Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

VỀ MỘT TẤM BIA ĐÁ



         Trung tâm văn hoá thể thao huyện còn lưu giữ ( ở ngoài sân ) bia Đá Phổ tìm thấy tại bản Đá Phổ xã Bắc Phong Văn bia là bút tích của vua Lê Thái Tổ tạc vào đá năm 1434 (?)
              Năm 1983 văn bia được Viện Hán Nôm dịch, Bảo tàng Sơn La kết hợp với Phòng TTVH Phù Yên bóc từ nguyên khối đá tảng chuyển về lưu giữ ở huyện trước khi ngập nước thành hồ Sông Đà
Dịch âm
Đá tảng khen ai khéo đặt làm
Giặng sông loạn thạch kế khung nham
Tiêu tương lứa thứa mầu phơi bạc
Bích thuỷ bóc lần vẻ tao lam
Khai thác xưa kia đã thánh trí
Vu chính sau đó chẳng dung phàm
Diệu an muôn vững định bàn thạch
Hiền dị đâu là kịp bảo nam

Mậu tý niên… trong đông ………bút


 
         Sau đây là lời bình chú của tôi ( Nguyễn Song Hào) về văn bản của cuốn lịch sử huyện Phù Yên ( Lưu hành nội bộ- Dùng trong nhà trường) do Phòng VHTT Phù Yên cho mượn và đã lấy lại tôi chưa kịp chụp, chỉ ghi lại như trên
      1/- Trước hết năm 1434  là năm Giáp Dần  chkhông phải là năm Mậu Tý như bản dịch.
      2/ Năm Mậu Tý như bản dịch ghi phải là năm 1468. Mà năm đó thì đức Lê Thái Tổ đã băng hà được tới 35 năm rồi.
       Như vậy tài liệu có sai sót không thể có chuyện Lê Thái Tổ đề thơ ở  bia bản Đá Phổ năm Mậu Tý
          Suy nghĩ của tôi, rất có thể bản dịch sai chữ Mậu, lẽ ra là chữ Nhâm .Vì năm Nhâm Tý 1432. là năm theo ĐVSKTT thì đức Lê Thái Tổ đi tiễu phạt Đèo Cát Hãn và  cũng có đề thơ ở xã Hào Tráng huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Tấm bia bản Đá Phổ cũng được ngài lau đá đề thơ và được khắc cùng thời gian !
          Mong các bậc cao nhân và Hội Lịch sử Sơn La cho ý kiến xác đáng để các thế hệ sau, đặc biệt là con em Phù Yên không bị nhầm lẫn
        Còn về dịch nghĩa, cá nhân tôi thấy cứ để bản dịch âm cho mọi người tìm hiểu, cảm nhận còn hay hơn là tin vào bản dịch nghĩa, do vậy tôi không đưa vào./.

                                               Chào các bác !

Photo: Xuân Trường





1 nhận xét:

  1. Đúng vậy! Lịch sử là phải chuẩn xác về thời gian và sự kiện. Các giai thoại lịch sử có thêm phần hư cấu vì là dân gian.Với những điểm đã chỉ ra như trên thì việc xem xét và đưa ra chuẩn là điều tất yếu. Hậu thế - tôi cũng thấy phân vân, hy vọng sớm được lĩnh hội ý kiến các tiền nhân.

    Trả lờiXóa