Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TẢN MẠN ĐƯỜNG RỪNG

           Hồi năm 1998, khi bắt đầu chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn được đầu tư. Mình được đi đến các xã ( Trung tâm xã thôi) cao chất ngất, rất cực nhọc.
           Tứ thơ bắt đầu nhen từ buổi đi từ Chiềng Muôn để sang Chiềng Ân. Mình với Sơn lê bước theo một ông cụ người Mông dẫn đường ( bố đồng chí cán bộ văn phòng). Gần tối thì đến được trung tâm xã, Mai, khoảng  hơn 10 h  được dự bữa rượu sáng  nhớ đời với khoảng  hơn 10 cán bộ chủ chốt của xã bản. Thức ăn là một con lợn chưa đầy 4 kg, song đã có em.( Nghĩa là con lợn còi này là lứa trước, hiện mẹ nó đẻ ra lứa khác rồi, đã lớn bằng nó.) Rất ấn tượng. Mình thấy lạ vì cách cầm chịch của cóong bí thư xã, sao cho gần như chén rượu chỉ quẩn quanh khách thôi. Sau gần tàn bữa, mới thấy rượu về. Mọi người mới được uống thỏa thích. Thì ra, người đi mua rượu đi từ gà gáy, Gian khổ thế.....
            Lần sang Hang Trú huyện Bắc Yên cũng cực kỳ vất. Hai ngày đường. Càng lên cao, càng lạnh. Đêm, sương mù lẻn qua khe cửa, xoa mặt mũi người uống rựơu. Mình đã có thâm niên ở Tây, chẳng ngại gì rét mướt, chỉ thương Sơn tái mào. Rượu thóc ( chỉ có ở vùng này) nặng hơn 45 độ, nốc vài cốc sữa chua mới đỡ run... Ấn tượng khó quên nhất là đêm không đèn, người vợ chủ nhà phải cầm bó đuốc soi cho mọi người thấy thức ăn mà gắp. Chao ôi, vua chúa ngày xưa có lẽ chỉ ác đến thế?
            Thực ra, cái vất của mình thấm tháp gì với những người thợ mình đi thi công. Xe tải vận chuyển đến  Tà Hộc,  qua phà xuôi sông một đoạn, bốc lên bờ, dựng cái lán vừa nấu nướng và trông coi. Từ đó một kíp chuyển lên đến bản Suối Lềnh, quay về là vừa tối. Một tốp từ Suối Lềnh chuyển lên. Nhiều ngày, gặp mù đường trơn phải bỏ  hàng lại dọc đường...
            Mình nghĩ đến phận người, tự hỏi nếu có số phận, thì cũng ngày giờ ấy, đứa trẻ sinh ở vùng cao này, với thành phố kia, điểm xuất phát một trời một vực; không biết tương lai chúng nó có khác nhau?
Sao người Mông cứ chót vót trên cao để bọn mình khổ thế ? vv...Thế là bài thơ ra đời. Sau được anh Đắc Trung biên tập lại cho đăng trong tập " bè bạn" thế này
            
           Chân ngựa  chân người chuyệc choạc
           Khắc vào rời rạc khát khô
            Đứa con nào của mẹ Âu Cơ
           Từ bọc trứng tỏa đi mở cõi
           Ngược núi đồi cheo leo chạy mãi?
          Tới giờ ư?
                 bao lớp người Mông
          Lang thang
                      vạt rừng loang lổ cháy
          Miên man niềm khát khao  ngây  dại
           Hoang tàn
                       ngập ngụa khói phù dung...

         Có ai về Hang trú với tôi không
         A Phủ xưa dắt người tình trốn chạy
        Hạt rượu thóc ướt mình còn cháy
        Sơn tra chua xót úa vàng rơi
         Bồng bềnh sương khói chơi vơi
         Khấp khểnh lối mòn xa ngút ngát
        Sừng sững núi uy nghi trầm mặc
        Lẻ loi tôi, lữ thứ vượt chiều 
........
 Các bạn văn cùng lưá ở Nam Định hơi bị khoái bài này, vì nó mang hơi thở nguyên sơ của núi rừng. Anh Đắc Trung bảo thế, anh Ngọc Nam cũng xác nhận là có hơi hướng Quang Dũng !!! Chết thật.
  Sau, khi chơi thân với Thào A Só, ( lúc này là Phó CT huyện Sông Mã) mình đưa cho chú xem, gật gù cười,  rồi sau ra làm trưởng ban dân tộc tỉnh,  có lần nhân lúc vui, Só bảo mình đọc lại, mình cười trừ nếu có cái khèn và cái quần lá tọa, mình cũng có thể vào vai ông Mông được. Chỉ tội mình yếu khoản ta, chứ không dồi dào như người Mông, cả hội cười nghiêng ngả...Hoa, vợ Só nhất định bắt mình chứng minh. Mình đành kể thật một chuyện cười ra nước mắt.
  Ấy là năm... hình như... 91, mình mới lên Sơn La, đi thi công lớp học cho Trường TNDT huyện Yên Châu, do Ban ngoại vụ tỉnh làm chủ đầu tư. Kiêm hết. Chỉ huy công trường, CBKT, thủ kho, thậm chí cả bảo vệ.... Mình ấn tượng với các cháu người Mông lam lũ, nhưng cứng cỏi. Từ dáng người rắn đanh, đến cách nói chắc nịch, không chút rụt rè. Một cu con tên Pó học lớp 5 ra chiều thích học hỏi, hay quẩn quanh mình, mỗi khi mình giở bản vẽ ra chỉ bảo cho thợ vào mỗi buổi tối, khi cơm nước xong. Ánh mắt  Pó nói  nó có niềm khát khao làm cán bộ. Ít nhất là được như mình... Đêm cuối tháng, trăng muộn, mọi người đã yên giấc sau một ngày vất vả, mình vẫn thao thức, nhớ vợ, thương con mãi dưới xuôi. Từ trong tĩnh lặng, nghe có tiếng rì rầm, sột soạt. Mình vén màn, dụi mắt nhìn ra. Thằng Pó. Cái lưng  như đóm mạ chiêm rắn đanh không lẫn vào đâu được, đang  đứng nhấp nhô bên bụi chuối lá cao quá đầu người. Mai, lúc cu Pó lượn lờ xem  thợ uốn sắt vai bò to như cổ tay mà không cần hơ lửa... mình lôi tai cu cậu ra kẻo tai nạn, nó vẫn thèm xem lắm; bảo cháu phải nói thật một vài câu thì mới được xem, đồng ý không? Pó bảo rất đồng ý. Ừ chú hỏi: Công việc này khá nguy hiểm, chỉ người lớn mới được làm và được đứng xem, trẻ con thì xin..biến. Pó sắp là người lớn chưa? Rồi chí. Thật không? Biết chơi gái mới là người lớn chứ. Pó bảo cháu biết chơi gái  nhiều rồi chứ, Thật không, từ khi nào. Từ đầu năm cơ mà. Nói khoác chúng mày nói chuyện với nhau thấy thích thì gọi là chơi gái chứ gì. Không, Pó ngượng nghịu cháu biết hết mọi tý. Thế có đái ra không? Có chí. không phải đá mà như đá, tanh lắm. Thôi chịu mày, mười mấy tuổi rồi? Mười hai rôi đé!
  Hẹn mai kể tiếp

 


        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét