Chương 16- Đèn Cù- Trần Đĩnh
Trong khi tôi bận viết tiểu sử Cụ, hồi ký cách mạng và
đại hội đảng thì Linh cùng Thái Ly và anh chị em múa
bận tổ chức cuộc đồng diễn lớn ở sân vận động Hàng Đẫy và
đặc biệt múa hai màn ba lê mũi cứng Su - ra - li - ê của Liên
Xô.
Mấy lần xem Linh tập, nghe bà chuyên gia Brunak
kharasô! (tốt! tốt! tiếng Nga - BT) luôn miệng, tôi chợt hiểu
thêm Linh. Lên sân khấu, Linh ra một Linh khác. Trung tâm
biến hóa vạc nên những ảo giác không khí rồi thả cho chúng
bay theo đà tung dướn, quay lượn của mình. Bà chuyên gia
ngày ngày mang thịt bò đến bảo nhà bếp làm cho Linh. Rồi
Huy Cận thứ trưởng văn hóa phụ trách mảng văn nghệ bảo
tôi: “Bà chuyên gia múa nói với mình Hồng Linh là múa
chuyên nghiệp, còn người khác nói chung là nghiệp dư... Đợt
này Trần Đỉnh phải kiêng khem đấy.”
Thái Ly bảo tôi: - Linh có một thiên bẩm múa hết sức đặc
biệt.
Sắp tổng duyệt mới biết thiếu bít tất dài. Lê Liêm mách
mẹo cho Nhàn, vợ Khánh Côn, hiệu trưởng Trường Múa, xin
đại sứ quán Trung Quốc. Được hai đôi. Hai hàng ngón chân
Linh thường rớm máu như hồi ở Trường múa Bắc Kinh.
Đang được khen nhiệt liệt thì chuyện buồn đến. Hà, hiệu
trưởng Trường Múa vừa thay Nhàn, bảo tôi: - Anh nên đến
gặp anh Lê Giản. Nói đến bố Hồng Linh, anh ấy khóc mà làm
tôi khóc theo. Chi bộ muốn kết nạp Linh thì vướng chuyện
ông bố, bọn tôi mới gặp anh Lê Giản.
Tôi tìm Lê Giản. Anh nói có một số nguời đã bị chết như
thế như thế nhưng đó là lỗi của anh. Anh bảo, xin oán anh chứ
đừng oán đảng.
Anh viết cho một giấy chứng nhận (có chữ ký và dấu của
Tòa án nhân dân tối cao chứng nhận): ông Hồng Tông Cúc
trước Cách mạng Tháng Tám có dạy học với anh và sau lại
cùng hoạt động. Lúc Pháp đánh lên Việt Bắc, ông Cúc bị thất
lạc và nghe đâu bị du kích giết mất. Con ông Cúc nếu đủ điều
kiện thì vào đảng không sao cả.
Tôi về, Lê Giản nói anh muốn gặp Hồng Linh.
Mấy hôm sau, tôi đưa Linh đến. Và chứng kiến một xúc
động hiếm thấy. Vừa thấy Linh, Lê Giản lập tức run rẩy lên
gọi vợ: “Bà ơi ra đây, con anh Cúc đây, bà ra đây... Đây, bà nhà
tôi, tôi nói có bà ấy đây, có phải mỗi khi nhắc đến anh em tôi
lại đứt ruột đứt gan ra không? Anh Cúc kết nghĩa anh em với
tôi. Anh Cúc xưa hay về nhà tôi ở Đồng Tỉnh, Xuân Cầu chợ
Đường Cái lắm.” Phải nhìn Lê Giản tóc râu, lông mày trắng
xóa như cước nghẹn ngào mới thấy hết độ chấn động ở trong
anh.
Hình như cần nói hết nỗi niềm bao lâu không thổ lộ, anh
lại nói: “Ngay khi biết các anh ấy chết, tôi đã khẩn báo với anh
Trường Chinh. Anh Trường Chinh nghe liền giật mình bảo
vậy thì phải lo công ăn việc làm cho các chị còn sống để nuôi
con cái chứ không thể để sống vất vưởng.” Do đó, bà Hồng
(chúng tôi không ngờ Lê Giản lại vẫn nhớ tên mẹ Linh, Diệp
Hồng) mới vào làm cấp dưỡng ở Ty công an Tuyên Quang và
Linh mới vào được bộ đội rồi đi học ở Bắc Kinh.
Ở đây có một chuyện cần nói. Sau này Lê Giản bảo tôi Ngô Kỳ Mai hay Ưng Khầy Mùi, anh em kết nghĩa với Lê Giản chính là bạn nối khố của Hồng Tông Cúc. Đến độ hai người đổi tên cho nhau. Mùi thành Cúc và Cúc thành Mùi. Thấy Linh,Lê Giản nấc lên gọi vợ ra xem con anh Cúc (tức Ừng Khầy Mùi) là thế. Nhưng cố nhiên Lê Giản cũng thân thiết cả với ông Cúc bố Hồng Linh cho nên vẫn nhớ tên mẹ Linh và từ đấy
về sau, anh luôn quan tâm đến chị em Linh…Lúc ấy chuyện vẫn chỉ được vén ra có thế. Lỗi vẫn là ở Lê
Giản, như anh nói với tôi. Đảng vẫn tồn tại êm ấm ngon lành trong nệm gấm vóc nhung lụa của bí mật thông tin - hay dối trá.
Được cái Linh không màng chuyện vào đảng. Cái đảng đã giết oan bố mình thì không vào có khi lại hay. Nhưng Linh còn vượt lên trên cả cái sự bị ra - được vào đó. Linh có một đẳng hệ giá trị khác mọi người. Tôi có thể coi mọi được thua cá nhân chỉ mây trắng ngàn năm cũng là nhờ Linh không ít. Lắm khi tôi ngỡ Linh như một con chim nhỏ bé bay trong quỹ đạo khiêm nhường riêng biệt của nó, ở đó không có hệ đo lường
chính trị hóa thông dụng để tổng kết đời mỗi cá nhân mà trong đó quý nhất là đảng viên rồi danh vọng, lương bổng, huân chương...
Rồi cuối cùng bố vợ hắt bóng sang tôi, điều không thể tránh với một đảng coi trọng lý lịch hơn hết. Nhưng nhờ thế chính cũng vào lúc này, tôi mơ hồ thấy Nguyễn Ái Quốc bị lao đao với Đệ tam Quốc tế có lẽ cũng vì lý lịch con quan của Nguyễn. Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại.
Gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng. Một sáng, khoảng cuối năm 1960, ở đâu về tới ngã ba
Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế, gần nhà Lý Ban, tôi thấy Vũ Kỳ đạp xe lên đi bên cạnh tôi. Anh cười và tôi chột dạ. Có chút giễu cợt? Không, có chút nào đó cái vẻ đắc thắng. Nhưng thắng tôi cái gì chứ nhỉ?
- Này, biết chưa? - Vũ Kỳ hỏi. Vẫn cười cười.
- Biết gì?
- Bố vợ, bố vợ ông ấy mà. Đặc vụ ta thịt... Cứ nụ cười đắc thắng trên miệng Vũ Kỳ.
Không nhớ sau đó nói năng gì với nhau, chào gì nhau mà mỗi người một ngả lúc nào. Chắc phản ứng ở tôi không nền nã lắm vì một lúc sau tôi vẫn thấy mặt mình rất cau có. Vì cái ý ẩn trong con mắt và cái cười của Vũ Kỳ như nói: - Chết thật, một li nữa... Lại để cho anh đi với Ông Cụ như thế cơ chứ.
Mình lại còn hẹn sẽ canh ty với anh viết về Ông Cụ khi Ông Cụ hai năm mươi... Anh không qua được mắt chúng tôi đâu.Có thể tôi suy đoán chứ Vũ Kỳ không có ý ấy. Mấy hôm sau, Thép Mới bảo tôi: - Trên nói từ nay bố trí một nhà báo chuyên đi với Ông Cụ và nên chọn người đẹp trai.
- Hay đẹp lý lịch? - Tôi nói.
Thoắt chốc tôi thành Thằng Gù xấu xí Nhà thờ Đức Ông Hà Nội không nơi dung thân. Cái buồn đầu tiên lại là từ nay sẽ chẳng còn được đứng sau Cụ xem Cụ đái nữa. Con tàu viễn dương óng ánh bạc đi xa và tôi bị quẳng lại trên một hòn đảo vắng mà dân số là bóng ma những nạn nhân bị đảng thịt.
Sau vài ngày tôi mới có phản ứng khó chịu. Thấy rõ có một bàn tay tọc mạch sột sọat lần giở tìm xem các trang đời của mình…
Lúc ấy vừa xây xong Lăng Hồ Chí Minh, Vũ Kỳ một sáng đến báo Nhân Dân. Vào khỏi cổng cơ quan thấy anh đang đứng chuyện trò vui vẻ với anh em Thép Mới, tôi quen như cũ, đi qua tươi cuời gật đầu chào. Lạnh ngay mặt lại, Vũ Kỳ quay đi. Không chỉ bố vợ bị thịt, tôi đang là tên chống đảng, lật đổ.
Tôi thấy bình thường. Biết là ở tư cách người sống bên Bác Hồ, anh phải nêu gương học Bác mọi vẻ, chẳng hạn từ chữ viết đến tên ký đều phải học cho giống được như hệt của Bác, anh khoe tôi mà. Mà giống lạ lùng thật. Tôi đã phải bảo Vũ Kỳ: “Tôi mà bắt chước như thế này là tôi chết đấy.” - “Tại sao? - Kỳ hỏi. Tôi nói,” Thì còn tại sao nữa? Bắt chước giống nhằm mục đích gì? “vũ Kỳ cười khoái. Thấy mình duy nhất có quyền chính đáng bắt chước chữ viết, chữ ký của lãnh tụ.Khoảng cuối những năm 90, một hôm đến Sơn Tùng, tôi
nghe anh nói Vũ Kỳ vừa đến, lát nữa khám bệnh định kỳ xong sẽ lại ghé anh - hai anh tương ứng tương thông ở trong hào quang Bác Hồ - tôi đã nhờ Sơn Tùng sang tai cho Vũ Kỳ: Là trong Hồi ký Vũ Kỳ đăng ở Nhân Dân hôm kia, có chỗ viết Bác Hồ ăn cơm thường bảo Vũ Kỳ xuống xin chú Cẩn cho Bác thêm hai quả cà thì Trần Đĩnh nói Vũ Kỳ đề cao gương tiết kiệm như thế là có hại. Ai đời chỉ vì có hai quả cà ăn thêm mà phải huy động một dây chuyền nhân viên tất cả lương chắc phải rất to. Thì cứ để sẵn hẳn mỗi bữa cho mươi quả, Bác ăn không hết, chú Cẩn ở dưới bếp ăn càng có phước chứ sao? Mà có khi còn kiệm được mấy miếng thịt nữa. Tôi thật lòng muốn chống lối bày biện rườm rà tốn kém và lãng nhách ra để nêu gương Bác Hồ và kêu gọi học tập tiết kiệm,chống lãng phí. Bảo lấy thêm cà, lãnh tụ đâu ngờ cái chuyện vặt ấy rồi thành một mẫu sống nguy nga! Trong khi lãng phí bao mạng người như bố vợ tôi.
Xuống thang về, tôi toan quay lại nói thêm: Ở trên rừng những năm 1949, Lang Bách thường kỳ chế rượu thuốc cho Bác uống. Một lần chúng tôi hỏi anh: “Bao nhiêu tiền bốn chai này?” Anh nói: “Bằng sinh hoạt phí mấy thằng chúng ta ngồi đây. Thuốc bắc quý thì đắt mà lại phải mua trong Hà Nội. Có khi người mang ra bị Tây phục kích chết ở Đường số 5 nữa ấy
chứ!”
Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét