Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

TÂY BẮC, MỘT CHIỀU

Lại sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, cũng là kỷ niệm 40 năm chia tay tuổi học trò, bạn bè rủ làm tập kỷ yếu, mỗi người viết vài dòng lưu bút...
 Bí quá, thôi đành chép lại bài đã đăng ở Suối Reo năm kia, có thêm thắt tý chút cho rõ cái ý là.... tâm hồn mình giầu lên, biết yêu đất và người Tây Bắc... là nhờ  được khai tâm bởi người thầy qua những áng văn thơ...


              
              

                                                       Yêu kính tặng thầy Nguyễn Bút
                                                        
Vịn lời thầy ngược chiều Tây bắc
Sông Mã ngân theo khúc độc hành *
Nhà sàn, mái lá từng heo hút
Nay phố phường giăng bớt gập ghềnh

Trăm thác sông Đà nhoà sương núi
Mênh mông hồ lặng, tiếng tầu reo
Vang bóng một thời** lòng nhớ Nguyễn
Người lái đò… ** xưa thương dáng xiêu

Đón thầy từ quê nghèo xứ Nghệ
( Một đời dạy chữ đất đồng chiêm)
Phận trò phiêu dạt ngàn dâu bể
Tây Bắc chiều đông thắm kỳ duyên

Hoa ban bạc trắng bơi sườn dốc
Giấy học trò lấp lánh gió rừng hoang
Thảo nguyên ký ức xanh ngút ngát
Kỷ niệm thầy vách núi vết sương loang
 Có phải Hồn ta là Tây Bắc***
Lửa thầy xưa thắp, sáng bừng tâm?

                      Kỷ niệm 50 năm, trường cấp III Ý Yên
               nay là trường THPT Tống Văn Trân (1961-2011)


 
* Chữ nhà thơ Quang Dũng
**   Tên  tác phẩm của  nhà văn Nguyễn Tuân
***  thơ Chế Lan Viên

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

ĐẠO LÝ PHÂN MINH

Mấy ngày nay,dư luận cồn lên, vụ “cậu Thuỷ’ vốn là công an thải hồi, được sự che chở của Ngân hàng chính sách xã hội, đã sản xuất ra bao nhiêu hài cốt liệt sỹ ở các địa phương, kiếm hàng chục tỷ đồng. Hình như hôm nay đã bị bắt!
Chương trình trở về từ ký ưc số 22 của VTV, do nhà báo nổi tiếng Thu Uyên còn dẫn kết luận của Cơ quan pháp y quân đội, rằng hầu như giám định các mẫu do các tổ chức, cá nhân mang đến có kết quả 0%... Trong đó, đau xót nhất, và cũng gây xúc động mạnh nhất là trường hợp di cốt thủ cấp của Tướng Phùng Chí Kiên, vị tướng đầu tiên của quân đội ta, chỉ là ba miếng sành và cái răng lợn!, mà nhà ngoại cảm lừng danh Phan Thị Bích Hằng thực hiện năm 2009
Xung quanh chuyện này, đã có biết bao phẫn nộ! Đúng quá, bọn bất lương, , táng tận lương tâm cần lên án và xử phạt nghiêm khắc
     Cũng có biết bao băn khoăn? PTBH là người thế nào? Sao có nhiều người ngưỡng mộ vậy?
      Tất nhiên, có nhiều người bênh vực.

     Dưới đây ý kiến của một só cán bộ Viện nghiên cứu, ứng dụng TNCN
Vụ “vạch mặt” Phan Thị Bích Hằng: “Một sự phỉ báng cực kì vô luân”

Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”.


Với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – người hàng chục năm tham gia tìm hài cốt liệt sĩ và làm việc trực tiếp với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Đại tá – nhà báo Hàn Thụy Vũ bày tỏ sự thất vọng trước kết luận “vội vàng” của VTV. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, bằng chứng làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện Tội ác gian trá của các nhà ngoại cảm.
Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học. Hơn thế, việc làm “dùm beng” dư luận bằng một phóng sự “chắc như đinh đóng cột” khi công bố rằng hàng loạt trung tâm tìm hài cốt liệt sỹ là gian trá và được Viện pháp y Quân đội xác nhận là xương động vật, đất đá; tỷ lệ chính xác 0%, ngay cả với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng còn là một sự “phỉ báng cực kì vô luân”: “Tôi rất ngạc nhiên, tôi không thể hiểu được đã có hàng ngàn liệt sỹ đã làm rồi trong hơn 20 năm qua kể cả tìm bằng phần “dương”. Từ năm 1993 trở đi, chúng tôi đưa vào sử dụng những người có khả năng đặc biệt - ngoại cảm. Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật thì rất vô lí. Chúng tôi nhận thức được đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”.
Đại tá Hàn Thụy Vũ lật giở từng trang sổ ghi lại quá trình tìm mộ của Viện Nghiên
 cứu và Ứng dụng tiềm năng con người
Nếu vậy, hàng chục năm nay, há chẳng phải hàng chục triệu gia đình liệt sĩ trên khắp Việt Nam tìm được hài cốt của cha, của chú, của anh, của con mình đang ngày ngày “cúi đầu thành kính” và thờ cúng những đống xương động vật? Vậy rằng nỗi mong ngóng mỏi mòn và niềm vui tìm thấy hài cốt người thân hi sinh trong chiến tranh và cả dân tộc chẳng tày gang lại được phủ sạch bởi sự bàng hoàng khi niềm tin thiêng liêng đến vậy đặt vào tay những kẻ bịp bợm được gọi là “nhà ngoại cảm”. Dĩ nhiên, niềm tin, sự kì vọng lớn bao nhiêu thì nỗi đau xót, căm phẫn, nhục nhã của thân nhân liệt sĩ càng lớn bây nhiêu khi nghe thông tin này!?
Đại tá Hàn Thụy Vũ ví rằng, việc kết luận Phan Thị Bích Hằng dùng cái danh nhà ngoại cảm và lợi dụng niềm tin của người dân để gian trá chẳng khác nào câu chuyện “Thầy bói xem voi” khi chỉ nhìn nhận vấn đề qua một vài sự việc. “Đây là một kết luận phản khoa học. Khi chưa tập hợp đủ thông tin, chưa định tính, định hướng, định lượng được thì chưa có quyền phát biểu. Những người có lương tri không ai nghe thông tin ấy mà tin là sự thật. Bảo người khác là gian trá thì khuyên họ nên xét lại mình”.
Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.
Chính Viện pháp y Quân đội là cơ quan kiểm định tính chính xác của các kết quả tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm và công nhận rất nhiều trường hợp đã thành công trên cơ sở khoa học. Vậy có mâu thuẫn không khi giờ đây lại có số liệu “tỷ lệ chính xác 0%”? Rõ ràng là mâu thuẫn, phản khoa học, phiến diện, thiếu khách quan.
Ngoại cảm là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Rất nhiều nhà ngoại cảm đã chí tình chí nghĩa giúp đỡ gia đình liệt sỹ với tâm niệm các liệt sĩ ngã xuống đất mẹ là “món nợ xương máu trọn đời không trả hết”. Sự việc này cần nhìn nhận thấu đáo và khoa học để phân định niềm tin cho Tổ quốc, cho nhân dân, đặc biệt là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Bích Hằng hoạt động ngoại cảm trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nay là Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã hơn 20 năm. Công lao và khả năng đặc biệt của bà không thể phủ nhận.
Ông tin tưởng “Không ai có thể chi phối lòng tin của mọi người bằng sự dối trá và lừa đảo”. Cũng như vậy “Những cống hiến, thành tích của Bích Hằng trong tìm mộ và hài cốt liệt sĩ là không thể phủ nhận sạch trơn được. Các nhà ngoại cảm là lực lượng không thể thiếu đóng góp công sức quan trọng cùng các nhà khoa học làm nên thành công trong các vụ tìm mộ và hài cốt liệt sĩ của Viện nghiên cứ và ứng dụng tiềm năng con người” – Đại tá nhấn mạnh.
Sự thật nào sau câu chuyện Phan Thị Bích Hằng và chiếc răng lợn?
Những sai sót và điều tiếng không hay về khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được báo chí “lục lọi” liên tục và đưa lên mặt báo sau khi phóng sự có tên “Vạch trần bộ mặt thất đức của các nhà ngoại cảm” phát sóng. Đáng nói nhất là vụ việc được VTV đưa trong chương trình Trở về từ kí ức số 22. Theo đó, hài cốt bà Hằng tìm thấy được cho là của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ là 3 mảnh sành nhỏ và 1 chiếc răng lợn rừng cùng nắm đất. Vậy năng lực thực sự của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đâu?
“Cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Vậy những di vật hài cốt còn lại của bác Phùng Chí Kiên khi thu nhận được có phải là cái mà Viện pháp y đưa ra không? Việc thu thập để làm xét nghiệm bắt buộc có 2 điều kiện: - Những di vật làm xét nghiệm phải được chụp ảnh, ghi chép đo đạc thật tỷ mỉ và không được phép thay đổi. - Cái viện pháp y mang ra xét nghiệm, cái đó có đúng cái di vật cất bốc gia đình nhận được không?” – Đại tá Hàn Vũ Thụy cho rằng đã có uẩn khúc ở đây.
Ông cho biết thêm, để xác nhận có trùng AND hay không phải có dấu vết của hậu duệ, tuy nhiên trường hợp này thì không có. Mẫu mang đi xét nghiệm phải là máu, tóc hoặc móng tay của hậu duệ nữ (con gái, cháu, chắt…)
Nói rõ về vấn đề này, Nhà giáo Quan Thị Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Vụ Phùng Chí Kiên nếu làm sai phải niêm phong và muốn mở kiểm tra thì phải có người giám sát. Lẽ ra lấy mẫu hài cốt phải là người có trách nhiệm, chuyên môn như công an, nhân viên pháp y nhưng lại để gia đình lấy mà không có sự quan sát của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”
Vụ việc xảy ra từ năm 2008, bây giờ không còn hiện trường mà đi tìm lại mẫu vật. Có thể nói, còn nhiều sai sót về quy trình khoa học trong câu chuyện này.
Nếu đó là một chiếc răng lợn thật, chúng ta cũng không thể phủ nhận cả quá trình tìm kiếm của Phan Thị Bích Hằng. “Việc tìm thủ cấp ông Phùng Chí Kiên. Nói rằng đó là cái răng lợn, mành sành,… nhưng tại sao báo chí chỉ đưa mình kết quả mà không đưa ra cả quá trình dẫn dắt của Phan Thị Bích Hằng. Đúng hoàn toàn từ chi tiết: ông thợ cắt tóc như thế nào? cho vào hòm như thế nào? người con dâu của ông ấy mất rồi… Tất cả đều đúng hết, tại sao anh không nói về cái đó nữa? Hôm khai quật người bác chết, con nhỏ sốt cao nên Bích Hằng không có mặt. Để mục đích “đánh” Bích Hằng người ta chỉ nêu mình cái kia thì có công bằng không? – Bà Lan cho hay.
Bà Lan còn nêu các vụ tìm khác, trong đó không quên kể đến công lao của Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (Nguyên Bí thư  xứ ủy Trung Kì, mộ ở Côn Đảo, người đi tìm là Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên bộ Chính trị). “Đi lấy mẫu thử về nói rằng đây là mẫu cây mục nhưng Bích Hằng khẳng định đấy là ông Lê Xuân Trứ, lấy mẫu thử lần thứ 2 mới đúng vì trong một bộ hài cốt có lẫn cả đất đá và gôc cây mục” – Bà Lệ Lan nói. Hay vụ Vụ tìm liệt sỹ Non nước. “Hồi ấy, là một Đảng viên tôi không hiểu gì về âm dương, linh hồn, tôi không tin. Trường hợp đấy, tôi và Giáo sư sử học Ngô Vi Thiện (nguyên Trưởng Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần, hiện là Chuyên viên Khoa học Hậu cần, thành viên Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng) cùng mọi người “ngơ hết”. Trận đánh Non nước trong chiến dịch Quang Trung năm 1951 được miêu tả rõ ràng. Cô Hằng nói chuyện vanh vách và hoàn toàn trùng hợp với các liệt sỹ. Qua đó, chúng tôi dành 1 năm đi tìm được 8 – 9 hài cốt liệt sĩ” – Đại tá Thụy kể lại.
 Bà Phan Thị Bích Hằng cùng chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần tìm
hài cốt ở Côn Đảo
Bà Phan Thị Bích Hằng trong những bức ảnh hoạt động cùng Viện  NC & ƯD
tiềm năng con người
“Sự đóng góp của Phan Thị Bích Hằng quá lớn, có thể kể thêm vụ Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh. Bích Hằng không thể làm chính xác 100% và cái sai của Bích Hằng là không đáng kể” – Ông nhấn mạnh.
Nhà giáo Quan Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Viện  NC &
ƯD tiềm năng con người)
Việc có sai sót trong ngoại cảm là điều hiển nhiên thuộc về giới hạn năng lực. “Một số người có khả năng thực sự là có thật, không thể vì một sai mà xóa nhòa nghìn cái đúng. Các nhà ngoại cảm có khả năng thực sự thì khả năng đó không phải chuẩn mọi lúc mọi nơi. Ngay như Phan Thị Bích Hằng theo khảo sát được 70 – 75% và bản thân chị Hằng cũng công nhận điều đó” - Nhà giáo Quan Lệ Lan khẳng định.
Vụ nhà văn Nam Cao – “Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm đạt cao nhất”
Năng lực của những nhà ngoại cảm thuộc “Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người” được đánh giá qua quá trình kiểm tra khắt khe, có cả một khoảng thời gian rất dài được hàng ngàn gia đình kiểm nghiệm đến khi cơ quan khoa học ra đời lại càng khẳng định khả năng đó là có thật.
Đại tá Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1990 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong quá trình lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất.
Ngày 23/11/1996 khi UIA tham gia chương trình tìm lại phần mộ liệt sĩ nhà văn Nam Cao, Đại tá Hàn Thụy Vũ đề nghị mời Phan Thị Bích Hằng tham gia. Được sự đồng ý, ông tới gặp bà Hằng và cung cấp cho bà một ảnh chân dung liệt sĩ Nam Cao, ngày sinh, ngày mất. “Văn bản đầu tiên Bích Hằng cung cấp cho UIA vào sáng 24/11/1996. Văn bản được niêm phong và trao cho anh Phạm Văn Thiên – con trai cả nhà văn Nam Cao”

Dấu tích Đại tá Hàn Thụy Vũ cung cấp tài liệu và thư đề nghị mời bà Phan Thị Bích Hằng tham
gia tìm mộ nhà văn Nam Cao

 Sơ đồ chỉ dẫn đường tìm mộ nhà văn Nam Cao vẽ nên nhờ năng lực ngoại cảm của 
 Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm”.
“Tìm Nam Cao là một chương trình lớn, sử dụng đến 8 nhà ngoại cảm. Trong tối 23, mỗi nhà ngoại cảm tách ra làm độc lập. Phan Thị Bích Hằng đã “gặp” và nói chuyện với Nam Cao, cô đã viết và vẽ ra tỉ mỉ nơi Nam Cao nằm. Nam Cao mất năm 36 tuổi thì ngôi mộ tìm thấy Nam Cao chỉ thêm số 0 vào giữa năm tuổi mất của ông là 306. Trong số 8 người thì bản thảo của Bích Hằng đạt tỉ lệ cao nhất. Bích Hằng đã chỉ được mộ Nam Cao tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn”
Cũng theo Đại tá, sự việc lần này như một cuộc “gạn lọc”. Những thông tin đó tuy còn chưa toàn diện nhưng tạo áp lực cùng với sự vào cuộc làm rõ sự thật sẽ khiến những người rởm tự đào thải, nhưng đối với những người có công như Phan Thị Bích Hằng thì không thể xóa được. Chúng ta cần loại sạch kẻ cơ hội đổi trắng thay đen, ăn không nói có để mưu đồ danh lợi một cách vô nhân tránh đánh đồng trắng đen.

“Đạo lí phân minh lắm, ông trời có mắt lắm!”, nhất là trong chuyện hết sức thiêng liêng này” – Ông khẳng định.

Theo 

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

NỔI TRỐNG LÊN, LÀNG NƯỚC ƠI !

CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ...

                                                   Lê Diễn Đức 
Chúng ta thử điểm qua một số nét chính trong cuộc xâm lược mềm không tiếng súng của Trung Quốc, với sự nhân nhượng, thụ động tiếp tay để trục lợi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.


Trên đất liền
Trước hết, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được giao cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê với thời hạn 50 năm!


Đến mức Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 héc ta, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 héc ta ; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".


Hai vị tướng đã vạch rõ rằng, "đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".


Các doanh nghiệp Trung Quốc đã khoanh vùng, cấm người Việt bén mảng, tha hồ tự tung tự tác. Thử hỏi ai biết họ làm gì trong những khu rừng mênh mông ấy?


Ngoài nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức khai thác man rợ, được nhà chức trách địa phương dung túng hoặc thậm chí ăn chia, là hai nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất.


Điểm thứ hai cực kỳ nghiêm trọng là, bằng chiêu bài giá rẻ để đấu thầu, Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng thầu các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất.


Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng).


Theo con số của Bộ Công thương tháng Bảy năm 2009, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.


Thắng thầu, các công ty Trung Quốc mang vào Việt Nam trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu. Tám tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập siêu của Trung Quốc gần 15 tỷ đô la, trong khi vào năm 2002 chỉ 1,5 tỷ đô la và xu hướng không hề giảm. Sự phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật còn tiếp diễn trong nhiều thập niên nữa.


“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24/06/2009 viết.


Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để Trung Quốc đổ công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại nước họ.


Ngoài đường chính ngạch, hàng hoá có hoá chất độc hại cũng tràn ngập thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây tác hại lâu dài về sức khoẻ và duy trì nòi giống. Do việc sử dụng chất độc hại trong thực phẩm, người Việt đang có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm, theo số liệu của Viện Phòng Chống Ung Thư Việt Nam hồi tháng 1/2013.


Một điểm nữa là, tình trạng người Trung Quốc đổ qua Việt Nam làm việc, sinh sống bất hợp trở thành phổ biến.


Họ xuất hiện khắp ba miền, ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... và tất cả những nơi nào có các dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đội quân hàng chục ngàn người này hầu như không chịu sử quản lý của nhà chức trách, họ kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh. Có thể nói không gì khác hơn là nuôi ong tay áo.
Dưới biển
Năm 1974, lợi dụng tình thế khó xử của nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã cho quân tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc bây giờ chịu sự cai quản của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, Trung Quốc lại nổ súng xấm chiếm một phần quần đảo Trường Sa (đảo Gạc Ma).


Từ đó đến nay, Trung Quốc đã biến đổi Hoàng-Trường Sa thành khu vực hành chính Tam Sa, xây dựng đường bay quân sự, đưa người tới cư ngụ, du lịch... Ngư dân Việt Nam đánh cá trên khu vực biển quanh Hoàng Sa - Trường Sa luôn luôn bị khiêu khích, bắt giữ, đánh đập và cướp bóc tài sản. Tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị cắt cáp. Chính sách xem biển Đông là của mình bằng lưỡi bò chín đoạn được Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Không chỉ với Việt Nam mà con cả với những nước khác như Philippines.


Sự quả quyết trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phản ứng của Philippines bằng việc kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế và cái nhìn chẳng mấy thiện cảm của cộng đồng thế giới nói chung, đã khiến Bắc Kinh thay đổi ứng xử.


Chính vì thế mà có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Công du Việt Nam, Lý Khắc Cường kết thúc chuyến đi con thoi này sau khi dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.


Tại Việt Nam , ông Lý đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cũng gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.


Hai nước đã ra tuyên bố chung 10 điểm về Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, trong đó những điểm hợp tác về kinh tế, đặc biệt trên những vùng biển chồng lấn sẽ cùng hợp tác khai thác.


Với sự thoả thuận của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, việc khai thác chung trên biển (đánh cá, dầu khí...) sẽ là cách hợp thức hoá dễ dàng nhất sự hiện diện của Trung Quốc trên những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Chưa kể, với trình độ kỹ thuật cao hơn của phía Trung Quốc, sự chung chạ này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Từ vị trí hung hăng gây hấn, lấy của người làm của mình, bây giờ được chuyển qua tư thế cùng được chia chác hưởng lộc, thật chẳng còn gì bằng nữa!

Mặt trận văn hoá
Từ nhiều năm nay, những trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay "Trung Quốc" bằng từ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.


Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.


Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.


Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger "Người buôn gió" gọi đây là "một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay", đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch "Ma chiến hữu" từ nguyên tác "Chiến hữu trùng phùng".


Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.


Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.


Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Đắc Xuân cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy".


Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.


Kết luận
Chi phối và khuynh loát kinh tế trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa như một việc đã rồi, lấn chiếm dần các vùng lãnh hải, nắm thế thượng phong trong hợp tác khai thác tài nguyên biển, và xâm nhập văn hoá, là chiến lược nắm trọn Việt Nam không cần tiếng súng.


Cuộc Bắc thuộc hoá lần thứ Tư đang êm thắm diễn ra bởi những mưu mô gian ngoan, xảo quyệt nhất của Bắc Kinh, trong sự "cõng rắn cắn gà nhà" của .....

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

KHÓC CHO CẢ CHÍNH MÌNH





 Bùi Minh Quc
...Đã có rt nhiu bài viết trên các phương tin thông tin đi chúng ca các nhà s hc, các hc gi, các nhà chính tr, nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nước… phân tích v nguyên nhân dn đến hin tượng nói trên. Các phân tích này đu đúng, nhưng, tôi thy vn thiếu đi nhng yếu t rt quan trng. Xin nêu nhng ni dung mà theo ch quan ca tôi, có th gii mã được phn nào s kin đt biến này:



Cuc đi ca tướng Giáp là cuc đi ca mt vĩ nhân đy gian nan, khn khó, và rt nhiu lúc rơi vào hoàn cnh cc kỳ nguy him, bĩ cc, do chính nhng đng đi, đng chí ca mình gây ra. Bt đu t nhng năm 60, đc bit t khi Nikita Khrushchev b phế trut khi chc v tng bí thư đng cng sn Liên Xô và khi phe xã hi ch nghĩa đng thanh m mt chiến dch bài bác Khrushchyov nói riêng và nhng người theo ông nói chung là nhng k xét li, cũng là lúc mà tướng Giáp b các đng chí ca mình trong B chính tr đưa vào tm ngm ging nhng k xét li. Hàng lot các tướng lĩnh cp dưới ca đi tướng b bt b vì nhng “ti li” như theo kiu “âm mưu lt đ”, “nhng phn t xét li”. Tướng Giáp trong tình thế đó đã phi rt tnh táo, “án binh bt đng” không có bt kỳ mt s phn kháng nào, và do vy, ông đã được tha, không b quy chp công khai, nhưng quyn lc và uy tín ca ông đã b gim sút mnh m. Sau đó, gia tướng Giáp vi BCT lúc by gi, c th là tng bí thư Lê Dun, và ban t chc TW, c th là trưởng ban Lê Đc Th đã có rt nhiu bt đng quan đim trong hàng lot các s kin quan trng như Mu Thân 68, cuc chiến Qung Tr 1972. Có th nói, h sâu mâu thun gia tướng Giáp vi đa s các y viên b chính tr khác ngày càng b khơi rng. T lúc này, tướng Giáp đã b coi như mt nhân vt nguy him trong BCT và b theo dõi rt sát sao. Nhng cá nhân, đơn v nào mà có ý kiến, thái đ ng h tướng Giáp đu b nm trong tm ngm và b vô hiu hóa mt cách mnh m và công khai. Sau năm 75, tướng Giáp li tiếp tc có nhng bt đng trong hàng lot các s kin trong vic x lý đi vi các đi ngũ “ngy quân, ngy quyn”, cũng như mt lot các vn đ khác ny sinh t nhũng ý kiến khác bit gia mt s tướng lĩnh và chính tr gia đu tu ca min Nam như Trn Văn Trà, Trn Bch Đng vi ban lãnh đo ti cao ca Đng…. Li thêm mt ln na, tướng Giáp li rơi vào hoàn cnh ngt nghèo hơn na. Chính vì vy, tướng Giáp đã b loi ra khi BCT và sau đó là ban chp hành TƯ. S căng thng mà tướng Giáp phi chu đng trong giai đon này nhiu khi lên ti mc đ tt đnh như vic tướng Giáp b phong ta gn như tuyt đi khi mi s tiếp xúc vi các đa phương, đoàn th, thm chí là các cá nhân. Ngay c đi vi các cuc tiếp xúc vi các nhân vt quc tế, tướng Giáp cũng phi chp thun vic các ni dung trao đi ch nm trong khuôn kh đã được cho phép và tướng Giáp đã tuân th rt nghiêm ngt các khuôn kh này vì biết rng ch cn ch chch hướng mt chút, dù ch là mt chút thôi, cũng đ đ phía các đng chí ca mình có c đ thc hin nhng bin pháp quyết lit đi vi bn thân vi danh d, uy tín ca đi tướng. Có nhng lúc đi tướng phi đi mt vi nhng hành đng cnh cáo dn mt rt quyết lit t phía các t chc an ninh ca Đng như vic không cho lên máy bay t trong Nam bay ra Hà Ni, rơi vào trng thái gn như b giam lng ti thành ph H Chí Minh, và ch khi th tướng Phm Văn Đng đng ra xin vi tng bí thư Lê Dun thì tướng Giáp mi được lên máy bay đ quay v nhà. Đnh đim ca s chu đng là v Sáu S. S kin này đã được nêu rõ trong cun sách Bên thng cuc ca Huy Đc. Nếu như lúc by gi mt s người tham gia vào v án này mà không gi ni lương tâm, và h đã không dũng cm t chi, không tham gia vào vic ngy to nhng bng chng cho s” phn bi “ca Đi tướng, thì tướng Giáp s công khai tr thành k thù ca cách mng, ca đt nước !!!.( ông VVT -th trưởng Bộ công an). Ch khi sc khe ca đi tướng đã hoàn toàn suy kit, thì các” đng chí “ca đi tướng mi ni lng dn nhng s giám sát vô cùng nghiêm ngt trong nhng năm còn li ca đi tướng. Nhng điu tôi nêu trên thì hu hết tt c các tướng lĩnh cp cao trong quân đi đu biết, thm chí chu đng cùng vi đi tướng. Nhng ai trong giai đon này mà đến tiếp xúc vi đi tướng đu phi có s dũng cm nht đnh, hoc là được Đng cho phép và phân công c th. Khi v Sáu S b đ b, đi tướng yêu cu BCT phi làm sáng t và tìm ra th phm thc s c tình to dng v này thì đu nhn được thái đ lng tránh, và khi đi tướng yêu cu gt gao, thì tng bí thư lúc by gi Nông Đc Mnh đã đưa ra mt gii pháp có tính đánh đi là thay vì làm sáng t s vic, thì Đng và nhà nước s t chc l k nim 50 năm chiến thng Đin Biên Ph mt cách hoành tráng và tên tui đi tướng s được tôn vinh đy đ và mnh m trong l k nim này. BCT coi vic làm này là mt s thanh minh tt nht cho v án Sáu S. Th tướng Nguyn Tn Dũng còn đe da “Đi tướng đng vin là người có công đ yêu cu n kia đi vi TƯ Đng, nhng người có công vi đt nước nht đu đang nm nghĩa trang Trường Sơn”. Và tt c các ý kiến ca đi tướng góp ý v các vn đ có liên quan đến sát nhp Hà Ni, phá nhà quc hi, hay nhân s ca tng cc 2, Bauxite Tay Nguyên …, đu b b ngoài tai. Nhng điu tôi nói trên đây bt kỳ mt tướng lĩnh nào, hoc nhng cán b chính tr ch cht trong chính ph lúc by gi đu biết ….Do vy, khi đi tướng ra đi, dường như to ra mt hiu ng chia s, thông cm mt cách mnh m nht t nhng người lính, đến nhng v s quan, tướng lĩnh trong quân đi đã biết, đã hiu v đi tướng, cũng như rt nhiu trong s h cũng là nn nhân các mc đ khác nhau v nhng đnh kiến ca ch nghĩa thành phn, nhng toan tính phe cánh , s đ k, ghen ghét đi vi nhng người có công, có đc, có tài đã gn cuc đi mình vào cuc cách mng thn thánh ca dân tc. H đến viếng đi tướng như đ chia s ni lòng ca chính bn thân h trong sut cuc đi mà h đã tri qua. Hiu ng này s vô cùng ln và là mt s lên án gián tiếp mt trái trong t chc ca đng cng sn Vit Nam.

N CSGT đã khóc chào Đi tướng khi linh cu Đai tướng đi qua
Lý gii v hin tượng ti sao có rt nhiu các cháu thanh thiếu niên, và rt nhiu nhng ông b bà m đem theo nhng đa con bé thơ ca mình, đã không qun ngày đêm mưa nng, lng l xếp hàng đến viếng đi tướng - hin tượng này đi lp hn vi thói quen đáng s hin nay ca người dân  là ngày càng có xu hướng chy theo cuc sng thc dng, ích k, bon chen, sng chết mc bay, khut mt trông coi, vô k lut, vô pháp lut đang din ra khp nơi, khp chn, minh chng đc trưng và rõ nét nht ca hin tượng này dược th hin trong văn hóa giao thong. S hn lon xung cp trong này vn hàng ngày hàng gi din ra bt chp mi s tuyên truyn “giáo dc”, răn đe cua Đng và nhà nước… Nhưng nhng hàng dài đến vô tn dòng người xếp hàng trt t vào viếng đi tướng …, ti sao lai có s thay di đt biến dến như vy?


                  
Điu này, theo tôi, ch có thgii là các hin tượng tiêu cc, xung cp v đo đc, văn hóa trong xã hi trong thi dim hin nay din ra khp nơi, khp chn ch có tính nht thi, do mt hoc nhng nguyên nhân nào đó mà nhng v lãnh đo đt nước không tìm ra hoc không mun tìm ra, thm chí h còn dung túng mt cách trc tiếp hoc gián tiếp , bng các cơ chế hoc chính sách, bin pháp na vi, hình thc. Còn dân tc Vit Nam, dù trong hoàn cnh nào, vn n cha và gìn gi được s t hào, s t tôn v long t trng và phm giá ca con người Vit . H không ln ln gia vàng và thau, gia nhng người chân chính và nhng k ngy chân chính. Phm cht này ca người Vit Nam đã thm vào máu tht ca dân tc Vit, nó s được phát tác khi có điu kin thích hp.
Nhiu người dân âm thm đng trong mưa tin bit Đi tướng

Nhng ngày l tang ca tướng Giáp là lúc đ nhng người con Vit Nam có được giây phút được tr li vi chính mình, nhng git m hôi, nhng git nước mt rơi trong nhng ngày l tang đi tướng Võ Nguyên Giáp là nhu cu bn năng ca dân tc Vit. Nhng người lính, người cu chiến binh h khóc thương đi tướng, nhưng đng thi dường như h thy vic đi tướng ra đi làm h mt đi nim tin cui cùng ca c mt thế h đã hy sinh tui tr, xương máu ca mình vì đt nước, nhưng dường như s hy sinh đó cho dến nay đã không được thế h kế tiếp phát huy mà ngược li còn b làm dng, thm chí b phn bi

Vi
c các ông b bà m đưa con nh đi theo s không phi vì bt c lý do gì , ngoài mc tiêu day d cho nhng đa con rut tht ca mình v thế nào là phm giá, là lương tri ca người VN. Bây gi nhng đa tr này còn quá bé đ hiu ra nhng điu b m chúng đang làm, nhưng khi chúng ln lên, chc chn chúng s kính trng và biết ơn b m.

Tôi cho r
ng s là tht s khiếm khuyết nếu không nhc ti mt hin tượng ca hàng triu người dân hin nay là s khát khao:


-        S
khát khao được bày t lòng yêu nước khi đã lâu lm ri tht không d dàng gì đ nhng người dân Vit được th hin lòng yêu nước ca mình.


-        S
khát khao được đt lòng tin yêu ca mình đi vi lãnh t ca đt nước. Cũng đã t lâu lm ri, đt nước VN thiếu vng nhng hình nh, nhng đa ch đáng tin cy và có tính thuyết phc đ người dân được th hin lòng kính trng, s tin yêu đi vi các bc lãnh t ca đt nước.


-        S
khát khao được nghiêng mình trước mt con người, mt phm cách đáng t hào, làm thêm rng r dân tc Vit khi mà đã t rt nhiu năm nay, biết bao nhiêu nhng t nn, nhng hin tượng do kết qu ca s suy đi v văn hóa đo đc trong xã hi đã làm a máu nhng s t tôn t hào, s kiêu hãnh ca con người Vit.


Trong l
ch s đương đi ca VN va qua, các v lãnh t, nhân vt có nhân cách ln đã ln lượt ra đi t nhiu thp k nay và to nên s thiếu vng v nhng nhân cách, nhng b óc và trái tim vĩ đi đi vi người dân VN. Các thế h lãnh đo mi ca đt nước trong nhũng năm gn đây đã ngày càng bc l nhng yếu kém v mi mt . H ngày càng xa ri nhng kỳ vng ca nhân dân. Nhiu khi h tr thành lc lượng đi lp chng li nhân dân. Trong b máy nhà nước và trong xã hi tràn ngp nhng s ngy bin, s gi di, và tham nhũng.

             Tôi th
t s sung sướng, sung sướng đến nhòa l khi nhìn nhng dòng người này lng l tuôn chy đến nhà s 30 Hoàng Diu cũng như trong sut 50 Km đường đưa linh cu ca đi tướng đi qua. S tiếc thương ca người dân VN đi vi đi tướng cũng là dp đ thế gii thy rng con người VN, dân tc VN luôn có tim n và luôn gìn gi trong mình giòng máu Lc Hng, không phi d dàng gì có th khut phc h bng bom đn, bng s áp chế vũ lc và bng cường quyn. S đến lúc s gi di, s ngu dt, s hèn nhát và các toan tính bn thu s b quét sch ra khi đt nước này.

Theo Quê Choa