. Bởi lẽ tôi vốn là người làm thơ, tất cả những vụng dại của người làm thơ tôi đều trải nghiệm. Còn thẩm định thơ, nhà thơ nào chẳng là nhà thẩm định dù không viết phê bình hay tiểu luận. Những dòng viết này là lời đề đạt và cũng là lời tự thú, nẩy sinh từ một công việc mà tôi theo đuổi đã tới nửa thế kỷ, mong các bạn độ lượng cho nếu có những quan sát nào chưa thấu đáo.
1. Việc thẩm định thơ của ban giám khảo các loại giải thưởng chưa chính xác dẫn đến việc biểu dương những tập thơ, những tác giả không thật sự có tài năng. Mới đầu công chúng thơ còn có phản ứng tranh luận, sau rổi mọi người thất vọng, thờ ơ. Giải thưởng mất chức năng phát hiện nhân tài, đương nhiên dẫn đến nhiều cách bình giá khác, cách phát hiện khác.
  Phẩm chất ban giám khảo, bao gồm năng lực chuyên môn, sự trung thực của từng thành viên giám khảo và phương pháp làm việc của toàn ban giám khảo. Hiện nay việc biểu lộ ý kiến thường bằng bỏ phiếu kín và kết quả thuộc về người được nhiều phiếu thuận.
  Dùng phiếu kín giúp cho người chấm được độc lập trong nhận định và hoàn toàn tự do bộc lộ ý kiến của mình. Nhưng cũng có một bất lợi là họ không chịu trách nhiệm về phẩm chất thầm định của mình. Một ai đó không có năng lực đánh giá thơ hoặc bị chi phổi từ càm tính yêu ghét hay từ lợi ích nhóm, lá phiếu thẩm định của họ vẫn nguyên giá trị hợp lệ và phầm chất giám khảo của họ cũng xếp ngang với mọi người.
  Nhưng tại sao không có năng lực đánh giá mà lại được mời làm giám khảo. Đây là hậu quả của một nhầm lẫn kéo dài đã lâu. Đó là nhầm lẫn chức năng giữa ban tổ chức giải thưởng và hội đồng thẩm định. Thí dụ giải thưởng cấp quốc gia do chủ tịch nước ký tặng, ban tổ chức giải thưởng ở cấp chung khảo phải thuộc bộ văn hóa, do chính bộ trưởng làm trưởng ban. Luật hành chính là phải như thế. Nhưng coi ông bộ trưởng là người có năng lực đánh giá cao nhất về phẩm chất thơ của một tác phẩm hay một nhà thơ là bất cập, trừ trường hợp ông bộ trưởng vốn là một nhà thơ lớn hay nhà phê bình thơ tin cậy. Việc đánh giá chất lượng thơ phải thuộc về một hội đông thẩm định, do ban tô chức giải lập ra, tập hợp những người có chuyên môn tin cậy về lĩnh vực này. Hội đồng thẩm định bằng các thao tác chuyên môn của mình tạo nên kết quả thẩm định. Ban tổ chức giải sử dụng kết quả này cùng các tiêu chí về nhân thân thí sinh và tôn chỉ mục đích của giải thưởng để bỏ phiếu xếp loại.
  Trước khi bỏ phiếu ở Hội đồng chuyên môn hay ở Ban tổ chức giải đều qua thảo luận công khai, các thành viên đều phải có ý kiến và có bản nhận xét để lưu lại trong hồ sơ giải. Nội dung bản nhận xét phải đồng nhất với ý kiến lúc thảo luận và được biểu lộ trong phiếu kín. Yêu cầu này thể hiện phẩm chất trung thực của thành viên thẩm định. Loại trừ hiện tượng thảo luận công khai thì ủng hộ nhưng khi bỏ phiếu kín lại phủ định.
  Với giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn, thành viên ban thẩm định chọn từ Hội đồng thơ có bổ sung những hội viên ngoài hội đồng là những nhà thơ nhà phê bình có nhiều bài nhận định về thơ xác đáng trong năm đó. Ban tổ chức giải thì cấu tạo từ ban chấp hành, cố nhiên không phải là tất cả thành viên chấp hành, và một số hội viên khác. Các ban này thay đổi nhân sự theo từng năm và chỉ công khai danh tính khi công bố kết quả.
  Phẩm chất của ban chấm giải sẽ tạo nên giá trị của giải và tính thuyêt phục của giải cũng tạo uy tín cho ban chấm giải. Cơ chế ấy dần dần tạo nên chuẩn mực cho công tác thẩm định.
  Trong những trường hợp cần thiết còn có thể lập hội đồng phản biện giúp cho chung khảo.
  Căn cứ thành tựu văn học hiện nay và các giải thưởng đã trao, có nên thu bớt lượng giải thưởng hiện hành, nhất là các giải thưởng có tính quốc gia như giải Nhà nước và giải Hồ Chí Minh. Ví cứ đà này thì không biết lấy người đâu ra mà tặng mãi. Tốn tiền dân mà rất ít hiệu quả khích lệ sáng tác.
  Việc kết nạp hội viên cũng cần có cách thẩm định khoa học và minh bạch như vậy.
2 Hội nhà văn Việt Nam, thông qua các cơ quan ngôn luận của mình, phải tạo được diễn đàn công khai lôi cuổn các nhà chuyên môn bộc lộ các quan điểm sáng tác và bình luận thơ có phẩm chất khoa học, gắn bó với đời sống xã hội, thể hiện dấu ấn tâm hồn dân tộc, đồng hành chia xẻ với vui buồn, bức xúc của cộng đồng. Triệt tiêu các mưu toan bè phái, những lợi ích nhóm chật hẹp, lạm dụng chiêu bài hội nhập để nông nổi sùng ngoại vô lối, lai căng , lập dị, từ bỏ tinh hoa thơ ca dân tộc và nhu cầu tinh thần của bạn đọc đương thời. Hậu quả của thời gian bao cấp tư tưởng, cách bức với thơ văn toàn thể nhân loại, quả có gây nên tâm lý hốt hoảng khi tiếp xúc với các trào lưu thơ và phê bình của thế kỷ thứ XX. Một số công trình nghiên cứu thơ dưới ảnh hưởng của các trào lưu hình thức Nga, bác ngữ Đức, ý thức Thụy Sỹ hay các học thuyết phân tâm, hiện sinh, các đề xuất hậu hiện đại, tân hình thức... là những việc cần làm. Nhưng cần chủ động lựa chọn, đồng hóa người làm phong phú bản sắc của mình hơn là ồn ào, nông nổi tự lạc mình trong bối cảnh lưu vong mất gốc. Viêc làm mất bạn đọc trong một số thể nghiệm thơ rập khuôn ngoại lai vừa qua chỉ có thể biểu dương về tinh thần tìm đường mà chưa thể khẳng định thành tựu. Không nản chí, càng không nên đả kích. Trong lĩnh vực sáng tạo, người tìm đường thành công cố nhiên được biểu dương nhưng người tìm mà không đến đích, tình nguyện làm viên đã lát đường cho người khác thành công, cũng rất đáng được biết ơn. Điều cần làm là sự bàn bạc, chọn hướng đúng, thu hẹp những ngộ nhận, những hoang tưởng lầm lạc. Hơn lúc nào hết, lúc này thơ cần giao lưu với người đọc, giúp họ có cái nhìn sâu sắc, nhận ra bản chất của thời cuộc, cơ cấu vận hành của xã hội mà tìm ra cách hành xử tiến bộ, giành quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Thể nghiệm nào tách thơ khỏi xã hội, khỏi nhu cầu của bạn đọc, thủ tiêu phẩm chất giao lưu của ngôn ngữ, dù dưới chiêu bài nào, đều dắt thơ vào tự diệt. Hội nhà văn Việt Nam phải có trách nhiệm trước bạn đọc và  bạn viết trên diễn đàn ngôn luận của mình, bằng những quan điểm minh bạch có tính khoa học tiền tiến, có phẩm chất dân tộc sâu sắc, phù hợp với mong muốn của đông đảo bạn đọc và bạn viết. Trong thời gian vừa qua, trên các mặt báo và tạp chí của Hội ta, việc đó chưa thấy rõ. Cần tỉnh táo sắp xếp lại cả nhân sự lẫn tổ chức để thực thi bằng được yêu cầu này. Vì đây là gương mặt tinh thần của Hội. Hơn thế, nó là động lực hối thúc chúng ta đi tới xây dựng nền thơ tiến bộ, chân chính của chúng ta ngay khi nhiều mặt hoạt động xã hôi đang còn lúng túng, khủng hoảng.
3 Đất nước ta đã hơn hai mươi năm thực hành quốc sách Đổi Mới, trong đó điều quan trọng là đởi mới tư duy nhưng trong việc đánh giá thành tựu của nền thơ cách mạng chưa thấy bộc lộ rõ ràng những thay đổi đó. Việc đánh giá theo chuẩn mực đổi mới, thật sự mang tính nghệ thuật,  cần làm với tất cả các nhà thơ tiêu biểu của nền thơ, từ những nhà thơ cách mạng hàng đầu như Tố Hữu đến một loạt các nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng như Xuân Diệu, Huy Cận Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư... rồi các nhà thơ của các thế hệ sau đó. Kể cả các nhà thơ chậm nhập với cách mạng nhưng có đóng góp vào văn mạch dân tộc. Đây là cuộc kiểm kê tài sản kho tàng thơ hiện đại với những dụng cụ đo lường vừa có tính dân tộc vừa mang phẩm chất nhân loại. Đây là cơ sở để chúng ta xác định chỗ đứng của mình với bạn bè thế giới và cũng là nguồn mạch để chúng ta hợp lưu với nhân loại. Sự giới thiệu thành tựu văn chương chúng ta ra thế giới mấy chục năm qua còn nhiều phiến diện hoăc bị thao túng vì những lợi ích nhóm. Nhưng cũng vì chính chúng ta, chúng ta chưa bình tâm “cân đo” lại tài sản thật sự chúng ta có để mạnh dạn quảng bá cùng nhân loại. Đây là việc không đơn giản trong giai đoạn đang hỗn loạn chuẩn mực này. Nhưng lại là việc cần làm, phải làm. Có xong việc này mới thông việc khác. Tổ chức làm và cá nhân làm. Thái độ của Hội là khích lệ, hỗ trợ, tạo thuận lợi. Dù có bùng nổ những mâu thuẫn trong giới thì cũng chỉ nhất thời. Vả lại, không ai ép buộc chỉ có một hệ chuẩn đánh giá. Sự giao lưu những khác biệt lại cho thấy sự đồng nhất trong trưởng thành, tự tin của nền văn học. Đấy là bản lĩnh của chúng ta, bản lĩnh của cá nhân mỗi nhà văn đến ban lãnh đạo Hội và đường lối văn học quốc gia của chúng ta.

Chuyện của bác Trần Nhương

TNc: sáng sớm ngày 5-6-2013 Tam Đảo đẹp lên như một nàng thiếu nữ vừa qua tuổi dậy thì. Mặt trời sáng rực và trông như con công đang múa. Có lẽ bầu trời cũng phụ họa cùng Hội nghị PBLL nên chú công mây kia múa điệu vui mừng
Chỉ lát nữa Hội nghi sẽ bắt đầu, bản web cử hẳn gã chủ web Trần Nhương tường thuật tại chỗ. Theo chương trình hôm nay sẽ thảo luận tại trận, không đọc tham luận trọng vọng như hôm qua. Chắc chắn sẽ hót hơn nhiều...Các bạn theo dõi trực tuyến nhé...
Bây giờ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều điều hành cuộc thảo luận. Sẽ dành nhiều cho các nhà PBLL trẻ.
Mở đầu là nhà thơ Irasara: Tôi không đồng ý ý kiến thơ đương đại không sôi động với thơ mới. Thơ tân hình thức, hậu hiện đại đang phát triển nhất là tp HCM. Phê bình đang ở đâu. 10 căn bệnh của phê bình, cảm tính đến cảm tình, không khoa học. Tôi nghĩ ra phê bình lập biên bản. Phê bình như đọc biên bản..Đi vào trong hệ mỹ học của thơ đó. hệ mỹ học khác nhau nên phê bình khác nhau...Khi mạng phát triển thì có phê bình mở. Khi có phê bình mở thì nhà PB vẫn còn mà giải PB, giải Thơ..Giải trung tâm trong văn học, trung tâm của hậu hiện đại..
 Huỳnh Thu Hậu phát biểu  chị nêu lên thuận lợi và khó khăn của các nhà PB trẻ. Ý kiến của chi cũ mèm không có máu trẻ..
Đoàn Ánh Dương: Nhận thức phê bình chưa tới. Đưa lí thuyết vào Vn nhưng ta lệ thuộc vào nó..minh họa cho lí thuyết, cắt xén lí thuyết cho hợp với VN. ta nhầm luận có tính chất chụp mũ, lí thuyết năng động hơn Hai là văn học tinh hoa và văn học dung tục. Văn học giải trí tác động hơn văn học tinh hoa Văn học đại chúng bán chạy hơn tinh hoa. Nhà PBLL phải đi cùng nhà văn chứ không phải định hướng.
 
Trần Thiện Khanh: 3 kiểu PB văn học: Không áp đặt kiểu phê bình này cho kiểu phê bình khác. Mỗi kiểu có quy chế riêng. Phê bình truyền thông có cơ chế riêng, PB truyền thông ko chấp nhận PB học thuật, hàn lâm. Ba kiểu PB sẽ tồn tại song song.
thuiết lập quy chế mới tôn trọng nhau dù kiểu phê bình nào. Nghiệp dư hóa phê bình . Quan niệm này không hợp lí. Thẩm quyền định giá văn học, hay PB quyền uy. Cần loại bỏ sự phân biệt đó.
Trần Việt Trung: không nhất trí cho răng PB kiểu này triệt tiêu cái kia. Công hưởng tất cả để hay là được.
Phan Tuấn Anh: Trong nhà trường rất ít cho LL văn học. Ha là vận dụng LL vào PB không tốt. Không cạp nhật LL trong giảng day. Tương tác giữa người viết PB và các nhà PB chuyên nghiệp, dè bỉu nhau. Phối hợp Hôi nhà văn và các trường đại học
Trần Hoài Anh Văn học đô thị miền Nam trước đây bị bỏ quên, cần có sự nghiên cứu.
Nguyễn Hoàng Sơn được mời lên tham luận nhưng anh nói con tim có vấn đề, nhịp đập nhanh gây hồi hộp. Trần Nhương đến bấm huyệt nội quan chơ Sơn...Nhưng hình như ông không thích đăng đàn thì phải.
Lê Phương Liên; Văn học thanh thiếu nhi trong thời miền Nam thuộc chế đọ cũ cần quan tâm nghiên cứu. Tên gọi Văn học thiếu nhi . Hãy quan tâm đến văn học cho tuổi mới lớn
Dịch giả Lê Bá Thự: Chọn sách để dịch. Tham luận chả nói lên điều gì. Thì vưỡn !
Phạm Xuân Nguyên: Nhiễu quá. Báo chí không đủ thẩm quyền phán xét tác phẩm này dich hay hoặc dở. Báo chí gây loạn đánh giá Có một thế hệ dịch thuật mới được khảng định. Báo chí phê bình dịch thuật nhiều khi vô lối Hội Nhà văn HN sẽ có giải cho dịch thuật lí luận
Bây giờ thảo luận vo
Phong Lê: Ai làm luận văn xúc phạm lãnh tụ, hãy truy đến tận gốc xem hội đồng thạc sĩ ai chấm, ai lập hội đồng. Không thể chấp nhận được. Cần phải lên tiếng. Ông Phong lê tiếng rất lớn và âm lượng loa phóng thanh cực đại. Đã có chuông rung và vỗ tay mời ông xuống. Ông dừng ngay những lời có vẻ bảo hoàng tắp lự...
Lại Nguyên Ân: Hội nghị lần sau nên để các nhà PB trẻ nói trước. Sách cho thiếu nhi đang hỗn tạp. Nhà văn viết cho TN teo tóp, không mấy ai viết. Không có chiến lược văn học thiếu nhi.Không sản xuất ra trí thức cho thế giới của VN.
Phạm Khải: Hội nghị thiết thực. Rung chuông với cá bậc lão thành đã có tác dụng. các nhà PBLL viết cho tác giả chứ không viết cho người đọc. Mâu thuẫn sao viết cho đúng và hay. Nhiều người viết hấp dẫn, anh Hữu Thỉnh đây viết điếu văn cũng rất hấp dẫn.
Hồ Ngọc Đại: Năm ngoái hội nghị Tuyên Quang tôi nghe một nhà văn trẻ tôi khóc, tôi mừng vì họ ý thức về họ. Sách GK đều do tay ngang viết hết > Tay ngang nên sản phẩm như thế. Không chấp nhận học hàm học vị chỉ cần sản phẩm của họ nói lên tay ngang hay không.
GS Nguyễn Văn Long: Ý kiến anh Lưu nghi ngờ về luận văn của khoa văn ĐHSP thì không thể nói cả khoa. Luận văn cao học của Nhã Thuyên, đề cập đến hiện tượng "mở miệng", văn học ngoại biên thôi.Thực tế có văn chương vỉa hè đang muốn khảng định. Thơ là của Mở miệng. Không nên chụp mũ quá vội vàng.
Đỗ Ngọc Yên: Giai đoạn văn học vừa qua là người đi cà nhắc. ba chân nhưng chấm phảy không đều. Lực lượng có 13% nhà văn làm phê bình. PB phải đi thăng bằng như Đỗ Ngọc Yên. Các tác phẩm có vấn đề các nhà phê bình ko dám đụng đến.
Hoàng Quảng Uyên: PBLL không có tính phản biện, muốn nâng cao thì PB phải phản biện. Bác Hồ trước nói thơ các chú dịch hay hơn thơ bác làm.
Ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Hòa như chốt hạ, ông phê phán một số quý vị đến nói cho mọi người nghe rồi biến mất như ông Đào Duy Quát, Nguyễn Thị Minh Thái, Thu Hồng....
11 giờ Chủ tịch Hữu Thỉnh kết luận hội nghị. Vốn có tài tổng kết, ông điểm lại những ý kiến chính, bổ ích của hội nghị một cách đầy đủ, hấp dẫn. Trưa muộn mà không ai bỏ về, ngồi nghe chăm chú mát ruột quên cả đói mệt. Ông hào phóng lời xin lỗi của Chủ tịch Hội, đây cũng là nét mới trong không khí cởi mở dân chủ. và rồi lại hẹn gặp nhau ở hội nghị lần thứ 4 mà khi ấy lớp già sẽ nhường chỗ cho lớp trẻ điều hành.
12 giờ kém 7 phút hội nghi bế mạc. Một bữa liên hoan tưng bừng, chúc nhau sức khỏe. Chủ tịch Hữu Thỉnh cầm li bia đi khắp các bàn chia tay hội viên và chúm chím nụ cười thường trực. Thế là tốt đẹp mọi bề. Núi cao, tuổi cao mà không ai hề hấn gì, gặp nhau đầm ấm đã là một thắng lợi bên cạnh trao đổi học thuật.

XUỐNG NÚI

Hồi 14 giờ 30 các xe lần lượt rời Tam Đảo. Ai đi xe nào về xe ấy khá chính quy. Văn phòng Hội chu đáo phân công cán bộ quản lí từng xe. Trần Nhương vẫn đi xe số 2 cùng các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Trần Đình Hiến, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hoàng Sơn, Lại Nguyên Ân, Đinh Quang Tốn, Vũ Nho, Trịnh Đình Khôi,.Văn Chinh.....
Xe xuống dốc qua 11 dặm đèo. Con đường từ hồi ông Tây cà lồ làm nên không định hướng gì cả cả nên xe chạy lúc sang lề phải, lúc sang lề trái. Đến một khúc ngoặt gấp, chiếc xe nghiêng làm cho đồ đạc rơi xuống. Từ trên gác một chiếc ditlomat của Liên Xô cũ rơi tùm xuống trúng đầu phía trước trán nhà thơ khả kính Vũ Quần Phương. Cái đít lô này toàn sắt bọc nặng rơi từ độ cao cả mét thì sức công phá của nó không kém quả thoi của Đào Thái Tôn năm nào giáng vào Bùi Bình Thi hồi hội nghị lần thứ 2 ở Đồ Sơn. Cả xe nhớn nhác, tôi chạy đến xem Vũ Quần Phương có sao không. Ông đau lặng người không nói được. Lại Nguyên Ân nhặt cái đít lô lên. Ồ ra của nhà phê bình Lại Nguyên Ân. Báo hại nhau thật, nếu hôm nay chơi vào đỉnh đầu chỗ huyệt Bách Hội thì Vũ tiên sinh có thể ngất và nguy hiểm đến ngọc thể. May thật là may, ơn nhờ thần Tam Đảo vẫn linh phù hộ cho các văn nhân. Chỉ trong chốc lát trán Vũ tiên sinh sưng lên như quả ổi trái mùa. Lại Nguyên Ân lấy ra một tuýt thuốc trắng, ông nói của Huê Kì mà Nhật Tuấn cho ông. Xoa vào trán Vũ Quần Phương mấy giọt như sữa trắng. Thần dược thật, Vũ tiên sinh thấy thư thái đỡ đau như đang du ngoạn bên Hoa Kì...
Bây giờ thì bình loạn vung ra nào là chung quy nhà PBLL vẫn ghét nhà thơ nên tìm cách chơi nhau. Hai cái anh này đồng sàng dị mộng, bằng mặt không bằng lòng. Nguyễn Văn Lưu nói Lại tiên sinh đã định giờ, cài đặt sẵn đến đúng lúc đó là cho rơi vào đầu Vũ Quần Phương...Mỗi người góp một câu xôm trò và quy kết có âm mưu các nhà PBLL chơi bọn sáng tác vì ganh ghét. Cười vang lên suốt dọc đường. Xuống đến chân đèo xe dừng lại để chờ xe phục vụ của văn phòng có bác sĩ đến khám cho Vũ tiên sinh. Cô bác sĩ xem vết sưng rồi kết luận không nghiêm trọng, cô hỏi Vũ Quần Phương em có cần ngồi đây không, Vũ tiên sinh dù muốn nhưng vẫn nói không cần.
Xe đi tiếp nhằm hướng Hà Nội. Xe số 2 này không có nhà văn gái nên Đỗ Ngọc Yên khơi mào, kích hoạt. ông kể có bà bán hang rong bị ông tổ trưởng dân phố lên lớp nào là vỉa hè cần văn minh, cần có văn hóa, đây là bộ mặt  của thủ đô.  Bà hàng rong hỏi ông nói gì thế, ông tổ trưởng bảo tôi nói ní nuận cho bà hiểu . Bà bán hàng tức quá nói một thôi: ní nuận, ní nuận, ní nuận nồn. Ối giời ơi, ai lại nói cái lí luận cao siêu, bác học thế bao giờ. Cười rung cả xe và chuyện ní nuận cứ nối mãi, nối mãi
Xe đến đường Yên Phụ, Văn Chinh chuẩn bị xuống chen đến ngồi cạnh Nguyễn Văn Lưu. Bỗng oặc oặc và mùi chua xộc lên, Văn Chinh nôn thốc ra người Nguyễn Văn Lưu và cả cái ba lô sành điệu của ông. Văn Chinh xuống xe ù đến bên gốc cây và ộc ra một bái khá hoành tráng. Ông gục xuống để bón cho gốc cây sơn hào hải vị mà trưa nay vừa thưởng lãm trong bữa tiệc tổng kết. Ai đó mang thêm mấy chai nước cho Văn Chinh. Văn Chinh vẫy tay ra hiệu cho xe chuyển bánh. Thế là bỏ lại Văn Chinh bên gốc cây với niềm thương yêu vô hạn...Bây giờ trên xe nhà PBLL khả kính Nguyễn Văn Lưu mới thu dọn chiến trường, ông lấy giấy vệ sinh chùi ông quần bên trái be bét những hạt cơm lẫn thịt cá chưa nghiền kĩ. Tôi chụp một kiểu ảnh ghi lại như một kỉ niệm vui . Nguyễn Văn Lưu lau tiếp cái ba lô như hoa cà hoa cải và vẫn cười nói rổn rảng..Lại chuyện tếu nhân sự kiện này, các nhà lí luận rút ngay ra kết luân. Phải giải thích một chút: vừa qua ông Lưu ắm giải thưởng của Hội đồng PBLL VHNT TW chỗ ông Hồng Vinh, còn Văn Chinh ẵm giải của Hội Nhà văn VN. Ai đó hay Vũ Nho thì phải nói đây là giải Hội ta chơi giải Hội đồng. Trần Nhương tếu táo thế hóa ra anh Hữu Thỉnh tương anh Hồng Vinh à ? Ôi lại cười nghiêng ngả. Vũ Quần Phương đã đỡ đau cười rung cả mái tóc trắng như cước...Vui thật, hội nghị lí luận hóa ra kết thúc rất có hậu để ngân lên tiếng cười thân tình của những người đồng nghiệp....
Kết thúc tường thuật lúc 18 giờ ngày 5-6-2013
 
VĨ THANH

 
Sáng 6-6-2013, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Bùi Kim Anh, chị nói rằng hai xe bên này cũng bị đồ rơi vào người. Xe số 1 thì một vỏ chai rượu tây của ai đó từ trên giá nhảy xuống tương vào vai cháu Thúy (văn phòng Hội). may chai không vỡ và chỉ gây đau chút và giật mình. Lạ thật, hội nghị lần thứ 2 Đồ Sơn thì tòi ra 5 chai bia Hà Nội, lần này thì rơi vỏ rượu tây. Không hiểu sao các hội nghị LLPB cứ dính đến rượu bia là sao nhỉ ? Một xe khác không biết số 3 hay số 4 cũng lại một cái cặp giáng xuống Phạm Quang Trung nhưng vào phần mềm nên không nguy hại đến ngọc thể vốn đỏ gay của nhà LLPB phố núi Lâm Viên.
 Ơn nhờ cụ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi phù hộ nên chỉ tí ti sơ sảy thôi nên các văn nhân đều mang thắng lợi hội nghị về ngôi nhà mình ngon lành cành đào...

Một vài tấm ảnh đính kèm:






Văn Chinh chăm sóc cây xanh





































Cái quần của Nguyễn Văn Lưu hi sinh cứu chủ





















Rất cần có hàng lối



Nhà PBLL Nguyễn Văn Lưu: phải luận chiến tới cùng



Nhà PBLL Đỗ Ngọc Yên: Ní nuận, ní nuận