Đằng đẵng hơn 3600 ngày ông Nguyễn Văn Chấn bị ngồi tù oan trong trại giam đã làm rơi nước mắt biết bao nhiêu bạn đọc có lương tri!
Ở cái nước mình có bao nhiêu người bị hàm oan?
Cho dù hình như có chế dộ 388 gì đó, cho những người không may vướng vòng lao lý oan nghiệt?
Hôm qua đọc trên Công an nhân dân, mới rõ hơn tướng Hữu Ước, xưa cũng từng bóc lịch hàng ngàn ngày, mà chưa hề biết mình có tội gì? qua lời kể của nguyên đại tá công an Nguyễn Như Phong
Mới hay, chẳng riêng gì thời còn Mỹ nguỵ ... mới có" đêm giữa ban ngày"
Tôi nhớ. Năm 1991, tôi đi viết về một vụ án lừa đảo. Khi cùng với các cán bộ
điều tra của Công an Hà Nội hỏi cung đối tượng bị bắt thì gã lại khai ra một
chuyện, ấy là hắn từng “được” giam chung với ông Nguyễn Hữu Ước. Gã còn kể, gã
được “vinh dự” giao nhiệm vụ “giám sát”, không cho ông tự tử.
Sau này, khi ra tù, trở về Báo Công an Nhân dân, ông kể cho chúng tôi nghe
các kiểu hành hạ ông mà một số cán bộ điều tra đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà
chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này,
có khi bị bắt phải “vu cho bố mình là phản động” thì cũng buộc phải khai cho
xong để thoát khỏi cực hình.
Cũng đã có một số vụ án khác mà cán bộ điều tra đã nghĩ ra rất nhiều trò để
tra tấn phạm nhân. Nhiều người chịu không nổi đã phải tìm con đường giải thoát
- ấy là tự tử.
Hiện nay, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đang điều tra lại về một vụ án
bắt giam sai của Công an Tiền Giang hơn chục năm trước. Báo Năng lượng Mới cũng
đã có phóng sự về vụ án này và cũng đã được biết những người chịu không nổi cực
hình mà phải tự tử. Nhưng Giời vẫn còn thương họ nên làm cho sợi dây họ dùng
treo cổ bị đứt…
Sau này, khi đi viết phóng sự về khám Chí Hòa, tôi được một cán bộ quản giáo
của trại giam - người đã từng làm quản giáo thời ông Hữu Ước bị giam ở đó dẫn
đi tham quan. Ông chỉ cho tôi phòng giam nào ông Ước từng ở, chỗ nào ông Ước
từng nằm. Rồi ông lại kể cho tôi nghe vanh vách chuyện ông Ước đã từng phải
đánh nhau với bọn đầu gấu vì chúng cướp cơm, cướp chỗ ngủ của ông, hay cả những
lần đám phạm nhân há hốc mồm nghe ông đọc “Tam quốc diễn nghĩa”.
Khủng khiếp nhất là trong thời gian ông Ước ở Chí Hòa, cứ vài tháng, các
quản giáo lại nhận được lệnh từ một cấp trên nào đó chuyển ông sang phòng giam
khác. Đối với phạm nhân, đang ở phòng giam này mà phải chuyển sang phòng giam
khác, đó là một sự tra tấn vô cùng tinh vi, nhất là khi “chỗ ở” mới cũng là nơi
giam giữ những kẻ lưu manh chuyên nghiệp, đám đầu trộm đuôi cướp và phòng nào
cũng rất sẵn đám “đầu gấu, đại bàng”. Bởi người mới vào thì phải nằm chỗ bẩn
thỉu nhất, phải hầu hạ đám “đầu gấu, đại bàng” và phải bị ăn những trận đòn “ra
mắt”.
Những năm tháng bị giam cầm đã gây cho ông một căn bệnh mà chúng tôi cứ gọi
là “hội chứng nhà giam”.
Hàng chục năm đã trôi qua nhưng ông vẫn nằm mê thấy cảnh mình phải ăn cơm
trộn cát; vẫn nằm mê thấy cảnh đánh nhau với bọn đầu gấu… Và ông cũng vẫn nằm
mê thấy cảnh những cán bộ quản giáo tìm cách dúi cho ông thêm nắm cơm, miếng
bánh, an ủi, động viên ông trong những tháng ngày tù tội đó.
Được trả tự do, sự đền bù duy nhất mà người ta dành cho ông là đưa ông đi
khám bệnh và an dưỡng ít ngày.
Nhiều cán bộ công an đã từng gây nên nỗi oan cho ông thì vẫn lấp liếm rằng:
“Nó không có tội, nhưng cũng có lỗi”. Nhưng lỗi gì thì chẳng ai chỉ ra được.
Ấy vậy mà, ông đã nghiến răng làm lại sự nghiệp của mình. Không nửa lời oán
trách. Không có những phát ngôn bất đắc chí. Không tìm cách kiện tụng những
người đã gây nên nỗi đau khổ tột cùng cho mình và gia đình.
Tôi đã chứng kiến khi làm Tổng biên tập Báo An ninh Thế giới, ông vẫn đến
thăm hỏi, biếu quà vào dịp lễ, tết những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây
nên vụ án oan của ông. Bởi ông hiểu rõ, những người ấy thực ra cũng chẳng thù
oán gì ông nhưng thời ấy tư duy nó thế, cách làm tùy tiện, vô luật pháp là thế…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét