Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

BÀI THƠ THẤM ĐẪM TÌNH NGƯỜI

              Mấy ngày nay xuống Vân Hồ làm đại diện choTổng thầu thiết kế thi công trụ sở tạm Huyện uỷ, UBND hyện Vân Hồ mới  được tách ra từ Mộc Châu, rỗi., ngồi nhâm nhi các tạp chí  văn nghệ của các tỉnh. Tình cờ đọc trên Đất Quảng số113- Tháng 8/2013 bài thơ, thấy hay. Ngó lên đầu trang, thấy đề tên tác giả Hoàng Anh Tuấn, ngờ ngợ có phải H.A.T “ Mùa phơi váy” đó chăng?. Thôi thì cứ chép lên, còn hậu xét.
Nói với chồng cũ của vợ
 Ấy là tôi nói với anh
Cuối tuần thường tới dỗ dành… con tôi
Vợ tôi hết đứng lại ngồi
Ẩn sau khuôn mặt đầy vơi nỗi niềm

Anh qua giông bão trắng đêm
Chân chim xô lệch làm nên nét cười
Lỡ tay hạnh phúc đánh rơi
Để tôi cúi nhặt rối bời tơ vương

Chẳng đi chung một néo đường
Thì còn chung nụ yêu thương thắm nồng
Tôi-Anh, hai cá một dòng
Hai thuyền một bến, hai sông một bờ

Khóc thầm trong những giấc mơ
Sương trên mắt bé đợi chờ bóng anh
Cầu cho phía cuối trời xanh
Có người xâu gió vá lành ngày xưa

Vườn khuya hè dạo khúc mưa
Ban mai sẻ gọi nắmg vừa mới lên
Vợ tôi quét lá bên thềm
Hình như thấy dấu chân đêm, chợt buồn!...
     HA.T
Lời bình của nhà cháu:
Ca dao có câu: Ra đường thấy cánh hoa rơi/Hai tay nâng lấy, cũ người, mới ta. Mặc cho tục ngữ thường tổng kết:Nứa trôi sông, không dập thì gẫy, gái bị chồng giẫy, không chứng nọ cũng tật kia. Ở bài thơ này, HAT đã hoá thân thành người chồng sau của vợ rất bình dị, mộc mạc: cá một dòng, thuyền một bến, hai sông một bờ nhưng rất nhân tình, khoan dung: Cầu cho…có người xâu gió vá lành vết thương lòng cuả đứa con thơ dại  Sương trên mắt bé đợi chờ bóng anh
Rõ là, người chồng cũ của vợ, dù thế nào thì giờ đây cũng nhưng nhức nỗi nhớ thương con, giọt máu mình, dẫu biết rằng nó đang được người tử tế thay mình nuôi dậy. Còn vợ mình, vâng đương nhiên chợt buồn khi thấy chồng cũ, cha của con mình vẫn còn nhân tính. Ừ thì phận nào đã ra phận nấy rồi, nhưng vẫn buồn chứ, buồn vì sự thiệt thòi của đứa con, vì sự nông nổi của cha nó.

Bài thơ gợi cho người đọc rất nhiều tâm trạng. Đó là thành công của bài thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét