Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

MỘT CHỮ, NỬA THẾ KỶ TRANH CÃI

( Nguồn: Văn nghệ công an) (?)
Trong tâm thức người Việt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã trở thành bậc hiển thánh, được lập đền thờ nhiều nơi. Sớm nhất phải kế đến đền Kiếp Bạc ở xã Vạn Kiếp, nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng giang lừng lẫy. Đền được xây dựng từ năm 1300, ngay sau khi Trần Hưng Đạo tạ thế.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, hai bên cổng đền có khắc thêm đôi câu đối:
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh
Dịch nghĩa;
Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi gươm kiếm
Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh
Đôi câu đối này cũng đồng thời được khắc trước đền thờ Trần Hưng Đạo tại số 36, đường Võ Thị Sáu, Q.I, TP Hồ Chí Minh. Tác giả của đôi câu đối là Tam nguyên Vũ Phạm Hàm, đậu Thám Hoa nhưng thực chất là Thủ khoa (Đình Nguyên), giành học vị đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ khoa thi Đình đời vua Thành Thái năm thứ tư (năm 1892, khoa thi này không lấy Trạng Nguyên và Bảng Nhãn). Đỗ đồng khoa, xếp danh liền sau Vũ Phạm Hàm là Nguyễn Thượng Hiền, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) và Chu Mạnh Trinh đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân.
Từ khi ra đời đến nay, đôi câu đối của bậc đại khoa vẫn được đánh giá là "ngắn gọn, cô đọng, nhưng đã thể hiện được khí phách oai hùng của những trận chiến chống quân Nguyên xâm lược, còn vang vọng mãi đến tận hôm nay làm cho chúng ta thêm tự hào và phấn chấn".
Thế nhưng, trong hơn nửa thế kỷ, kéo dài cho đến tận hôm nay, chữ "thu thanh" trong vế đối thứ hai vẫn là nguyên nhân cho nhiều cuộc tranh cãi chưa có hồi kết.
( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét