Hai người cùng địa phương, có danh có phận đàng hoàng.
Vậy mà bêu riếu nhau về một bài thơ.
Trước hết hãy nghe người ngoài cuộc nói gì đã nhé.
Tuyên Quang, 17 tháng 8 năm 2012
Bạn Hằng thân mến!
Tôi thật ngỡ ngàng, khi biết tin bạn gửi ý kiến góp ý lên cơ quan chỉ đạo địa phương, về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân, của nhà thơ Đàm Chu Văn. Một việc làm ngoài văn chương, phản văn chương. Bởi vì, theo cảm nhận của tôi, đó là một bài thơ hay, năm ngoái đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Một tác phẩm văn chương hay, cần đa nghĩa, làm cho người này cảm thấy thú vị, kẻ khác thì giật mình, thức tỉnh.
Nếu bạn có thiện chí góp ý về văn chương, tại sao không trao đổi trực tiếp với tác giả đang cùng công tác, hoặc gửi bản báo, hoặc hội nhà, chẳng hạn? Tôi chưa được đọc tác phẩm của bạn. Đó là lỗi tại tôi, nhưng qua việc làm này, có thể lờ mờ hiểu được, tác phẩm của bạn minh họa cho cái gì rồi.
Bạn Hằng, tổ quốc lâm nguy! Các nhà văn chân chính đang trăn trở đồng hành cùng dân tộc. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, thì “nhà văn tham gia vào tiến trình xã hội bằng chính tác phẩm”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tổ thái độ của mình khi cần thiết. Với việc làm của bạn, tôi không thể hoan nghênh. Bạn vừa tố cáo bạn văn, bằng một ý kiến rất chủ quan, lại vừa ngồi xem người ta đấu bạn văn, với tư cách phóng viên! Có thể, bạn đã suy nghĩ, tính toán một cách sâu sắc khi hành động, nhưng người đời vẫn cảm thấy có sự nông nổi…
Năm vừa rồi, bạn mới được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, chúc mừng bạn. Nhưng xin hỏi, bạn xin vào hội nhà văn để làm văn chương, hay định làm gì?
Tôi cũng đã trao đổi và chia sẻ với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà thơ Văn Công Hùng, về câu chuyện buồn của giới văn chương Việt Nam, đầu thế kỷ hai mươi mốt như thế này, như thế này…
Trân trọng.
Tôi thật ngỡ ngàng, khi biết tin bạn gửi ý kiến góp ý lên cơ quan chỉ đạo địa phương, về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân, của nhà thơ Đàm Chu Văn. Một việc làm ngoài văn chương, phản văn chương. Bởi vì, theo cảm nhận của tôi, đó là một bài thơ hay, năm ngoái đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Một tác phẩm văn chương hay, cần đa nghĩa, làm cho người này cảm thấy thú vị, kẻ khác thì giật mình, thức tỉnh.
Nếu bạn có thiện chí góp ý về văn chương, tại sao không trao đổi trực tiếp với tác giả đang cùng công tác, hoặc gửi bản báo, hoặc hội nhà, chẳng hạn? Tôi chưa được đọc tác phẩm của bạn. Đó là lỗi tại tôi, nhưng qua việc làm này, có thể lờ mờ hiểu được, tác phẩm của bạn minh họa cho cái gì rồi.
Bạn Hằng, tổ quốc lâm nguy! Các nhà văn chân chính đang trăn trở đồng hành cùng dân tộc. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, thì “nhà văn tham gia vào tiến trình xã hội bằng chính tác phẩm”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tổ thái độ của mình khi cần thiết. Với việc làm của bạn, tôi không thể hoan nghênh. Bạn vừa tố cáo bạn văn, bằng một ý kiến rất chủ quan, lại vừa ngồi xem người ta đấu bạn văn, với tư cách phóng viên! Có thể, bạn đã suy nghĩ, tính toán một cách sâu sắc khi hành động, nhưng người đời vẫn cảm thấy có sự nông nổi…
Năm vừa rồi, bạn mới được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, chúc mừng bạn. Nhưng xin hỏi, bạn xin vào hội nhà văn để làm văn chương, hay định làm gì?
Tôi cũng đã trao đổi và chia sẻ với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà thơ Văn Công Hùng, về câu chuyện buồn của giới văn chương Việt Nam, đầu thế kỷ hai mươi mốt như thế này, như thế này…
Trân trọng.
Có mấy lời gửi về Đồng NaiDongngan
… May mà có cô “Nhà văn” đỏ lên tiếng tấn công nhà thơ mà mình được đọc toàn bài. Cảm nhận là thế này: nhà thơ này tuy làm Tuyên giáo nhưng không khô cứng, vẫn là người sáng suốt có tấm lòng với dân với nước, có phẩm hạnh đáng quí. Làm thơ như ông ấy bắt người nghe phải nghĩ sâu về những cây dầu cổ thụ đó để sống cho ra con người đó là thành công lớn. Cây dầu đó là ai, là nhân dân, là dân tộc này trường tồn ngàn năm lại không dạy bảo được đám hậu sinh hay sao dù họ là ai. Đó là hình ảnh có tư tưởng sâu sắc, có tính triết luận cao khiến cho bất cứ ai đọc cũng phải suy ngẫm , nhất là giai đoạn khó khăn này. Nếu đọc xong trơn lèo lèo, nhắm mắt trước thực tại thì thơ ông tuột khác gì nước đổ lá môn ! Loại thơ ca ngợi một chiều kiểu Mao làm ta lộn mửa. Nhà thơ không chỉ cảm xúc mà còn là người cảnh báo, là người thức tỉnh nhân loại. Bài thơ này chưa hẳn hay nhưng nó gửi gắm được thế sự đáng để mọi người cả trên ghế cao đang gật gù mơ màng lẫn kẻ chân đất đầu đường ngộ ra mình là ai đang ở tình thế nào, nếu bất ngờ lũ lẫn, nó cũng giải độc phần nào!. Tác giả đã thành công đấy. Đáng tiếc cái cô nhà văn Trần Thu Hằng vớ vẩn có cái đầu Mao ít quen lối sống qui chụp tư tưởng. Trẻ ranh mà đã hỏng quá, hay là cô muốn tìm đường để leo lên làm cánh tay phải ???
Vũ Xuân Tửu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét