Nguyễn Thái Hoà, trước học 8E, sau nhiều thằng đi lính quá, lớp D mình phải xé ra, quăng về mỗi lớp mấy đứa, mình về lớp C, nhưng vẫn sang lớp D,(dù khi ấy, đa phần là bọn lớp E )- chơi nên biết!
Bẵng đi 40 năm, thú thật là mình không còn nhớ được nhiều, nay đọc bài của Hoà, cảm động lắm. Hoá ra nó vẫn nhớ, thậm chí nhớ mình kỹ mới chết chứ! Rất tiếc dịp này Hoà không ra được, mình điện vào hỏi thăm, và xin trương bài của của Thái Hoà để các bạn đọc vui
Một vài gương mặt lớp D
Hàng trước, từ phải : Cao thị Na, Bùi thị Chanh, thầy Cao Xuân Hoan, mình, Cao Đức Mạnh
Hàng sau: phải sang Vũ Xuân Trường, Đào Văn Phúc. Tiếc là lúc chụp, Phạm Thị Hằng loăng quăng chạy chỗ, nên không có trong ảnh này
GỬI LỚP D
Lớp D của tôi
Bốn mươi năm
Chưa một lần đủ đầy tụ hội
Rời mái trường đặt bước tới muôn nơi
Ta tìm nhau qua tin tức rạc rời
Nhớ về nhau qua tấm hình xưa cũ
Tất cả đây, tấm ảnh nhỏ cầm tay
Ba dãy đứng ngồi đông đủ
Cười tươi cùng ánh mắt mê say
Dù bom đạn, dù đói nghèo thuở ấy
Còn vương trên áo vá học trò
Vẫn còn đây, những khuôn mặt ngây ngô
Của Phú, Bổng, của Thành, Hào, Tuyên, Chiến
Của Hiền, Ư, của Thế, Đạt, Trợ, Trường
Và những khuôn mặt dễ thương
Na, Hằng, Minh, Nga, Thao Thế cùng Bình, Ngọc
Vẳng bên tai, trống trường thời đi học
Se lòng ta vương vấn bốn mươi năm
Va hôm nay lòng nặng nốt nhạc trầm
Không về được-Lớp D ngày gặp mặt
Không biết được những ai còn, ai mất
Không sẻ chia nhau được những vui buồn
Lớp D ơi thật lòng tôi rất muốn
Dang tay ôm hôn tất cả mọi người
Tôi cầu mong vẫn thấy mãi nụ cười
Như tấm ảnh ngày nào
Rạng ngời từng khuôn mặt
Khi gặp nhau đừng nói về được mất
Thôi phù du, chuyện của một kiếp người
Tôi thầm mơ, gặp mặt vẫn sáng ngời
Tình chiến hữu, tình bạn bè thân thiết
Xin gửi đây một lơig minh triết
Hãy dâng cho đừng đòi lại bao giờ
Tin lớp mình gặp mặt đến bất ngờ
Không về được! Hiểu lòng tôi bạn hỡi
Gửi chời chào nhé bạn- Lớp D ơi./.
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
Phải nói là cái thằng Phú ( Đỗ Văn Phú- báo Lao động) nó nhớ giỏi. Một buổi gọi cho mình, nó hỏi ông có nhớ câu gì trong Mặt đường khát vọng có cái ý vô tư quá để bây giờ xao xuyến không?. Mình chỉ láng máng thôi, thuận mồm đọc bậy vô tư quá, nên chúng mình nghèo lắm hứa là tra trên gookgồ cho. Ít phút sau trút cả trường ca ấy cho nó no say luôn. Không ngờ, đó là cái tiền đề để nó thai nghén cái chuyện... phải rủ nhau ôn lại cái tuổi học trò thơm trang giấy trắng ấy
Sáng hôm kia, đứng ở hội trường K9 -(Đá chông Ba Vì, HN) nó hào sảng đọc:
Ta đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
....... Nguyễn Khoa Điềm
Ấy chết! Đây là MC xinh như Kiều, nó rước từ 36 phố phường lên... trang trí buổi gặp mặt cho mặn mòi
.
Một lũ học trò giờ đã/sắp khao lão.Ai đó ngấp nghé / từ giã chốn quan trường đầy chông gai, cạm bẫy...bỗng thấy rưng rưng...
Thật quý hoá! Thầy Nguyễn Bút( Hàng trên, thứ 5 từ phải sang), thầy Cao Xuân Hoan ( hàng trên, thứ 6, từ phải sang) và cô giáo Nguyễn Thị Minh Lệ đã không quản tuổi cao, đường xa... lặn lội về vui với hội mình ( Rất tiếc lúc chụp bức ảnh này cô Lệ và bạn Sợi 10 c, hơi bị chậm nên đành...thiếu)
Được anh Trần Thế Vượng, nguyên trưởng ban dân nguyện của Quốc Hội, ( thứ 4, hàng đầu từ trái sang), cạnh ông nghị đương nhiệm Vũ Xuân Trường, nay được nghỉ họp, nghe đâu để các đại biểu lấy sức, ngày mai thông qua Hiến pháp 92 sửa đổi. Cả anh Trọng Tài Hội trưởng đồng môn các khoá đầu đến chia vui...
Nó mang mỗi 1 cuốn Một người "con tinh thần"của Bác Hồ viết về bố vợ nó- cụ Cù Văn Chước nguyên trưởng phòng văn thư-Văn phòng Bác Hồ, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tặng mình. Dù sướng, nhưng mình rất ngại. vì các thầy cô cũng không có.
Sáng hôm kia, đứng ở hội trường K9 -(Đá chông Ba Vì, HN) nó hào sảng đọc:
Ta đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
....... Nguyễn Khoa Điềm
Ấy chết! Đây là MC xinh như Kiều, nó rước từ 36 phố phường lên... trang trí buổi gặp mặt cho mặn mòi
.
Một lũ học trò giờ đã/sắp khao lão.Ai đó ngấp nghé / từ giã chốn quan trường đầy chông gai, cạm bẫy...bỗng thấy rưng rưng...
Thật quý hoá! Thầy Nguyễn Bút( Hàng trên, thứ 5 từ phải sang), thầy Cao Xuân Hoan ( hàng trên, thứ 6, từ phải sang) và cô giáo Nguyễn Thị Minh Lệ đã không quản tuổi cao, đường xa... lặn lội về vui với hội mình ( Rất tiếc lúc chụp bức ảnh này cô Lệ và bạn Sợi 10 c, hơi bị chậm nên đành...thiếu)
Được anh Trần Thế Vượng, nguyên trưởng ban dân nguyện của Quốc Hội, ( thứ 4, hàng đầu từ trái sang), cạnh ông nghị đương nhiệm Vũ Xuân Trường, nay được nghỉ họp, nghe đâu để các đại biểu lấy sức, ngày mai thông qua Hiến pháp 92 sửa đổi. Cả anh Trọng Tài Hội trưởng đồng môn các khoá đầu đến chia vui...
Nó mang mỗi 1 cuốn Một người "con tinh thần"của Bác Hồ viết về bố vợ nó- cụ Cù Văn Chước nguyên trưởng phòng văn thư-Văn phòng Bác Hồ, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tặng mình. Dù sướng, nhưng mình rất ngại. vì các thầy cô cũng không có.
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
QUA CƠN HOẠN NẠN
Bức ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc ( áo trắng ngồi hàng đầu)
ở Quốc tế cộng sản.
Trích tài liệu đặc biệt của Tạp chí Xưa & Nay số 438- tháng 10 2013.
Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “ Trong hoàn cảnh không hoạt động gì ”, “ đứng ngoài Đảng ”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.
Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản.
Ban thẩm
tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản được
thành lập tháng 2 năm 1936, trong một giai đoạn
lịch sử phức tạp, căng thẳng. Đại chiến thế giới lần thứ 2 đang đến gần, các nước tư bản thù địch bao vây quyết tiêu diệt chính quyền Xô viết ở nước Nga, nội bộ Quốc tế Cộng sản do nhiều lý do khách quan và chủ quan gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Đông Dương phải trải qua những ảnh hưởng khác nhau về quan điểm tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam. Tình hình chung ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến từng người cụ thể, đến từng vụ việc cụ thể, nếu như người đó trước đây và hiện tại có “ vấn đề ” về chính trị hoặc vướng mắc về mặt nào đó liên quan đến tổ chức.
lịch sử phức tạp, căng thẳng. Đại chiến thế giới lần thứ 2 đang đến gần, các nước tư bản thù địch bao vây quyết tiêu diệt chính quyền Xô viết ở nước Nga, nội bộ Quốc tế Cộng sản do nhiều lý do khách quan và chủ quan gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Đông Dương phải trải qua những ảnh hưởng khác nhau về quan điểm tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam. Tình hình chung ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến từng người cụ thể, đến từng vụ việc cụ thể, nếu như người đó trước đây và hiện tại có “ vấn đề ” về chính trị hoặc vướng mắc về mặt nào đó liên quan đến tổ chức.
Nguyễn
Ái Quốc lúc này đang là học viên Trường Đại học
Phương Đông, nhưng lại là tâm điểm chú ý của dư luận
trong nội bộ Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản
Đông Dương, bởi “ nghi án ” của những vụ
việc trước đây như sự kiện thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam với tên gọi và chính cương, sách lược
vắn tắt tập hợp địa chủ và tư sản dân tộc là
động lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy rằng
đến ngày nay, đó vẫn là sự sáng suốt và đúng đắn
của lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng thời kỳ đó cho rằng
là sai lầm, hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, tư tưởng
tiểu tư sản...
Một
loạt dấu hỏi về vụ án Hương Cảng : vì sao chịu án
phạt nhẹ, bằng con đường nào để đến được Liên
Xô... Đặc biệt bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại
Đảng Cộng sản Đông Dương viết ngày 20/4/1935 (1) gửi
Quốc tế Cộng sản cung cấp những thông tin cực kỳ
nguy hiểm về Nguyễn Ái Quốc. Nội dung thư kết tội
Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm chính về việc
hơn 100 Đảng viên của Đảng Cách mạng Thanh niên bị
bắt do việc Nguyễn Ái Quốc biết Lâm Đức Thụ trước
đây là kẻ phản bội mà vẫn tiếp tục sử dụng ;
Nguyễn Ái Quốc rất sai lầm khi yêu cầu mỗi học viên
cung cấp hai ảnh, họ tên, địa chỉ, họ tên cha mẹ,
ông bà nói chung những người sinh thành và địa chỉ
chính xác của 2 đến 10 bạn thân. Những bức ảnh của
các học viên do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ yêu
cầu đều vào tay mật thám. Ở trong nước, ở Xiêm, ở
khắp các nhà tù người ta nói nhiều về trách nhiệm của
Nguyễn Ái Quốc. Đường lối chính trị của Đảng Cộng
sản do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo trước đây bị phê
phán gay gắt trong các Đảng viên và quần chúng cách
mạng. Đồng chí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Xiêm –
người học trò trung thành của Nguyễn Ái Quốc, một
trong nhiều người nói rằng, trước năm 1930 Nguyễn Ái
Quốc chưa phải là Đảng viên Đảng Cộng sản. Trong thư
còn nói về sai lầm của Nguyễn Ái Quốc khi hợp nhất
các tổ chức cộng sản vào năm 1930, yêu cầu Nguyễn Ái
Quốc trong thời gian gần nhất cần viết cuốn sách tự
chỉ trích những sai lầm về chính trị của mình.
Có phải
do bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại là nguyên nhân
chính dẫn đến việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc
Nguyễn Ái Quốc, hay đó chỉ là “ giọt nước làm
tràn ly ”, là cái cớ để những dị nghị âm ỷ
lâu nay bùng phát ?
Vera Vasilievna |
Sau khi
tiếp nhận được bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại,
đồng chí Vaxiliepna – người trực tiếp phụ trách Đông
Dương của Quốc tế Cộng sản – đã viết bản Báo cáo
đề ngày 29-6-1935 (2)
dài 3 trang gửi Bộ Phương Đông và
Vụ Tổ chức cán bộ của Quốc tế Cộng sản : “ Đề
nghị cần nghiên cứu kỹ nội dung bức thư của Ban lãnh
đạo Hải ngoại và cung cấp thêm những thông tin về
Nguyễn Ái Quốc để Quốc tế Cộng sản có cơ sở đánh
giá chính xác, đầy đủ, toàn diện về Nguyễn Ái
Quốc ”. Đồng chí Vaxiliepna khẳng định :
“ Nguyễn
Ái Quốc là người cộng sản Đông Dương đầu tiên, là
người rất có uy tín giữa những người cộng sản, là
người đã tổ chức các nhóm cộng sản đầu tiên trên
cơ sở đó để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Khi hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình là
đại diện của Quốc tế Cộng sản, mặc dầu Quốc tế
Cộng sản chưa trao ủy quyền. Trong thời gian hợp nhất
Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ủy ban lâm thời
và đã để xảy ra một số sai lầm như hợp nhất một
cách máy móc các nhóm cộng sản, không phân định rõ
ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản...
Do đó, uy tín của đồng chí bị giảm sút, đặc biệt,
trong đội ngũ những người lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dương. Hội nghị tháng 10-1930 của Đảng Cộng
sản Đông Dương đã nghiêm khắc phê phán những khuyết
điểm của đồng chí. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đảm
nhận công việc liên lạc viên, công tác tại Trung Quốc
và Hồng Kông. Trong các bức thư từ Ban lãnh đạo Đảng
phản ánh tâm trạng không bằng lòng của Nguyễn Ái Quốc,
về công việc của một liên lạc viên bình thường mà
luôn thể hiện vai trò lãnh đạo; đã đưa ra những ý
kiến, ghi chú, nhận xét của mình trong các chỉ thị,
thông báo của Quốc tế Cộng sản và cản trở những
thông tin từ đất nước gửi Quốc tế Cộng sản.
“ Ngày
6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Hồng
Công và bị kết án 2 năm tù giam. Trong thời kỳ này,
chúng tôi (Vaxiliepna) liên
hệ với luật sư bào chữa
thông qua Tổ chức cứu trợ những người cộng sản bị
nạn của Pháp, gửi tiền để thuê luật sư bào chữa và
luật sư đã tổ chức cho Nguyễn trốn thoát, việc này
đã được luật sư nói rõ trong thư gửi chúng tôi. Một
thời gian sau đó, có tin là Nguyễn Ái Quốc đã chết
trong tù vì lao phổi. Năm 1933, xuất hiện tin rằng Nguyễn
Ái Quốc không chết mà được thả tự do và biến mất.
“ Vào
tháng 7-1934, Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva. Theo lời kể
của Nguyễn Ái Quốc thì khó xác định được vì sao
trốn thoát khỏi mật thám Pháp một cách dễ dàng sau án
ngồi tù của mình, và vì sao chỉ bị kết án một cách
nhẹ nhàng vậy. Tôi đã nhiều lần đề nghị Nguyễn Ái
Quốc trình bày bằng văn bản về các việc liên quan đến
bị bắt, bị kết án tù, được giải thoát và trở về
với chúng ta, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã không thực hiện.
Chuyến trở về, theo Nguyễn Ái Quốc kể thì do
Vaillant-Couturier trong thời gian ở Trung Quốc đã tổ chức
giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng, tất cả những vấn đề này
cần được thẩm tra kỹ lưỡng. Sau khi đến đây, Nguyễn
Ái Quốc được cử đi học tại Trường Mác - Lênin cho
đến ngày nay. Thống nhất với các đồng chí Mip và
Côchenxky chưa thể nắm hết các hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc, mặc dầu chúng tôi biết rằng, Nguyễn luôn
luôn kiên trì phấn đấu. Nguyễn đã nhiều lần yêu cầu
tôi trao đổi về việc tổ chức liên hệ với Đảng,
đặc biệt, rất quan tâm tới các chuyến đi công tác của
các sinh viên, về việc họ đi đâu và với những nhiệm
vụ gì. Nguyễn rất khổ tâm và nóng lòng về việc không
được tham gia những nhiệm vụ bí mật. Trong mối quan hệ
với các sinh viên, Nguyễn luôn cố gắng đóng vai trò là
người thầy, người lãnh đạo, nhưng về lý luận tỏ
ra yếu kém và thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá
trình trao đổi. Trong bản thân Nguyễn chứa đựng nhiều
tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tàn dư cũ, những thứ
đó có thể chống lại ý nguyện của mình.
Trên đây
là những dẫn chứng tôi đã trình bày. Nguyễn Ái Quốc
khi tự phê bình tỏ ra bình tĩnh và luôn luôn chấp nhận
những tự chỉ trích đó.
Điểm
lại những sự kiện và tư liệu, phải chăng cần khẳng
định vị trí đại diện trong Đảng của Nguyễn Ái
Quốc. Phải chăng Nguyễn Ái Quốc có thể tham gia Đại
hội (Quốc tế Cộng sản) như một đại biểu chính
thức ”.
(trích
báo cáo của Vaxiliepna)
Bản báo
cáo của Vaxiliepna được những người có trách nhiệm
trong Quốc tế Cộng sản đọc và nghiên cứu kỹ. Xử lý
vụ việc như thế nào đây ? Đã có sự trao đổi qua lại
giữa Vaxiliepna và các đồng chí trong tổ chức Quốc tế
Cộng sản.
Nguyễn
Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản
(lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và Leon Trotsky (thứ 4)
(lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và Leon Trotsky (thứ 4)
Trong
những vụ việc liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, những
việc nào quan trọng, gây tác động nguy hiểm cần được
làm sáng tỏ trước khi Ban thẩm tra thành lập và nhóm
họp. Đó là những vụ việc sau :
1. Vì
sao biết Lâm Đức Thụ là kẻ phản bội vẫn còn sử
dụng ?
2. Vì sao thời gian bị bắt ở Hồng Kông bị tòa án kết tội nhẹ và vì sao thoát tù một cách dễ dàng ?
3. Bằng cách nào để đến được Matxcơva ?
2. Vì sao thời gian bị bắt ở Hồng Kông bị tòa án kết tội nhẹ và vì sao thoát tù một cách dễ dàng ?
3. Bằng cách nào để đến được Matxcơva ?
Đồng
chí Vaxiliepna đã trực tiếp gặp Nguyễn Ái Quốc trao đổi
về những buộc tội có trong thư của Ban lãnh đạo Hải
ngoại. Đặc biệt việc vì sao biết Lâm Đức Thụ là kẻ
phản bội mà vẫn sử dụng. Nguyễn Ái Quốc trả lời
dứt khoát rằng phát hiện Lâm Đức Thụ phản động rất
muộn, mãi sau này. Việc này được Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Đông Dương, đồng chí Hải An (Lê Hồng Phong)
đã khẳng định trong báo cáo giải trình về Nguyễn Ái
Quốc gửi Quốc tế Cộng sản.
Về việc
thời gian bị bắt ở Hồng Kông, vì sao được tòa án
kết tội nhẹ và thoát tù một cách dễ dàng, đồng chí
Vaxiliepna đã có trong tay chứng cứ thuyết phục rằng đã
liên lạc, gửi tiền thuê luật sư Loseby lo việc Nguyễn
Ái Quốc thông qua Hội cứu trợ những người cộng sản
bị nạn của Pháp.
Bằng
cách nào để đến được Matxcơva ? Sau khi ra tù,
Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với người bạn
cũ thời kỳ hoạt động ở Đảng Cộng sản Pháp là
Paul Vaillant-Couturier lúc này đang ở Trung Quốc và được
bố trí trở lại nước Nga. Quốc tế Cộng sản đã cử
đồng chí Radumopva gặp trực tiếp Vaillant-Couturier hỏi
về vụ việc và được trả lời là do đồng chí bố
trí cho Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Nga.
Để
chuẩn bị tốt nội dung làm việc cho Ban thẩm tra,
Vaxiliepna đã viết Bản giải trình dài 6 trang (3), tổng
hợp tất cả những vụ việc liên quan đến quá khứ,
hiện tại của Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, đã đưa ra
những ý kiến cực kỳ có lợi cho Nguyễn Ái Quốc, khẳng
định rằng Nguyễn Ái Quốc là người Cộng sản chân
chính, hy sinh cống hiến hết mình cho Đảng, không phải
là kẻ phản bội, chưa bao giờ có sự liên hệ với mật
thám. Dẫn đến việc sai lầm về chính trị, chưa có
kinh nghiệm hoạt động bí mật, trình độ lý luận còn
yếu... là do chưa được đào tạo cơ bản. Gần đây,
Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập, nghiên cứu, cố gắng
vươn lên để nhận thức đúng bản chất những sai lầm
trong quá khứ...
Trong
Bản
giải trình, Vaxiliepna đề nghị thành phần Ban thẩm tra
có từ 3 đến 5 người có uy tín lớn, trong đó, dứt
khoát phải có mặt của Hải An (Lê Hồng Phong) với Bản
giải trình về Nguyễn Ái Quốc. Đây là một đề nghị
cực kỳ quý báu, như một sự bảo lãnh vận mệnh chính
trị trong sạch của Nguyễn Ái Quốc trước Ban thẩm tra
của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 2
năm 1936, Ban thẩm tra được thành lập, lúc đầu, có 2 ý
kiến bút phê của Lãnh đạo Quốc tế Cộng sản :
Ý kiến
một, đề nghị Ban thẩm tra có các đồng chí : 1.
Manuinxki. 2. Krapxki. 3. Hải An. 4. Vương Minh. 5. Barixta. 6.
Raimốp.
Ý kiến
hai, đề nghị gồm các đồng chí : 1. Cônxinna. 2. Hải
An. 3. Krapxki. 4. Barixta. 5. Xtipannốp.
Đến
ngày 19 tháng 2 năm 1936, do có nhiều lý do khác nhau, thành
phần Ban thẩm tra chỉ có các đồng chí: Cônxinna, Hải
An và Krapxki.
Ban thẩm
tra nhóm họp và đi đến những kết luận chính như sau :
1. Đồng
chí Nguyễn Ái Quốc đã mắc một số sai lầm nghiêm
trọng trong hoạt động bí mật. Ban thẩm tra yêu cầu
đồng chí từ nay không để xảy ra những trường hợp
tương tự. Đề nghị đồng chí rút kinh nghiệm bài học
này trong hoạt động bí mật sau này.
2. Ban
thẩm tra không tìm ra chứng cứ nghi ngờ nào về sự
trung thành chính trị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
3. Hồ
sơ vụ việc về Nguyễn Ái Quốc được hủy bỏ.
Bản kết luận đã được Krapxki và Hải An ký.
Sau kết luận của Ban thẩm tra, tưởng chừng vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã được giải quyết xong. Nào ngờ, đến tháng 1 năm 1938, khi Nguyễn Ái Quốc tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Ban lãnh đạo Viện đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ Quốc tế Cộng sản xác minh việc Nguyễn Ái Quốc ra khỏi tù và vào Liên Xô như thế nào. Trong Thư trả lời Viện Nghiên cứu (4), Vụ Tổ chức cán bộ khẳng định : để giải quyết vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ban thẩm tra và đi đến kết luận về sự trung thành chính trị của Nguyễn Ái Quốc; đồng chí Radumopva đã trực tiếp gặp Vaillant Couturier và được khẳng định chuyến trở về Liên Xô là do Vaillant tổ chức ; hồ sơ vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã được Ban thẩm tra quyết định hủy bỏ. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc mới được tiếp nhận làm nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Vụ việc
Nguyễn Ái Quốc đã lùi xa từ nửa đầu thế kỷ trước,
nó như một dấu lặng trong cuộc đời đầy sóng gió của
những năm tháng hoạt động ở nước ngoài. Vì nhiều lý
do mà đến nay chúng ta chưa tiếp cận được đầy đủ,
hoặc chưa xã hội hóa tài liệu lưu trữ thuộc giai đoạn
này, do đó, nhận thức về bản chất các sự kiện liên
quan đến Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn.
Ảnh bên:Nguyễn
Ái Quốc tại Đại hội thành lập ĐCS Pháp (1920). Ngồi cạnh (người đầu
tiên, từ bên phải) là nhà văn Paul Vaillant-Couturier
Thời kỳ
này là thời kỳ khó khăn nhất của Nguyễn Ái Quốc,
nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng Người đã vượt
qua. Ngoài ra, cần được xem xét những yếu tố khách
quan khác. Trong lúc khó khăn nhất, bên cạnh Nguyễn có
những người bạn, người đồng chí hết lòng giúp đỡ,
như Vaxiliepna, Lê Hồng Phong, Vaillant Couturier, Manuinxki,
Radumopva... Thời điểm thành lập Ban thẩm tra (tháng 2 năm
1936) và trước đó chưa rơi vào thời kỳ cao điểm thanh
lọc nội bộ Quốc tế Cộng sản, cho nên xem xét vụ
việc chưa đến nỗi quá tả ; những người trực
tiếp phụ trách phong trào cách mạng Đông Dương hoặc có
liên quan đến vụ việc của Nguyễn Ái Quốc chưa bị
“ xử lý ” như Vaxiliepna, Krapxki, Radumopva... Với
cái cớ rất hợp lý “ do trình độ lý luận yếu ”,
Nguyễn Ái Quốc có điều kiện vào trường học suốt
thời gian lưu lại ở Liên Xô. Công việc học tập, một
mặt nâng cao trình độ lý luận, mặt khác, được giảm
bớt tham gia đảm nhận những công việc khác. Đặc biệt
trong thời gian cực kỳ khó khăn này, nếu một nhân vật
chính trị “ có vướng tỳ vết ” nào đó mà
đang đảm nhận nhiệm vụ chính trị thì nguy hiểm rất
cao ; trường học là nơi “ ẩn náu ” tốt
nhất tránh được mọi cuộc va chạm, đối đầu, dị
nghị. Những ai, đặc biệt là người nước ngoài, đảm
nhận vị trí trong bộ máy Quốc tế Cộng sản thời kỳ
này phải đối mặt với sự nguy hiểm của chiến dịch
“ thanh trừng nội bộ ”. Nguyễn Ái Quốc không
có danh sách trong bộ máy Quốc tế Cộng sản, không đảm
nhận công việc cụ thể nào “ mà chỉ lo học
hành ”.
Một yếu
tố cực kỳ quan trọng, đó là tầm ảnh hưởng, tiếng
tăm của Nguyễn Ái Quốc trên chính trường quốc tế.
Khi xử lý vụ việc Nguyễn Ái Quốc, rõ ràng những người
có trách nhiệm trong bộ máy Quốc tế Cộng sản luôn tỏ
thái độ kính nể và thận trọng. Có những việc phải
cử người ra nước ngoài để thẩm tra, xác minh. Ngay cả
Vaxiliepna cũng phải thừa nhận : “ Tôi từng
biết tiếng tăm của đồng chí Nguyễn trước khi làm
việc trực tiếp với đồng chí ”.
Cũng
phải thừa nhận rằng, ít người trong thời kỳ này khi
có “ tỳ vết chính trị ” được thành lập
Ban thẩm tra để giải quyết một cách thận trọng như
trường hợp Nguyễn Ái Quốc. Phần lớn rơi vào trường
hợp này thường bị xử lý “ tiền trảm hậu
tấu ”.
Thời
điểm khó khăn nhất là lúc bản lĩnh Nguyễn Ái Quốc
tỏa sáng. Vì sao một số nhân vật lãnh đạo Đảng
nhiều lần nhắc Nguyễn Ái Quốc viết bản tự chỉ
trích về tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, biệt phái tiểu
tư sản, sai lầm về đấu tranh giai cấp... nhưng Nguyễn
Ái Quốc không phản ứng, không giãi bày, chấp nhận nó
trong im lặng. Nếu viết ra thành văn bản tức là chấp
nhận thất bại, tự đầu hàng, biết đâu là cái cớ
cho kẻ khác lợi dụng... Tư duy nhìn xa trông rộng của
thiên tài là ở chỗ đó.
Lịch sử
luôn luôn đúng. Hồ Chí Minh luôn đứng về phía lịch sử
và làm nên lịch sử ở những thời khắc lịch sử.
............................................
CHÚ
THÍCH :
1. Thư
Ban lãnh đạo Hải Ngoại gửi Quốc tế Cộng Sản ngày
20-4-1935. Bút tích tiếng Pháp, ký hiệu lưu trữ
495-154-699.
2. Báo
cáo của Vaxiliepna gửi Bộ Phương Đông, Vụ tổ chức
cán bộ của Quốc tế Cộng sản ngày 29-6-1935. Ký hiệu
lưu trữ 495-201-01 tờ số 154 đến 156.
3. Báo
cáo giải trình của Vaxiliepna gửi ban Phương Đông và Vụ
tổ chức cán bộ ký hiệu lưu trữ 495- 201-01 tờ số 143
đến 148.
4. Thư
của Vụ tổ chức cán bộ gửi Viện nghiên cứu các vấn
đề dân tộc thuộc địa đề ngày 8-2-1938, ký hiệu lưu
trữ 495-201-01 tờ số 134.
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
NHƯ NÓI VỚI TRẺ CON !
Lược trích bài viết của Võ Văn
Tạo trên Quê Choa
….Được biết, 6 sĩ
quan công an tỉnh Bắc Giang liên can vụ án oan
nghiệt Nguyễn Thanh Chấn, đã đồng loạt trơ trẽn phủ nhận hành vi dùng nhục hình, bức cung
ông Chấn
.
Công luận cũng hết sức bất bình khi chính đại tá Phạm Văn Minh - giám đốc đương nhiệm Công an Bắc Giang, 10 năm về trước, khi xảy ra vụ ông Chấn, là Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; và ông này vừa báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang để trả lời báo chí rằng xem xét lại (theo yêu cầu của Tỉnh ủy) quá trình điều tra vụ án, thấy “không có vấn đề gì”(!?).
Công luận cũng hết sức bất bình khi chính đại tá Phạm Văn Minh - giám đốc đương nhiệm Công an Bắc Giang, 10 năm về trước, khi xảy ra vụ ông Chấn, là Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; và ông này vừa báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang để trả lời báo chí rằng xem xét lại (theo yêu cầu của Tỉnh ủy) quá trình điều tra vụ án, thấy “không có vấn đề gì”(!?).
Lạ.! ông Minh, với cương vị Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra
công an tỉnh khi đó, không phải làm tường trình (dù cấp phó là ông Thái Xuân Dũng – người giúp việc của ông Minh – ký Kết luận điều tra, đề nghị VSK
truy tố, thì theo quy định của pháp luật, ông
Minh vẫn liên đới chịu trách
nhiệm). “Cùng hội cùng thuyền”, mà
bây giờ đại tá
Minh lại “vô can”, sắm vai “quan thanh tra” trong scandal này, khỏi động não
cũng biết công lý sẽ còn bị nhạo báng cỡ nào!
“Không có vấn đề gì”(!?). Ô hay! Tỉnh ủy được báo cáo vậy mà chỉ đành biết vậy và trả lời báo chí như vậy? Như là nói với bầy trẻ con không bằng !
-Không có cách nào buộc các điều tra viên thành khẩn?
- Cái gọi là
“thiên tài” lãnh đạo “sáng
suốt”, “anh minh” của “Đảng ta”
biến đâu mất rồi?
-“Không có vấn đề gì” mà
VKSNDTC kháng nghị tái thẩm (và đã được TANDTC
chấp nhận), ông
Chấn được trả tự do?
Như đã phân tích trong các bài viết trước, để ký quyết định tạm đình chỉ thi hành án, trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Chấn, VKSNDTC phải cầm chắc 100% ông vô tội. Không cơ quan, không quan chức nào nào dám thả một nghi can giết người, vì hệ lụy của chuyện đó là khôn lường (bỏ trốn, tiếp tục gây án…). Vô tội mà bị các cơ quan tố tụng khép tội đặc biệt nghiêm trọng, nếu không có cha là liệt sĩ, thì ông Chấn đã bị tử hình! Oan sai là điều không thể phủ nhận. Vậy mà rà soát lại quá trình làm án, lại thấy “không có vấn đề gì”(!?). Quái lạ! Câu chuyện có vẻ như còn khó hiểu hơn cái bổ đề của Giáo sư Ngô Bảo Châu!
Rất có thể, bằng động tác chối tội, các điều tra viên mong thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Thoát hay không, còn phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo và các điều tra viên của VKSNDTC. Bởi theo quy định hiện hành của pháp luật, việc điều tra nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là của duy nhất VKSNDTC. Rõ ràng, vụ gây oan sai cho ông Chấn là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm các tội “dùng nhục hình”, “bức cung”, “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội”… Với chức trách được luật pháp quy định, các cá nhân hữu trách trong VKSDNTC sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự những người vi phạm pháp luật trong vụ oan sai của ông Chấn, theo quy định tại điều 294 của Bộ luật Hình sự (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội). Nhưng đó chỉ là khía cạnh pháp luật.
Bên cạnh pháp luật, còn có tòa án lương tâm và dư luận xã hội. Qua báo chí phản ánh, mọi người đều tin chắc đã xảy ra chuyện ép cung ông Chấn, dẫn đến oan sai. Và các điều tra viên Công an Bắc Giang biết rõ hơn ai hết chuyện ép cung này. Họ cũng biết chắc chắn rằng, khi họ phủ nhận, chỉ những “thằng Bờm” mới có thể nói “ừ”. Họ cũng không thể không biết trước rằng công luận thừa biết họ quanh co chối tội. Thật không còn gì vô liêm sỉ và trơ trẽn hơn! Vì vậy, bình luận vụ chối tội này, đã có 2 tờ báo “lề đảng” (Tri Thức Trẻ và Soha) đánh động công luận “ĐỪNG TRÔNG CHỜ VÀO LƯƠNG TÂM KẺ CƯỚP”.
Ai cũng vậy, sai lầm trong công việc là điều khó tránh. Nhưng thái độ thành khẩn, cầu thị có thể giúp khắc phục phần nào và cũng giúp tránh lặp lại sai lầm. Trong vụ oan sai ông Chấn, với hành vi chối tội, chưa biết các điều tra viên Công an Bắc Giang có tránh khỏi bị pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, nhưng chắc chắn họ đã tự kết án mình một bản án TỬ HÌNH về nhân cách trong tòa án công luận!
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
NGƯỜI DỞ à!
Dẫu biết là viết chân dung văn
nghệ sỹ, thì cần 5% sự thật để đặc tả cái hồn cái vía, không lẫn vào đâu được của
nhân vật, còn 95% là bịa, cho vui thôi, nhưng loạt bài SƯƠNG NGUYỆT MINH viết về dị nhân, người được cho là mộng
du giữa đời thường… vẫn cứ lôi cuốn, thèm thèm, không dứt được!
Chođến
hôm nay, không nhịn được nữa, bèn đọc cho vợ nghe .Mụ bảo Người dở à.! Chỉ xin
trích một đoạn thôi ai vao thi xem cho vui nhé!
Bạn bè thấy ông
đơn thân, tìm hoài vẫn không đứng đầu đứng số, thương lắm vun quén nhiều nhưng
chẳng hiểu sao mười cô gái đến thì chục cô đi. Bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo
viên, nhà thơ, nội trợ…đủ cả, nhưng Nguyễn Hoàng Đức vẫn thân đơn bóng chiếc.
Tôi cũng nhiệt tình giới thiệu một cô bạn vong niên 28 tuổi xanh là kế toán một
công ty, rất say phim truyện tình yêu truyền hình dài tập của Hàn Quốc, đã bắt
đầu vào thời đằm thắm. Tôi bảo ông: “Giới thiệu xong là tôi tìm kế “tẩu vi
thượng sách” nhường lại không gian huyền ảo cho hai người tự do tìm hiểu. Lần
này con cá to. Chớ để sểnh.” Ông Đức hân hoan, sướng lắm! Ông có mặt ở nhân
gian nhìn ánh mặt trời trước nàng 23 năm. Có hề chi, nàng đã nghe danh chàng từ
lâu, và lòng rất mến mộ
.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Quá bất ngờ! Chúng tôi choáng ngợp bởi không gian huyền ảo lung linh của hàng chục ngọn nến cháy sáng giữa ban ngày. Tượng Đức Chúa Jêsus Christ đóng đinh trên cây thánh giá, ảnh Mẹ Maria, các loại ảnh và lịch Thiên chúa giáo, các tượng bán thân Nguyễn Hoàng Đức kích cỡ bằng người thực, và sách triết học, thần học trong tủ với báo chí chất ngổn ngang chung quanh. Tất nhiên còn có cả hoa tươi và cây đàn piano cổ kính phủ chiếc khăn màu hổ phách in hoa văn cách điệu có nguồn gốc từ xứ xở Ba Tư tạo nên không gian dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
Họ chào nhau khá thoải mái, cởi mở và xem ra ông cũng rất thích nàng. Tôi hào hứng
:
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”
.
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Đột nhiên ông tăng âm lượng giọng nói và hùng biện:
“Thước đo đàn ông là cái đầu triết học thông thái, em ạ. Chứ ông Minh khen anh nam tính là cổ vũ cho khả năng giỏi chuyện giường chiếu…, tình dục. Anh… không chấp”.
Đôi mắt cô bạn gái hơi bối rối, e thẹn. Tôi đưa mắt như muốn bảo Đức: “Ông dịu dàng, âu yếm một chút cho tôi nhờ. Hôm nay, việc trọng đại là… tình yêu, chứ không phải là triết học, thần học”. Nhưng, Đức không để ý đến cái nhìn của tôi, ông đứng phắt dậy, hùng dũng đi đến tủ sách lôi cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel in bằng tiếng Pháp dầy gần 2000 trang và cuốn “Ý hướng tính văn chương” của ông, dầy như viên gạch vồ đặt ra bàn, nói với cô gái mới quen
:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Ông ơi! Pascal bảo: Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên.”
Ông Đức bảo:
“Nhà triết học Pascal cũng nói: Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ. Ông Pascal còn triết luận: Nếu cái mũi của Cleopatra dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi…”
Gay rồi. Tôi đã vô tình thò bàn tay vào suối nguồn triết học của ông. Nguyễn Hoàng Đức giải thích ẩn dụ “cái mũi của Cleopatra”, ông phân tích tính từ “dài”, ông chứng minh “cục diện thế giới sẽ thay đổi”…Chết mất thôi! Hết triết học Pascal sang Hegel đến Nietzsche rồi quay về “Ý hướng tính văn chương”
\…
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Rồi Đức quay phắt lại bảo tôi:
“Bây giờ đến lượt ông nói đi. Cho ông nói về triết học… 30 phút đấy. Không nói được ấy gì. Chết chưa!”
“Ừ. Chết. Tôi đang chết đứ đừ đây. Hôm nay là ngày của ông nói chứ không phải tôi.”
Tôi ghé tai Đức thì thào rằng trọng tâm buổi gặp gỡ hôm nay là cô bạn gái, còn triết văn để hôm khác. Mặt ông thộn ra, cười gượng gạo rất đáng yêu. Tôi kiếm cớ chuồn và hẹn sẽ quay lại trong thời gian ngắn nhất.
Đúng là Pascal rất có lý khi nhận ra “Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi”. Khoảng gần một giờ sau, tôi chưa kịp quay trở lại nhà Nguyễn Hoàng Đức thì cô bạn gái điện thoại:
“Anh Minh à. Em về rồi.”
Tôi sửng sốt:
“Chết thật! Sao về sớm thế em? Anh nói trước rồi mà. Cái việc tỏ tình thì Đức tồ lắm”
.
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Là sao?”
“Ảnh ấy bảo: Hôm nay, em là khách quý đặc biệt, anh phải đón bằng nghi lễ đặc biệt. Em bảo: Anh đã thắp 28 ngọn nến giữa ban ngày làm nghi lễ đón em rồi. Anh ấy bảo: Đó chỉ mà nghi lễ giáo đầu. Bây giờ mới là nghi lễ chính thức. Nói rồi, anh ấy bước đến cây đàn piano, bảo: Anh sẽ dâng hiến em bản nhạc Sotana The moonlight của Beethoven…”
Tôi cướp lời người đẹp:
“Có phải trước khi đàn, ông ấy phân tích chương một giai điệu chậm rãi, tha thiết như lời than vãn, đánh thức hồi ức tình cảm dịu dàng êm như ánh trăng tan nhẹ trên mặt hồ mênh mông lặng sóng không?”
“Vâng!”
“Rồi ông ấy nói về chương hai ánh trăng chảy mải miết theo dòng sông dài bất tận, báo hiệu một điều khủng khiếp dữ dội sắp xảy ra không?”
“Vâng! Rồi anh ấy phân tích chương cuối ánh trăng tan vỡ trên mặt sóng giông tố, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như con người đang quay cuồng, vật lộn với bão giông đại hồng thủy, với nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng…”
“Ôi trơ…ời!”
-
Tôi hét vào ống nghe.
“Đàn xong bản “Sonata Ánh trăng” thì 12h trưa, anh ấy không dừng lại mà dâng hiến cho em tiếp bản nhạc giao hưởng “Định mệnh”.
“Bản giao hưởng ấy bốn chương đấy. Chơi hết thì… chết đói a?”
“Vâng! Vì thế mà em phải viết mảnh giấy chào rồi kẹp vào quyển triết học “Hiện tượng học tinh thần” của nhà triết học Hegel gì đó, rồi ra về khi anh ấy còn…đang mê mải đàn”.
“Ôi giời ơi là giời!”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)