Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

cây đào đá ( tiêp)







Vùng quê Trang nhiều mù lắm, có ngày chẳng thấy mặt trời đâu, chỉ sáng nhờ nhờ. Vậy nên da con gái mà vẫn cứ mai mái thôi, không tươi tắn, đen giòn như người vùng biển quê anh. Nắng, gió lồng lộng, thích thế. Hè năm thứ hai, lớp nuôi dậy hổ (bọn em thường đùa vậy) tổ chức pinic ở bãi biển Diêm Điền gặp cánh giai măng trường Biên phòng diễn tập phòng thủ bờ biển. Hút nhau từ cái nhìn đầu tiên. Yêu và hứa đại, chẳng ngờ đất Vân Hồ nghe thơ mộng, Hang Trùng nghe bí hiểm ghê ghê giờ lại thành quê. Bởi Tiển đơn giản, dễ hoà đồng. Ra quân, ba lô lộn về quê Trang trình bày hoàn cảnh, xin cho hai đứa xuôi Thái Bình ra mắt họ hàng. Ít lâu sau, cưới. Chàng sắm chiếc xe cà tàng, với bộ đồ nghề rung rúc, thuê ké chái quán ở ngã ba đầu làng, kỳ cạch kiếm ngày vài ba cân gạo đổ nồi. Nàng thì cực khó, ấy là cố kế hoạch để còn son rỗi, mới dễ mua việc. Cái nghề cao quý thì cái giá cũng đắt đỏ làm sao? Dễ phải bán cả cái nhà bố mẹ may mới đủ. Buồn quá, xin ngồi lỳ cắt chỉ ở xưởng may trên thị trấn từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, tháng sau bóc phong bì lương, Trang muốn ngất, đúng 3 yến gạo. Lỗ cả xăng xe. Cố vài tháng nữa. Thi thoảng còn làm thêm giờ, mà cũng chẳng hơn được là bao. Chủ bảo, thời kinh tế suy thoái, có việc là quý rồi, lương từ từ đã, cơm chưa ăn, gạo còn đó!
          Cực chẳng đã, vợ chồng Trang đành ngược Vân Hồ.
-Dù sao vùng sâu cũng dễ xin việc, nhất là con dân tộc được đào tạo bài bản! Niềm tin ấy, với Trang mỗi năm lại càng nhợt nhạt thêm đi. Chuyện tốt nghiệp phổ thông trung học chẳng còn quý hiếm, đáng nể gì với trẻ con Hang Trùng. Ngay cả mấy đứa học cao đẳng ra cũng "sường thôi", huống chi là mình? Trang buồn bã cất ước mơ cô giáo mầm non xuống đáy cù lở(3) đựng quần áo cũ cùng với tấm bằng lâu chẳng muốn nhìn ngó nữa.
              Tiển chẳng cay cú gì, nó như con dao pha, quăng đâu cũng tìm ra việc. Khi xây chuồng bò, lúc phụ máy san đồi, lấp ao, giờ thì buôn gốc đào, kiếm ăn được. Nhưng Trang giờ cũng như các đàn bà Mường ở Hang Trùng lam lũ, phải bám vào đất mới sống nổi. Vậy nên nó mới rũ người như tầu lá chuối bị sương muối, khi biết tin ít đất ruộng nhà nó sắp bị thu hồi để xây dựng trụ sở huyện mới lập. Ruộng ấy xưa là chân đồi, lúp xúp cây găng gai mọc chen với đá chồ lổn nhổn. Hồi miếng nương nhà nó dưới Suối Lìn, phây phây như mông lợn, quanh năm lúc lỉu su su, bố mẹ nó phải cắn răng nhường lại cho bọn Nhật trồng chè, mấy bố con trằn lưng khai phá chỗ này, tướp cả mấy đầu ngón chân, ngón tay. Khi vợ chồng Trang lếch thếch dưới xuôi lộn lên, cả nhà xúm lại, sân siu nhau dành cho. Mỗi năm, không đếm được bao nhiêu mồ hôi vợ chồng nó rỏ xuống. Cái giống cây găng gân guốc, gốc đốt thành than, nhưng chỉ vài trận mưa, thân gai lại tua tủa như chông dựng, vô ý chạm vào buốt tận óc. Sau mỗi vụ, bao nhiêu gánh lá chó đẻ với phân bớn đôn vào, giờ miếng ruộng mới nạc như miếng tiết, lại sắp mất; ai chả nẫu ruột? Họp, nói hay như đài, huyện nói thế, xã cũng nói vậy, bản cũng nói theo vậy, toàn những người chả bị mất gì! Nó uất quá, đứng lên thưa lại, có bá nào nhượng lại vài trăm mét đất ruộng cho nhà cháu làm không, cháu xin trả cao gấp rưỡi giá đền bù, thì mọi người nhìn nhau cười cười, lảng…Ai chả biết, mấy hôm nay người Mông ở Ba Khe, Pa Háng đang ào ạt hạ sơn về mua đất sắp lên thị trấn. Thịt gần xương, mới ngon, dân gần quan mới khôn!. Cái lý ông Mông làm cho giá đất ở đây bỗng nhiên vùn vụt lên như nước sông Đà dâng mùa lũ.
              -Không có đất thì làm gì để có cái đút miệng? Cũng đã bao nhiêu lần vợ chồng Trang nặng nhời hỏi nhau câu ấy, không trả lời được. Chỉ còn mỗi cách lùi sát rừng ma thôi, lấp Khe Hang làm ruộng, nhưng Trang lại không muốn vậy. Tiển lại ôm đầu:" Pó tay. Chấm com!"
              Có người mách, dưới xuôi, hễ ai bị thu hồi đất canh tác, chủ đầu tư ưu tiên cho vào làm công ngay ở nơi mình hiến đất ấy. Nhiều người còn được học nghề mới tuyển dụng nữa cơ! Ôi thật thế á? Trang sướng miên man. Mình sẽ được làm con công múa ư? Nó rụt cổ vào, nó xoè cánh ra... chị em ta cùng lộn cầu vồng... giữa bầy trẻ hớn hở nô cười như nắc nẻ. Trong lâng lâng ảo giác,  Trang thấy lãnh đạo huyện giờ không " hắc xì dầu" khó đăm đăm như trước đây cô thường nghĩ, mà họ cũng gần như dân, (Tại vì mình hay gặp họ ở ngay trên miếng đất cũ nhà mình mà!) Trang hý hửng viết đơn và phấp phỏng. Biết đâu, trời có mắt thật?   
              - Có làm không? Tiếng Tiển nói như quát hệt gáo nước dội vào giấc mơ giữa ban ngày ngọt ngào, làm Trang chợt tỉnh, lắp bắp: Không, không!
              - Chục ca máy san lấp. Nghìn mét ống dẫn nước rừng ma về, chịu khó vài năm nhặt đá, độn phân.. rồi ra mỗi năm kiếm vài chục bao thóc!
              - Đấy là kỷ niệm của em, là nơi tâm hồn em được khai sáng trong cơn bĩ cực nhất. Đã dẫn xuống xem rồi mà đầu anh vẫn chuối. Tức thế!
              Trang bịt tai, vùi đầu vào đống chăn gối con gái vừa rũ tung ra, chân đập bồng bồng xuống đệm, bụi mù. Tiển "Pó tay"  lại nhe nhởn dong cái Uây Tầu ra ngõ, thả trôi dốc nổ phành phành, lượn.
              Rồi một buổi Tiển rước từ đâu về một ông cụ, xuống thăm cây đào dưới hang xong, có ý chờ Trang, dù một hai anh chồng chém gió: Con quyết là được. Ba triệu, lại quả 5 chục gọi là gia lộc! Cụ già vẫn phân vân:
              - Cô nhà ta làm gì hả cậu?
              - Gõ đầu trẻ, nhưng mất dạy ngay từ lúc ra trường, cụ ạ!
              - Ra thế! Quý hoá quá!
              Xế chiều, khi cụ trùm đào thế về xuôi, cả Vân Hồ, đúng hơn là cả thị trấn sắp thành tên đã ồn rầm chuyện cây đào dưới khe Hang. Loại đào hiếm lá, ken dầy nụ, ủ những 2 hay 3 năm mới khai hoa, nghe đâu xưa tiến vua, cống chúa gì ấy, tên gọi là Thất Thốn.  99 triệu, con Trang còn làm cao không bán! Kẻ khen: Sướng nhỉ? Bỗng dưng vớ được đống tiền. Thôi cũng bõ cái số nó lận đận! Người chê: Ngu thế, già néo đứt dây thôi? Tưởng đồng đen chắc? ông già lỡm cho tiếc đấy, không mua đâu!
               Còn Trang, cô biết, ông cụ sẽ không lên!
                Vì cả hai đều biết thừa, chỉ cần đưa khỏi hang, cây đào sẽ chết!
Hang Trùng, Nô-en  2013

(1Nhạc cụ dân tộc, giống như cây nhị, hồ
(2)  Người mang vác thuê

(.3)  Gùi đeolưng đan bằng mây.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

CÂY ĐÀO ĐÁ





Trang nhớ lắm, đó là ngày 20 tháng 11 năm cô tròn hai mươi tuổi. Thất vọng, chán chường pha lẫn uất hận, khiến cô nằm bẹp suốt ở chòi ao không muốn ló mặt ra ngoài, chẳng thiết sống nữa. Chả là, mấy đứa cùng từ lò Sư phạm Mẫu giáo trung ương ra, đã được dậy cả, thậm chí có đứa " chín cộng"  vài ba tháng trên Sơn La cũng đã về đứng lớp. Chỉ còn mỗi mình Trang thôi, ai gặp, cũng tươi cười hỏi: Bao giờ đi công tác? Xấu hổ quá! Cháu/ em còn đợi! Đợi đến bao giờ? Trang không trả lời được.
          Lần đầu lên gặp ông cán bộ tổ chức, chứa chan bao hy vọng. Ông  gật gù khen chuẩn, chuẩn! Bằng đẹp, trung bình khá chính quy của trung ương này, diện chính sách dân tộc này, gia đình cơ bản này và giàn cao, máy… quên,( ông hay nhịu thế) dáng… dáng thoáng nữa này…Cứ ngỡ như nay mai là cầm được tờ quyết định phân công tác. Những lần sau, ừ em à, vào đây! ngồi đây! nhớ rồi! trình rồi! sắp rồi! Những ngón tay bụ bẫm, mòng mọng và trắng nhợt như da cua lột của ông cứ nấn ná trên đôi vai tròn lẳn của cô, như vỗ về, cố gắng lên nhá, đồng chí giáo viên tương lai, nhưng lại như kéo cô đổ ập vào người lão. Muốn thành đạt phải biết hy sinh. Nhá. Vâng ạ. Ừ! ngoan, biết đón ý lãnh đạo là chóng tiến bộ lắm đấy nha! Im lặng. Ngờ ngợ. Và sực tỉnh. Không! Không ạ! Rồi vùng chạy. Thảo nguyên lộng gió, bát ngát hoa cải dầu trắng tinh khôi và thơm hăng hăng mới làm dịu dần khuôn mặt cô đỏ bừng vì xấu hổ và tức giận.
           Mấy hôm lòng nóng như lửa đốt, Trang mới nhận thư người yêu. Bức thư chất chứa bao nhiêu hờn dỗi và trách móc. Nào anh có biết ai thui thủi xó đồi đâu mà nỡ kể tội người ta bây giờ kẻ đón người đưa? Có biết ai mỗi ngày một lá thư đi, thắc thỏm cháy lòng để bây giờ nhận về lời oán thán. Cay nghiệt nhất là câu tái bút: Đừng bao giờ viết thư cho anh nữa! Đã chuyển đơn vị sang Lào! Anh trót thương cô Lào Thưng rồi sẽ lấy cô ấy !.
          Thế là hết! Sao số phận lại đày ải Trang cùng cực đến nỗi này? Không còn nước mắt để khóc nữa, Trang như kẻ mất hồn lững thững xuống Khe Hang.
                                                      *    *     *
          Khe Hang cách chòi ao nhà mình một quãng thôi mà bẩy năm nay Trang mới dẫn chồng, là anh cu Tiển xuống. Anh chàng dở hơi ngày ấy giữa lúc bị thương thấy cô đơn quá, tủi thân quá đã chẳng báo tin cho người yêu lên thăm lại còn nạn thiết ruồng dẫy, đay nghiến, còn dối đã có cô người Lào yêu mến, làm suýt nữa…Trang tự tử oan. May mà lơ vơ ở Khe Hang, Trang bừng tỉnh rồi nhất quyết khăn gói lên thăm chàng. Quanh co mãi, đơn vị giấu mãi mới lòi ra, cu Tiển đang nằm viện quân y 6. Mừng quá, Trang ngất xỉu khi đôi tay chơi vơi lao về giường Tiển, lúc chàng vừa nhỏm lên cũng há hốc mồm, ú ớ không tin ở mắt mình. Cho đến giờ, việc viên đạn găm vào lưng cu Tiển, vẫn bí ẩn như trên trời rơi xuống vậy; khi anh làm nhiệm vụ báo bia cho đơn vị kiểm tra bắn đạn thật. May sao nó chỉ cách cuống phổi đúng bằng hạt thóc, nên giờ chàng mới nhe nhởn nói cười số cao, số thấp. Sỹ vặt, Trang lại nguýt chồng, vào người ta họ đã chạy được sổ thương binh, chả bù nhà mình, mỗi khi giở giời, trái gió tha hồ nghe tính tẩu(1), sướng. Chả sướng à! Tiển vừa đi, vừa thủng thẳng, làm vợ ông cai đào, chỉ mất tý nước bọt, ngày nào chả cơm no sượu say, tối nào chả đằn ngửa người ta ra mà đòi thuế.. Ái  Ái ! quyên  mà..mà móc túi, đố hôm nào sót lấy một đồng, chỉ vừa đổ xăng, thế mới tài! Pó tay. Chấm com.
          Mùa này khe cạn, toàn đá cuội, xen đá chồ lởm chởm. Thi thoảng nhô ra trên vách một cây già cóc cáy. Đàn bướm vàng rập rờn ẩn hiện như dẫn lối, rồi đột ngột bay lên, xoay thành vòng cuồn cuộn, vút dần lên, nhỏ dần, nhỏ dần rồi mất hút. Đây rồi, đúng là cây đào đá khắc khổ, cằn cỗi lắm. Ngu à, định bẻ à! Trang phát mạnh vào tay chồng. Tiển lại nhe nhởn, chết mẹ rồi cũng nên! Chẳng to mấy, nhưng cũng được vài yến gạo! Về thôi! Mai gọi cửu(2).Trang ngồi phệt xuống viên cuội nhẵn trước cửa hang bé tin hin. Về trước đi, chán anh lắm!
           Hồi ấy, Trang cũng ngồi hòn đá này, không sợ gì, không nghĩ gì thì bỗng bịch, một đôi kỳ nhông, ôm lưng nhau rơi xuống sát chân cô. Đúng lúc ấy, đàn bướm khác lại sà xuống tối rầm mắt. Chúng xoắn xuýt lại, rồi vút lên. Trên đầu bỗng sáng loà, ngẩng lên thấy cầu vồng lung linh. Dưới chân, những giọt nước li ti cũng ánh lên như những viên ngọc lấp lánh. Hương thơm dìu dịu, man mác đâu đây, đôi kỳ nhông dẫu toá máu đầu, vẫn chưa rời nhau. Trong luồng sáng tinh khiết ấy, Trang thấy rõ một bông hoa đào đỏ thắm, như gắn trên cành quắt queo đen xịt. Trang lại gần, rồi lại lùi xa, khó tin thật. Thân cây đã ruỗng, nhưng rắn đanh, vỏ nó bạnh xùi ra nhiều vấu xù xì, bện cuộn. Toàn thân như bị ai đè khuỵu xuống, nhao xiêu về phía cửa hang nom rất khổ. Chắc là mày đã chịu bao nhiêu mùa nước cuốn nên dáng mới bị tật nguyền này nhỉ? Nhưng kìa cái đầu vẫn ngóc lên kiêu hãnh nhường kia để bông hoa mới nở huyền ảo đẹp như mơ vậy. Sao lại có đào nở bây giờ? Đã tháng hai âm lịch. Chiều qua, được ăn quả đào lai Pháp đầu mùa, con bạn Kinh trên Sao Đỏ cho, như cái chén tống, rớt rợt. Phải rồi, đào muộn. Khác chi đâu, phận mình giờ đây, thất thế, sa cơ, âu cũng phải muộn mằn? Đôi kỳ nhông líu ríu buông nhau, phát ra khúc hoan ca bản năng mãn nguyện, vừa thoăn thoắt phi ngược lên trên vách đá. Bất giác, ngòn ngọt nơi đầu lưỡi. Nhớ đường Thanh niên, đêm trăng nhờ nhợ. Hai đứa cuống quýt mê say bên gốc cây sau chuyến Tiển đi dã ngoại về. Léo nhéo lời xin đểu bên vai. Kệ. Đôi môi ngọt lịm của chàng cứ chườm chà tham lam lên khuôn mặt mình nóng rực. Rồi một cái quài chân, thằng ma cô té nhào mương nước. Hai đứa dắt nhau chạy trong gạch đá loạn xạ bọn du côn ném trả. Cốc!. Mình vuốt đầu anh, máu nhề ướt mấy ngón tay… Tự nhiên Trang thấy mình tràn trề sinh lực. Cô phăm phăm leo lên, về nhà quơ vội vài bộ quần áo, xin ít tiền, bắt xe ôm ra Hua Tạt, đón xe ngược Sơn La nhất quyết tìm người yêu - cu Tiển .

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

THƠ DƯƠNG CHÍ DŨNG




Nghe nói rằng, sau khi "nghía" thấy bác Bá Thanh lượn qua xem xét xử, Dũng" sắt vụn" phấn chấn hẳn, cao hứng, còn đọc " thơ" nữa. Hãy xem y còn Chém gió:


28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải lại nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.
Nguồn Vietnamnet
 Xin tải lên,  xem vui!

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Gửi lớp D- Tấm lòng của bạn

Nguyễn Thái Hoà, trước học 8E, sau nhiều thằng đi lính quá, lớp D mình phải xé ra, quăng về mỗi lớp mấy đứa, mình về lớp C, nhưng vẫn sang lớp D,(dù  khi ấy, đa phần là bọn lớp E )- chơi nên biết!
Bẵng đi 40 năm, thú thật là mình không còn nhớ được nhiều, nay đọc bài của Hoà, cảm động lắm. Hoá ra nó vẫn nhớ, thậm chí nhớ mình kỹ mới chết chứ! Rất tiếc dịp này Hoà không ra được, mình điện vào hỏi thăm, và xin trương bài của  của Thái Hoà để các bạn đọc vui

Một vài gương mặt lớp D
Hàng trước, từ phải : Cao thị Na, Bùi thị Chanh, thầy Cao Xuân Hoan, mình, Cao Đức Mạnh
Hàng sau: phải sang Vũ Xuân Trường, Đào Văn Phúc. Tiếc là lúc chụp, Phạm Thị Hằng loăng quăng chạy chỗ, nên không có trong ảnh này
                                                                  GỬI LỚP D
Lớp D của tôi
Bốn mươi năm
Chưa một lần đủ đầy tụ hội
Rời mái trường đặt bước tới muôn nơi
Ta tìm nhau qua tin tức rạc rời
Nhớ về nhau qua tấm hình xưa cũ
Tất cả đây, tấm ảnh nhỏ cầm tay
Ba dãy đứng ngồi đông đủ
Cười tươi cùng ánh mắt mê say
Dù bom đạn, dù đói nghèo thuở ấy
Còn vương trên áo vá học trò
Vẫn còn đây, những khuôn mặt ngây ngô
Của Phú, Bổng, của Thành, Hào, Tuyên, Chiến
Của Hiền, Ư, của Thế, Đạt, Trợ, Trường
Và những khuôn mặt dễ thương
Na, Hằng, Minh, Nga, Thao Thế cùng Bình, Ngọc
Vẳng bên tai, trống trường thời đi học
Se lòng ta vương vấn bốn mươi năm
Va hôm nay lòng nặng nốt nhạc trầm
Không về được-Lớp D ngày gặp mặt
Không biết được những ai còn, ai mất
Không sẻ chia nhau được những vui buồn
Lớp D ơi thật lòng tôi rất muốn
Dang tay ôm hôn tất cả mọi người
Tôi cầu mong vẫn thấy mãi nụ cười
Như tấm ảnh ngày nào
Rạng ngời từng khuôn mặt
Khi gặp nhau đừng nói về được mất
Thôi phù du, chuyện của một kiếp người
Tôi thầm mơ, gặp mặt vẫn sáng ngời
Tình chiến hữu, tình bạn bè thân thiết
Xin gửi đây một lơig minh triết
Hãy  dâng cho đừng đòi lại bao giờ
Tin lớp mình gặp mặt đến bất ngờ
Không về được! Hiểu lòng tôi bạn hỡi
Gửi chời chào nhé bạn- Lớp D ơi./.

Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông

Phải nói là cái thằng Phú ( Đỗ Văn Phú- báo Lao động) nó nhớ giỏi. Một buổi gọi cho mình, nó hỏi ông có nhớ câu gì trong Mặt đường khát vọng có cái ý vô tư quá để bây giờ xao xuyến không?. Mình chỉ láng máng thôi, thuận mồm đọc bậy vô tư quá, nên chúng mình nghèo lắm hứa là tra trên gookgồ cho. Ít phút sau trút cả trường ca ấy cho nó no say luôn. Không ngờ, đó là cái tiền đề để nó thai nghén cái chuyện... phải rủ nhau ôn lại cái tuổi học trò thơm trang giấy trắng ấy
                 Sáng hôm kia, đứng ở hội trường K9 -(Đá chông Ba Vì,  HN) nó hào sảng đọc:
                 Ta đi qua những năm tháng không ngờ
                 Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
                  Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
                 Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
                  .......                               Nguyễn Khoa Điềm

Ấy chết! Đây là MC xinh như Kiều, nó rước từ 36 phố phường lên... trang trí buổi gặp mặt cho mặn mòi


                   .
   Một lũ học trò giờ  đã/sắp khao lão.Ai đó ngấp nghé / từ giã chốn quan trường đầy chông gai, cạm bẫy...bỗng thấy rưng rưng...
 Thật quý hoá!  Thầy Nguyễn Bút( Hàng trên,  thứ 5 từ phải sang), thầy Cao Xuân Hoan ( hàng trên, thứ 6, từ phải sang)  và cô giáo Nguyễn Thị Minh Lệ  đã không quản tuổi cao, đường xa... lặn lội về vui với hội mình (  Rất tiếc lúc chụp bức ảnh này cô Lệ và bạn Sợi 10 c, hơi bị chậm nên đành...thiếu)
Được anh Trần Thế Vượng, nguyên trưởng ban dân nguyện của Quốc Hội, ( thứ 4, hàng đầu từ trái sang), cạnh ông nghị đương nhiệm Vũ Xuân Trường, nay được nghỉ họp, nghe đâu để các đại biểu lấy sức, ngày mai thông qua Hiến pháp 92 sửa đổi. Cả anh Trọng Tài Hội trưởng đồng môn các khoá đầu đến chia vui...
Nó mang mỗi 1 cuốn Một người "con tinh thần"của Bác Hồ viết về bố vợ nó- cụ Cù Văn Chước nguyên trưởng phòng văn thư-Văn phòng Bác Hồ, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tặng mình. Dù sướng, nhưng mình rất ngại. vì các thầy  cô cũng không có.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

QUA CƠN HOẠN NẠN






Bức ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc ( áo trắng ngồi hàng đầu)
ở Quốc tế cộng sản.
Trích tài liệu đặc biệt của Tạp chí Xưa & Nay số 438- tháng 10 2013.
Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “ Trong hoàn cảnh không hoạt động gì ”, “ đứng ngoài Đảng ”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.
 Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản.

Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản được thành lập tháng 2 năm 1936, trong một giai đoạn
lịch sử phức tạp, căng thẳng. Đại chiến thế giới lần thứ 2 đang đến gần, các nước tư bản thù địch bao vây quyết tiêu diệt chính quyền Xô viết ở nước Nga, nội bộ Quốc tế Cộng sản do nhiều lý do khách quan và chủ quan gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Đông Dương phải trải qua những ảnh hưởng khác nhau về quan điểm tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam. Tình hình chung ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến từng người cụ thể, đến từng vụ việc cụ thể, nếu như người đó trước đây và hiện tại có “ vấn đề ” về chính trị hoặc vướng mắc về mặt nào đó liên quan đến tổ chức.

Nguyễn Ái Quốc lúc này đang là học viên Trường Đại học Phương Đông, nhưng lại là tâm điểm chú ý của dư luận trong nội bộ Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương, bởi “ nghi án ” của những vụ việc trước đây như sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với tên gọi và chính cương, sách lược vắn tắt tập hợp địa chủ và tư sản dân tộc là động lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy rằng đến ngày nay, đó vẫn là sự sáng suốt và đúng đắn của lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng thời kỳ đó cho rằng là sai lầm, hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, tư tưởng tiểu tư sản...

Một loạt dấu hỏi về vụ án Hương Cảng : vì sao chịu án phạt nhẹ, bằng con đường nào để đến được Liên Xô... Đặc biệt bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương viết ngày 20/4/1935 (1) gửi Quốc tế Cộng sản cung cấp những thông tin cực kỳ nguy hiểm về Nguyễn Ái Quốc. Nội dung thư kết tội Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 Đảng viên của Đảng Cách mạng Thanh niên bị bắt do việc Nguyễn Ái Quốc biết Lâm Đức Thụ trước đây là kẻ phản bội mà vẫn tiếp tục sử dụng ; Nguyễn Ái Quốc rất sai lầm khi yêu cầu mỗi học viên cung cấp hai ảnh, họ tên, địa chỉ, họ tên cha mẹ, ông bà nói chung những người sinh thành và địa chỉ chính xác của 2 đến 10 bạn thân. Những bức ảnh của các học viên do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ yêu cầu đều vào tay mật thám. Ở trong nước, ở Xiêm, ở khắp các nhà tù người ta nói nhiều về trách nhiệm của Nguyễn Ái Quốc. Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo trước đây bị phê phán gay gắt trong các Đảng viên và quần chúng cách mạng. Đồng chí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Xiêm – người học trò trung thành của Nguyễn Ái Quốc, một trong nhiều người nói rằng, trước năm 1930 Nguyễn Ái Quốc chưa phải là Đảng viên Đảng Cộng sản. Trong thư còn nói về sai lầm của Nguyễn Ái Quốc khi hợp nhất các tổ chức cộng sản vào năm 1930, yêu cầu Nguyễn Ái Quốc trong thời gian gần nhất cần viết cuốn sách tự chỉ trích những sai lầm về chính trị của mình.
Có phải do bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại là nguyên nhân chính dẫn đến việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc, hay đó chỉ là “ giọt nước làm tràn ly ”, là cái cớ để những dị nghị âm ỷ lâu nay bùng phát ?
Vera Vasilievna
Sau khi tiếp nhận được bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại, đồng chí Vaxiliepna – người trực tiếp phụ trách Đông Dương của Quốc tế Cộng sản – đã viết bản Báo cáo đề ngày 29-6-1935 (2) dài 3 trang gửi Bộ Phương Đông và Vụ Tổ chức cán bộ của Quốc tế Cộng sản : “ Đề nghị cần nghiên cứu kỹ nội dung bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại và cung cấp thêm những thông tin về Nguyễn Ái Quốc để Quốc tế Cộng sản có cơ sở đánh giá chính xác, đầy đủ, toàn diện về Nguyễn Ái Quốc ”. Đồng chí Vaxiliepna khẳng định :
“ Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản Đông Dương đầu tiên, là người rất có uy tín giữa những người cộng sản, là người đã tổ chức các nhóm cộng sản đầu tiên trên cơ sở đó để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình là đại diện của Quốc tế Cộng sản, mặc dầu Quốc tế Cộng sản chưa trao ủy quyền. Trong thời gian hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ủy ban lâm thời và đã để xảy ra một số sai lầm như hợp nhất một cách máy móc các nhóm cộng sản, không phân định rõ ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản... Do đó, uy tín của đồng chí bị giảm sút, đặc biệt, trong đội ngũ những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nghiêm khắc phê phán những khuyết điểm của đồng chí. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đảm nhận công việc liên lạc viên, công tác tại Trung Quốc và Hồng Kông. Trong các bức thư từ Ban lãnh đạo Đảng phản ánh tâm trạng không bằng lòng của Nguyễn Ái Quốc, về công việc của một liên lạc viên bình thường mà luôn thể hiện vai trò lãnh đạo; đã đưa ra những ý kiến, ghi chú, nhận xét của mình trong các chỉ thị, thông báo của Quốc tế Cộng sản và cản trở những thông tin từ đất nước gửi Quốc tế Cộng sản.

Ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Hồng Công và bị kết án 2 năm tù giam. Trong thời kỳ này, chúng tôi (Vaxiliepna) liên hệ với luật sư bào chữa thông qua Tổ chức cứu trợ những người cộng sản bị nạn của Pháp, gửi tiền để thuê luật sư bào chữa và luật sư đã tổ chức cho Nguyễn trốn thoát, việc này đã được luật sư nói rõ trong thư gửi chúng tôi. Một thời gian sau đó, có tin là Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù vì lao phổi. Năm 1933, xuất hiện tin rằng Nguyễn Ái Quốc không chết mà được thả tự do và biến mất.

Vào tháng 7-1934, Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva. Theo lời kể của Nguyễn Ái Quốc thì khó xác định được vì sao trốn thoát khỏi mật thám Pháp một cách dễ dàng sau án ngồi tù của mình, và vì sao chỉ bị kết án một cách nhẹ nhàng vậy. Tôi đã nhiều lần đề nghị Nguyễn Ái Quốc trình bày bằng văn bản về các việc liên quan đến bị bắt, bị kết án tù, được giải thoát và trở về với chúng ta, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã không thực hiện. Chuyến trở về, theo Nguyễn Ái Quốc kể thì do Vaillant-Couturier trong thời gian ở Trung Quốc đã tổ chức giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng, tất cả những vấn đề này cần được thẩm tra kỹ lưỡng. Sau khi đến đây, Nguyễn Ái Quốc được cử đi học tại Trường Mác - Lênin cho đến ngày nay. Thống nhất với các đồng chí Mip và Côchenxky chưa thể nắm hết các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, mặc dầu chúng tôi biết rằng, Nguyễn luôn luôn kiên trì phấn đấu. Nguyễn đã nhiều lần yêu cầu tôi trao đổi về việc tổ chức liên hệ với Đảng, đặc biệt, rất quan tâm tới các chuyến đi công tác của các sinh viên, về việc họ đi đâu và với những nhiệm vụ gì. Nguyễn rất khổ tâm và nóng lòng về việc không được tham gia những nhiệm vụ bí mật. Trong mối quan hệ với các sinh viên, Nguyễn luôn cố gắng đóng vai trò là người thầy, người lãnh đạo, nhưng về lý luận tỏ ra yếu kém và thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá trình trao đổi. Trong bản thân Nguyễn chứa đựng nhiều tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tàn dư cũ, những thứ đó có thể chống lại ý nguyện của mình.

Trên đây là những dẫn chứng tôi đã trình bày. Nguyễn Ái Quốc khi tự phê bình tỏ ra bình tĩnh và luôn luôn chấp nhận những tự chỉ trích đó.

Điểm lại những sự kiện và tư liệu, phải chăng cần khẳng định vị trí đại diện trong Đảng của Nguyễn Ái Quốc. Phải chăng Nguyễn Ái Quốc có thể tham gia Đại hội (Quốc tế Cộng sản) như một đại biểu chính thức ”.

(trích báo cáo của Vaxiliepna)

Bản báo cáo của Vaxiliepna được những người có trách nhiệm trong Quốc tế Cộng sản đọc và nghiên cứu kỹ. Xử lý vụ việc như thế nào đây ? Đã có sự trao đổi qua lại giữa Vaxiliepna và các đồng chí trong tổ chức Quốc tế Cộng sản.
trots
Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản
(lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và Leon Trotsky (thứ 4)
Trong những vụ việc liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, những việc nào quan trọng, gây tác động nguy hiểm cần được làm sáng tỏ trước khi Ban thẩm tra thành lập và nhóm họp. Đó là những vụ việc sau :

1. Vì sao biết Lâm Đức Thụ là kẻ phản bội vẫn còn sử dụng ?
2. Vì sao thời gian bị bắt ở Hồng Kông bị tòa án kết tội nhẹ và vì sao thoát tù một cách dễ dàng ?
3. Bằng cách nào để đến được Matxcơva ?

Đồng chí Vaxiliepna đã trực tiếp gặp Nguyễn Ái Quốc trao đổi về những buộc tội có trong thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại. Đặc biệt việc vì sao biết Lâm Đức Thụ là kẻ phản bội mà vẫn sử dụng. Nguyễn Ái Quốc trả lời dứt khoát rằng phát hiện Lâm Đức Thụ phản động rất muộn, mãi sau này. Việc này được Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí Hải An (Lê Hồng Phong) đã khẳng định trong báo cáo giải trình về Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản.

Về việc thời gian bị bắt ở Hồng Kông, vì sao được tòa án kết tội nhẹ và thoát tù một cách dễ dàng, đồng chí Vaxiliepna đã có trong tay chứng cứ thuyết phục rằng đã liên lạc, gửi tiền thuê luật sư Loseby lo việc Nguyễn Ái Quốc thông qua Hội cứu trợ những người cộng sản bị nạn của Pháp.

Bằng cách nào để đến được Matxcơva ? Sau khi ra tù, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với người bạn cũ thời kỳ hoạt động ở Đảng Cộng sản Pháp là Paul Vaillant-Couturier lúc này đang ở Trung Quốc và được bố trí trở lại nước Nga. Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Radumopva gặp trực tiếp Vaillant-Couturier hỏi về vụ việc và được trả lời là do đồng chí bố trí cho Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Nga.

Để chuẩn bị tốt nội dung làm việc cho Ban thẩm tra, Vaxiliepna đã viết Bản giải trình dài 6 trang (3), tổng hợp tất cả những vụ việc liên quan đến quá khứ, hiện tại của Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, đã đưa ra những ý kiến cực kỳ có lợi cho Nguyễn Ái Quốc, khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc là người Cộng sản chân chính, hy sinh cống hiến hết mình cho Đảng, không phải là kẻ phản bội, chưa bao giờ có sự liên hệ với mật thám. Dẫn đến việc sai lầm về chính trị, chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, trình độ lý luận còn yếu... là do chưa được đào tạo cơ bản. Gần đây, Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập, nghiên cứu, cố gắng vươn lên để nhận thức đúng bản chất những sai lầm trong quá khứ...

Trong Bản giải trình, Vaxiliepna đề nghị thành phần Ban thẩm tra có từ 3 đến 5 người có uy tín lớn, trong đó, dứt khoát phải có mặt của Hải An (Lê Hồng Phong) với Bản giải trình về Nguyễn Ái Quốc. Đây là một đề nghị cực kỳ quý báu, như một sự bảo lãnh vận mệnh chính trị trong sạch của Nguyễn Ái Quốc trước Ban thẩm tra của Quốc tế Cộng sản.

Tháng 2 năm 1936, Ban thẩm tra được thành lập, lúc đầu, có 2 ý kiến bút phê của Lãnh đạo Quốc tế Cộng sản :

Ý kiến một, đề nghị Ban thẩm tra có các đồng chí : 1. Manuinxki. 2. Krapxki. 3. Hải An. 4. Vương Minh. 5. Barixta. 6. Raimốp.

Ý kiến hai, đề nghị gồm các đồng chí : 1. Cônxinna. 2. Hải An. 3. Krapxki. 4. Barixta. 5. Xtipannốp.

Đến ngày 19 tháng 2 năm 1936, do có nhiều lý do khác nhau, thành phần Ban thẩm tra chỉ có các đồng chí: Cônxinna, Hải An và Krapxki.

Ban thẩm tra nhóm họp và đi đến những kết luận chính như sau :

1. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong hoạt động bí mật. Ban thẩm tra yêu cầu đồng chí từ nay không để xảy ra những trường hợp tương tự. Đề nghị đồng chí rút kinh nghiệm bài học này trong hoạt động bí mật sau này.

2. Ban thẩm tra không tìm ra chứng cứ nghi ngờ nào về sự trung thành chính trị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

3. Hồ sơ vụ việc về Nguyễn Ái Quốc được hủy bỏ.


Bản kết luận đã được Krapxki và Hải An ký.


Sau kết luận của Ban thẩm tra, tưởng chừng vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã được giải quyết xong. Nào ngờ, đến tháng 1 năm 1938, khi Nguyễn Ái Quốc tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Ban lãnh đạo Viện đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ Quốc tế Cộng sản xác minh việc Nguyễn Ái Quốc ra khỏi tù và vào Liên Xô như thế nào. Trong Thư trả lời Viện Nghiên cứu (4), Vụ Tổ chức cán bộ khẳng định : để giải quyết vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ban thẩm tra và đi đến kết luận về sự trung thành chính trị của Nguyễn Ái Quốc; đồng chí Radumopva đã trực tiếp gặp Vaillant Couturier và được khẳng định chuyến trở về Liên Xô là do Vaillant tổ chức ; hồ sơ vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã được Ban thẩm tra quyết định hủy bỏ. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc mới được tiếp nhận làm nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Vụ việc Nguyễn Ái Quốc đã lùi xa từ nửa đầu thế kỷ trước, nó như một dấu lặng trong cuộc đời đầy sóng gió của những năm tháng hoạt động ở nước ngoài. Vì nhiều lý do mà đến nay chúng ta chưa tiếp cận được đầy đủ, hoặc chưa xã hội hóa tài liệu lưu trữ thuộc giai đoạn này, do đó, nhận thức về bản chất các sự kiện liên quan đến Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn. 

Ảnh bên:Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội thành lập ĐCS Pháp (1920). Ngồi cạnh (người đầu tiên, từ bên phải) là nhà văn Paul Vaillant-Couturier
Thời kỳ này là thời kỳ khó khăn nhất của Nguyễn Ái Quốc, nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng Người đã vượt qua. Ngoài ra, cần được xem xét những yếu tố khách quan khác. Trong lúc khó khăn nhất, bên cạnh Nguyễn có những người bạn, người đồng chí hết lòng giúp đỡ, như Vaxiliepna, Lê Hồng Phong, Vaillant Couturier, Manuinxki, Radumopva... Thời điểm thành lập Ban thẩm tra (tháng 2 năm 1936) và trước đó chưa rơi vào thời kỳ cao điểm thanh lọc nội bộ Quốc tế Cộng sản, cho nên xem xét vụ việc chưa đến nỗi quá tả ; những người trực tiếp phụ trách phong trào cách mạng Đông Dương hoặc có liên quan đến vụ việc của Nguyễn Ái Quốc chưa bị “ xử lý ” như Vaxiliepna, Krapxki, Radumopva... Với cái cớ rất hợp lý “ do trình độ lý luận yếu ”, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện vào trường học suốt thời gian lưu lại ở Liên Xô. Công việc học tập, một mặt nâng cao trình độ lý luận, mặt khác, được giảm bớt tham gia đảm nhận những công việc khác. Đặc biệt trong thời gian cực kỳ khó khăn này, nếu một nhân vật chính trị “ có vướng tỳ vết ” nào đó mà đang đảm nhận nhiệm vụ chính trị thì nguy hiểm rất cao ; trường học là nơi “ ẩn náu ” tốt nhất tránh được mọi cuộc va chạm, đối đầu, dị nghị. Những ai, đặc biệt là người nước ngoài, đảm nhận vị trí trong bộ máy Quốc tế Cộng sản thời kỳ này phải đối mặt với sự nguy hiểm của chiến dịch “ thanh trừng nội bộ ”. Nguyễn Ái Quốc không có danh sách trong bộ máy Quốc tế Cộng sản, không đảm nhận công việc cụ thể nào “ mà chỉ lo học hành ”.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là tầm ảnh hưởng, tiếng tăm của Nguyễn Ái Quốc trên chính trường quốc tế. Khi xử lý vụ việc Nguyễn Ái Quốc, rõ ràng những người có trách nhiệm trong bộ máy Quốc tế Cộng sản luôn tỏ thái độ kính nể và thận trọng. Có những việc phải cử người ra nước ngoài để thẩm tra, xác minh. Ngay cả Vaxiliepna cũng phải thừa nhận : “ Tôi từng biết tiếng tăm của đồng chí Nguyễn trước khi làm việc trực tiếp với đồng chí ”.

Cũng phải thừa nhận rằng, ít người trong thời kỳ này khi có “ tỳ vết chính trị ” được thành lập Ban thẩm tra để giải quyết một cách thận trọng như trường hợp Nguyễn Ái Quốc. Phần lớn rơi vào trường hợp này thường bị xử lý “ tiền trảm hậu tấu ”.

Thời điểm khó khăn nhất là lúc bản lĩnh Nguyễn Ái Quốc tỏa sáng. Vì sao một số nhân vật lãnh đạo Đảng nhiều lần nhắc Nguyễn Ái Quốc viết bản tự chỉ trích về tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, biệt phái tiểu tư sản, sai lầm về đấu tranh giai cấp... nhưng Nguyễn Ái Quốc không phản ứng, không giãi bày, chấp nhận nó trong im lặng. Nếu viết ra thành văn bản tức là chấp nhận thất bại, tự đầu hàng, biết đâu là cái cớ cho kẻ khác lợi dụng... Tư duy nhìn xa trông rộng của thiên tài là ở chỗ đó.

Lịch sử luôn luôn đúng. Hồ Chí Minh luôn đứng về phía lịch sử và làm nên lịch sử ở những thời khắc lịch sử.
............................................
CHÚ THÍCH :

1. Thư Ban lãnh đạo Hải Ngoại gửi Quốc tế Cộng Sản ngày 20-4-1935. Bút tích tiếng Pháp, ký hiệu lưu trữ 495-154-699.

2. Báo cáo của Vaxiliepna gửi Bộ Phương Đông, Vụ tổ chức cán bộ của Quốc tế Cộng sản ngày 29-6-1935. Ký hiệu lưu trữ 495-201-01 tờ số 154 đến 156.

3. Báo cáo giải trình của Vaxiliepna gửi ban Phương Đông và Vụ tổ chức cán bộ ký hiệu lưu trữ 495- 201-01 tờ số 143 đến 148.

4. Thư của Vụ tổ chức cán bộ gửi Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa đề ngày 8-2-1938, ký hiệu lưu trữ 495-201-01 tờ số 134.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

NHƯ NÓI VỚI TRẺ CON !

Lược trích bài viết của Võ Văn Tạo trên Quê Choa


….Được biết, 6 sĩ quan công an tnh Bc Giang liên can v án oan nghit Nguyn Thanh Chn, đã đng lot trơ trn ph nhn hành vi dùng nhc hình, bc cung ông Chn
.
Công lu
n cũng hết sc bt bình khi chính đi tá Phm Văn Minh - giám đc đương nhim Công an Bc Giang, 10 năm v trước, khi xy ra v ông Chn, là Th trưởng Cơ quan cnh sát điu tra Công an tnh Bc Giang; và ông này va báo cáo lãnh đo Tnh y Bc Giang đ tr li báo chí rng xem xét li (theo yêu cu ca Tnh y) quá trình điu tra v án, thy “không có vn đ gì”(!?). 


Lạ.! ông Minh, vi cương v Th trưởng Cơ quan cnh sát điu tra công an tnh khi đó, không phi làm tường trình (dù cp phó là ông Thái Xuân Dũng – người giúp vic ca ông Minh – ký Kết lun điu tra, đ ngh VSK truy t, thì theo quy đnh ca pháp lut, ông Minh vn liên đi chu trách nhim). “Cùng hi cùng thuyn”, mà bây gi đi tá Minh li “vô can”, sm vai “quan thanh tra” trong scandal này, khi đng não cũng biết công lý s còn b nho báng c nào!

Không có v
n đ”(!?). Ô hay! Tnh y được báo cáo vy mà ch đành biết vy và tr li báo chí như vy? Như là nói vi by tr con không bng !
-Không có cách nào buc các điu tra viên thành khn?
- Cái gi là “thiên tài” lãnh đo “sáng sut”, “anh minh” ca “Đng ta” biến đâu mt ri?
 -“Không có vn đ gì” mà VKSNDTC kháng ngh tái thm (và đã được TANDTC chp nhn), ông Chn được tr t do?

Nh
ư đã phân tích trong các bài viết trước, đ ký quyết đnh tm đình ch thi hành án, tr t do ngay lp tc và vô điu kin cho ông Chn, VKSNDTC phi cm chc 100% ông vô ti. Không cơ quan, không quan chc nào nào dám th mt nghi can giết người, vì h ly ca chuyn đó là khôn lường (b trn, tiếp tc gây án…). Vô ti mà b các cơ quan t tng khép ti đc bit nghiêm trng, nếu không có cha là lit sĩ, thì ông Chn đã b t hình! Oan sai là điu không th ph nhn. Vy mà rà soát li quá trình làm án, li thy “không có vn đ gì”(!?). Quái l! Câu chuyn có v như còn khó hiu hơn cái b đ ca Giáo sư Ngô Bo Châu!

R
t có th, bng đng tác chi ti, các điu tra viên mong thoát được s trng pht ca pháp lut. Thoát hay không, còn ph thuc vào trách nhim và năng lc ca lãnh đo và các điu tra viên ca VKSNDTC. Bi theo quy đnh hin hành ca pháp lut, vic điu tra nhóm ti xâm phm hot đng tư pháp là ca duy nht VKSNDTC. Rõ ràng, v gây oan sai cho ông Chn là hành vi vi phm pháp lut hết sc nghiêm trng, có du hiu vi phm các ti “dùng nhc hình”, “bc cung”, “truy cu trách nhim hình s người không có ti”… Vi chc trách được lut pháp quy đnh, các cá nhân hu trách trong VKSDNTC s b coi là vi phm pháp lut, nếu không truy cu trách nhim hình s nhng người vi phm pháp lut trong v oan sai ca ông Chn, theo quy đnh ti điu 294 ca B lut Hình s (Ti không truy cu trách nhim hình s người có ti). Nhưng đó ch là khía cnh pháp lut.

Bên c
nh pháp lut, còn có tòa án lương tâm và dư lun xã hi. Qua báo chí phn ánh, mi người đu tin chc đã xy ra chuyn ép cung ông Chn, dn đến oan sai. Và các điu tra viên Công an Bc Giang biết rõ hơn ai hết chuyn ép cung này. H cũng biết chc chn rng, khi h ph nhn, ch nhng “thng Bm” mi có th nói “”. H cũng không th không biết trước rng công lun tha biết h quanh co chi ti. Tht không còn gì vô liêm s và trơ trn hơn! Vì vy, bình lun v chi ti này, đã có 2 t báo “l đng” (Tri Thc Tr và Soha) đánh đng công lun “ĐNG TRÔNG CH VÀO LƯƠNG TÂM K CƯỚP”.


Ai cũng v
y, sai lm trong công vic là điu khó tránh. Nhưng thái đ thành khn, cu th có th giúp khc phc phn nào và cũng giúp tránh lp li sai lm. Trong v oan sai ông Chn, vi hành vi chi ti, chưa biết các điu tra viên Công an Bc Giang có tránh khi b pháp lut truy cu trách nhim hình s hay không, nhưng chc chn h đã t kết án mình mt bn án T HÌNH v nhân cách trong tòa án công lun!