Thầy Nguyễn Hữu Tình, thầy giáo dạy Văn nổi tiếng hay chữ, mà bất cứ học trò yêu văn chương của huyện Ý Yên, Nam Định đều hơn một lần được vinh hạnh diện kiến. Tôi cũng không là ngoại lệ. Tôi được thầy "vỗ" mấy ngày trong đội tuyển của Ý Yên đi chọi Tỉnh, năm học 1968-1969. Thời gian trôi chảy, tên thầy được giới thiệu nhiều trong các trang văn nghệ tỉnh và trung ương.... Hồi ấy thầy làm hiệu trưởng trường " mâũ" Yên Tiến, nghe đâu thầy bị lên làm quan, song chất văn nghệ lại kéo thầy về...
Tình cờ vừa rồi về lục sách của thân phụ tôi, lại gặp thầy trên cuốn"Thơ Người cao tuổi Ý Yên",
Xin kính xin thầy cho phép học trò được trân trọng chép ra hầu bạn đọc ạ!
THẦY TRÒ TRÙNG TÊN
Thầy trò trùng tên
Chênh nhau tròn thập kỷ
Thầy ở làng thợ sơn Cát Đằng
Trò quê làng thợ xây Phúc Chỉ
Cùng không thông thạo nghề làng
Thầy một đời dạy văn
Trò một thời giỏi toán
Nhớ ngày đi thi huyện
Trong đội tuyển nghiêm trang
Vai quàng khăn đỏ
Một câu xanh rờn
Khẩu khí Kinh Kha, Hạng Võ
-Chuyến nay ra đi
Không đỗ, không về!
Mấy chục năm xa quê
Mười mấy năm làm giám đốc
Đôi ba bằng đại học
Bao nhiêu là kỳ thi
Câu có cánh kia không ứng ngfhiệm là gì
Hỡi nhà doanh nghiệp?
Trò làm nhà doanh nghiệp
Thầy đi đường thi nhân
"Hoa chuối mùa đông"
Hoa trong mắt bão"
"Đàn trăng"
Làm khuyến học
Càng yêu thơ Nguyễn Khuyến
Ngõ trúc quanh co
Nồng nàn khách đến
Dễ mười năm mới gặp lại nhau
Người Bắc Nam bươn trải Á Âu
Người bình thản làng làng xã xã
Người bạo liệt thương trường hối hả
Người thong dong thi tứ điệu vần
Người vận may phép cộng, phép nhân
Người thua thiệt chia trừ điệp điệp
Nào mở sâm banh cho thơ về với tết
Nâng một ly lại đọc một bài thơ
Thơ gặp nhau không tuổi tác bao giờ
(Còn nhớ rượu tăm nút chai lá chuối)
Người làm thơ có khách hàng nào hỏi?
Còn doanh nhân vô khối kể gì thơ?
Nên càng xa, càng gần gụi không ngờ
"Trăng và cánh đồng"
Đêm Lêningrat"
Hoa đồng chiêm
Sen lên từ bùn đất
Thơ hồn nhiên vĩnh viễn vẫn là thơ
Như phất cờ ngô
Như lúa mở cờ
Đêm trăng ấy mà xinh tươi nhường ấy
Đêm trăng ấy với vầng trăng lửa cháy
Người đọc thơ với tác giả trùng tên
Thầy trò trùng tên
Thầy trò trùng tên
Mênh mang đôi bờ sông rộng
Em nắm bàn tay
Rưng rưng một thời bé bỏng
Tôi nắm bàn tay ấm nồng
Như thể bạn vong niên
Yên Tiến , xuân 2003
N.H.T
Và đây là bài thơ " Về quê" của thầy Cao Xuân Hoan,
Hồi mình thi vào lớp 8 năm 1970 với bài văn điểm 9, thầy Hoan chủ nhiệm hồi ấy quý mình như vàng, nên cũng nghiêm với mình đến sợ, Chỉ tiếc rằng, do khả năng, mình lại không đi nghiệp viết lách như thầy kỳ vọng!
Biết làm sao?
Chỉ biết nhớ thầy, xin được theo thầy" về quê" đầy ắp kỷ niệm của một thời nghèo khó mà ấm áp !
VỀ QUÊ
Ta về với con sông Cầm
Với cây cầu đá trăng rằm nghiêng soi
Ta vè ngắm áng mây trôi
Bồng bềnh sông nước sắc trời mênh mang
Ta về với luỹ tre làng
Câu ca tiếng hát ngân vang sớm chiều
Ta về thăm lại người yêu
Tóc đuôi gà với khăn điều vắt vai
Ta về ngồi gốc đa đôi
Là nơi hò hẹn vui cười tuổi xuân
Ai về thăm đình Đô Quan
Di tích lịch sử nét vàng quê tôi
Dù đi khắp bốn phương trời
Tấm lòng vẫn hướng về nơi quê nhà
Sân đình-Bến nước-Cây đa
Hội làng năm ấy cho ta gặp mình
Quê hương phong cảnh hữu tình
Đường làng ánh điện lung linh sáng loà
Bình minh rộn rã tiếng gà
Loa truyền thanh hát bài ca yêu đời
Đô Quan đẹp cảnh, đẹp người
Con người đôn hậu, tình người thuỷ chung...
................
ngày 2 tháng 9 năm 2004
Cao Xuân Hoan
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Tặng bố- Một bài thơ nhặt được
Một bài thơ nhặt được tình cờ của một tờ giấy gói,
Nét chữ nguyệch ngoạc, phong trần...
Không biết tác giả!
là ai thì cũng thật sướng !
Vì bài thơ sống
Khi tờ giấy chép nó chẳng còn lành!
Nó đã được bao nhiêu người thuộc
Chỉ còn tôi và ai không biết
Thấy hay hay chép lại để mà xem!!!
THƠ TẶNG BỐ
Con tìm mãi lời vụng về, thiếu nghĩa
Và cũng không đủ ý của lòng con
Nói lên niềm yêu kính trong hồn
Ngày của bố, viết vần thơ tặng bố
Bao kỷ niệm thủa con còn nhỏ
Bỗng rộn ràng, sống lại thiêng liêng
Nhớ thiết tha đôi cánh tay hiền
Bố che chở đời con trong giông bão
Trong mắt bố là chứa chan hoài bão
Là tràn đầy hãnh diện lúc nhìn con
Là yêu thương sâu thẳm tự tâm hồn
Là thương cảm, bao dung và tha thứ
Bố là mái che đời con mưa lũ
Là bức tường ngăn nắng gó tuyết sương
Bố là nền, là sức sống thái dương
Là tất cả cho con thành khôn lớn
Có những lúc biển gầm, đời sóng cuộn
Bố vững chèo tay lái đến bình yên
Những lúc cô đơn, đối mặt với muộn phiền
Bố vẫn thẳng, kiên cường phấn đấu
Muôn đời vằng vặc tấm gương trong
Công Thái Sơn con khắc ghi lòng
Mong ước được đáp đền trong muôn một
Cảm ơn bố một tình yêu vô lượng
Con tầu đêm cần lắm những vì sao
Bố của con ơi
Thương bố dạt dào
Nét chữ nguyệch ngoạc, phong trần...
Không biết tác giả!
là ai thì cũng thật sướng !
Vì bài thơ sống
Khi tờ giấy chép nó chẳng còn lành!
Nó đã được bao nhiêu người thuộc
Chỉ còn tôi và ai không biết
Thấy hay hay chép lại để mà xem!!!
THƠ TẶNG BỐ
Con tìm mãi lời vụng về, thiếu nghĩa
Và cũng không đủ ý của lòng con
Nói lên niềm yêu kính trong hồn
Ngày của bố, viết vần thơ tặng bố
Bao kỷ niệm thủa con còn nhỏ
Bỗng rộn ràng, sống lại thiêng liêng
Nhớ thiết tha đôi cánh tay hiền
Bố che chở đời con trong giông bão
Trong mắt bố là chứa chan hoài bão
Là tràn đầy hãnh diện lúc nhìn con
Là yêu thương sâu thẳm tự tâm hồn
Là thương cảm, bao dung và tha thứ
Bố là mái che đời con mưa lũ
Là bức tường ngăn nắng gó tuyết sương
Bố là nền, là sức sống thái dương
Là tất cả cho con thành khôn lớn
Có những lúc biển gầm, đời sóng cuộn
Bố vững chèo tay lái đến bình yên
Những lúc cô đơn, đối mặt với muộn phiền
Bố vẫn thẳng, kiên cường phấn đấu
Muôn đời vằng vặc tấm gương trong
Công Thái Sơn con khắc ghi lòng
Mong ước được đáp đền trong muôn một
Cảm ơn bố một tình yêu vô lượng
Con tầu đêm cần lắm những vì sao
Bố của con ơi
Thương bố dạt dào
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
BÀI THƠ HAY VỀ ĐỘNG TỪ VỊN
Có bạn sưu tầm gửi cả một bài thơ rất hay nữa về động từ vịn. Thực ra, khi viết mình cứ nghĩ là vin thôi! Tức là lấy cái cớ đó, để hành xử, giống như cụ Nguyễn Du từng viết " Thì vin cành quýt cho cam sự đời". Ai dè, Vịn còn được nhiều văn nhân dùng đến khéo. Bài thơ của chị Kim Thư đã nể, nay bài của anh Trương Nam Hương cũng thật cao tay.
Xin trân trọng mời mọi người thưởng ngoạn
Xin trân trọng mời mọi người thưởng ngoạn
Màu Huế
Anh vịn màu rêu Huế để yêu em
Trước thành quách bao đời em cứ trẻ
Sông Hương chảy thon mình qua dâu bể
Anh mượn vành nón Huế… buổi về thăm
Anh vịn lên mưa nắng những thăng trầm
Những cơn bão của vần xoay thế cuộc
Vững như núi, Huế lại đằm như nước
Vạt áo dài mây trắng xuống thi ca
Anh vịn lên còn mất những ngày xa
Những uẩn khúc trong điệu hò mẹ hát
Những đèo dốc trong đời cha bất trắc
Mắt Huế nhìn thăm thẳm tới ngày xưa
Anh vịn lên tròn khuyết tuổi em chờ
Đỡ chống chếnh câu thơ buồn xa Huế
Đỡ côi cút tiếng mái chèo khuya lẻ
Anh mượn màu nắng Huế để thương em!
Trương Nam Hương
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Vịn
Anh bạn một thời là xếp của mình: Trương Công Bằng, hôm nay nhắn qua điện thoại di động mấy câu thơ khá hay, nhại từ Vịn
..... con đường vịn bóng hàng cây
Cánh chim vịn áng mây bay ngang trời
Con thuyền vịn sóng biển khơi
Hoàng hôn vịn bóng dêm vơi tháng ngày
Nỗi buồn vịn chén rượu cay
Nhớ nhung vịn gió heo may cuối mùa
Dòng sông vịn lấy đôi bờ
Riêng em vịn lấy
hững hờ
đời tôi
Chẳng phải do anh bạn vốn thuộc nhiều thơ, nhân đọc câu " Vịn lời, thầy ngược chiều Tây Bắc..."
đã " xuất " trong bộ nhớ tiềm tàng tứ thơ hay về vịn, kể cũng đáng nể!
Sau lục mãi mới tìm thấy tác giả là Nguyễn Thị Kim Thu (1951) Hội VHNT Tuyên Quang
Hạnh phúc thay khi câu thơ mộc mạc được sống trong lòng người đọc
..... con đường vịn bóng hàng cây
Cánh chim vịn áng mây bay ngang trời
Con thuyền vịn sóng biển khơi
Hoàng hôn vịn bóng dêm vơi tháng ngày
Nỗi buồn vịn chén rượu cay
Nhớ nhung vịn gió heo may cuối mùa
Dòng sông vịn lấy đôi bờ
Riêng em vịn lấy
hững hờ
đời tôi
Chẳng phải do anh bạn vốn thuộc nhiều thơ, nhân đọc câu " Vịn lời, thầy ngược chiều Tây Bắc..."
đã " xuất " trong bộ nhớ tiềm tàng tứ thơ hay về vịn, kể cũng đáng nể!
Sau lục mãi mới tìm thấy tác giả là Nguyễn Thị Kim Thu (1951) Hội VHNT Tuyên Quang
Hạnh phúc thay khi câu thơ mộc mạc được sống trong lòng người đọc
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
Về một thần tượng
Chương trình trao giải cuộc thi"ĐÂY BIỂN VIỆT NAM"
........
Nguồn Blog Nguyễn Xuân Diện
Phần thơ, chỉ có 1 bài được trình bày, đó là bài Tổ quốc bên bờ biển cả của Nguyễn Việt Chiến, do tác giả tự trình bày. Bài thơ dài, nhiều cung bậc tình cảm, thể hiện tình cảm thiêng liêng về hình ảnh đất nước Việt Nam bên bờ biển cả, cả những mất mát đau thương, cả những khúc ca bi tráng, cả truyền thuyết và thực tại đan cài...
Một cuộc thi được nhiều kỳ vọng. Và kết quả thì, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, PCT Hội Nhà văn VN, thành viên BGK cho tôi biết qua điện thoại sáng nay: Cuộc thi mang ý nghĩa của tinh thần Sát Thát. Vậy mà những gì thể hiện trong chương trình thì quá nhạt nhòa và không có điểm nhấn, không dám mạnh dạn nhắc đến Hoàng Sa - quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ (lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Một cuộc thi được nhiều kỳ vọng. Và kết quả thì, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, PCT Hội Nhà văn VN, thành viên BGK cho tôi biết qua điện thoại sáng nay: Cuộc thi mang ý nghĩa của tinh thần Sát Thát. Vậy mà những gì thể hiện trong chương trình thì quá nhạt nhòa và không có điểm nhấn, không dám mạnh dạn nhắc đến Hoàng Sa - quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ (lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Tổ quốc bên bờ biển cả
Mưa gió quay cuồng
suốt đêm trên biển
Tổ quốc như con tàu
vượt bão giữa trùng khơi
Ai có thể ngủ yên ngày tháng ấy
Trên con tàu
quê hương tôi
Người đội mưa trên đồng ngập nước
Người trắng đêm cứu lúa, dựng nhà
Người vượt lũ dầm mình trên sóng
Người đội trời neo giữ đảo xa
Thương Tổ quốc bên bờ biển cả
Ngớt bão giông lại lũ xoáy mịt mờ
Trẻ đến trường phải lội mưa, đội sách
Hạt thóc lấm bùn thấm ướt những trang thơ
Thương Tổ quốc bên bờ biển cả
Mây Trường Sơn bay đến tận Trường Sa
Mây vẫn ấm trên mái nhà đất nước
Dẫu bão giông thấm giột phía Hoàng Sa
*
Anh ra biển, mang tình em lên đảo
Ngày chia tay chỉ có sóng theo cùng
Sóng thương nhớ quặn lòng trong giông bão
Em trở về với đất mẹ thủy chung
Đất quặn đỏ ngàn năm trận mạc
Bao lớp người như sóng trùm lên
Trên dải đất ba ngàn cây số biển
Mong tháng ngày đất nước bình yên
Dáng đất nước như con thuyền độc mộc
Đến thả neo trên bờ bãi sông Hồng
Hình đất nước như con tàu thân thuộc
Đang dạt dào với sông nước Cửu Long
Người mở đất đã đi về phía biển
Nắng Hoàng Sa còn đau đáu cát vàng
Người giữ đất đến từ ngàn năm trước
Gió Trường Sa thổi từ thủa hồng hoang
Sóng trầm hùng mơ khúc Bạch Đằng Giang
Núi Yên Tử hóa thân ngàn cọc gỗ
Sóng nhấn chìm bao giấc mộng xâm lăng
Hịch tướng sĩ còn vang trên sóng bể
Suốt ngàn năm không cúi đầu nô lệ
Chim Lạc bay trên khát vọng trống đồng
Mẹ vẫn ngóng nơi đầu non cuối bể
Tan giặc rồi con mẹ có về không ?
Con theo cha giữ nước phía biển Đông
Biển là mẹ còn chúng con là sóng
Khi đất nước đối mặt với bão giông
Cả biển sóng dựng lũy thành muôn dặm
*
Nơi đất mẹ tựa lưng vào biển cả
Những người con như sóng cuộn dưới trời
Lồng ngực trẻ căng đầy hơi thở sớm
Như ngọn buồm khát vọng cuốn ra khơi
Anh gắn bó đời anh cùng biển cả
Những tên làng, tên đảo hóa quê hương
Nơi thân thuộc từng dấu chân trên cát
Từng cánh chim xao động mỗi hoàng hôn
Anh lật mây tìm lại một khoảng trời
Mưa ký ức chập chờn trên đảo vắng
Nỗi nhớ em nẩy mầm trên cát mặn
Cát sẽ trổ một mùa cây hy vọng
Đêm tuần đảo, chỉ còn anh với sóng
Sóng hỏi anh, người ấy ở phương nào
Trăng sẽ mọc nối hai đầu xa cách
Thủy triều em đang ngập bến trăng sao
*
Cái bán đảo vươn mình ra biển thẳm
Mỗi sớm mai thao thức những bến bờ
Mồ hôi biển trên vai cha muối đọng
Áo mẹ sờn, cát lấm mỗi ngày mưa
Biển nhân hậu chở che như tình mẹ
Chắt chiu từng hạt muối để phần ta
Mẹ dành dụm từng nắm rơm, ngọn khói
Nuôi lớn con dưới nắng cháy, mưa sa
Mùa biển động trên cồn cào sóng dữ
Thương con tàu lạc bão giữa trùng khơi
Cả làng biển lại trắng đêm ngóng đợi
Sóng bạc đầu hay tóc trắng mẹ tôi
Biển gian lao thử thách biết bao người
Người như muối hòa tan vào sóng mặn
Sóng mở ra cuồn cuộn những chân trời
Để đất nước hóa thân vào vô tận
*
Đây dấu tích những người đi mở nước
Hồn ngư dân trên đảo nổi, đảo chìm
Đá chủ quyền đặt tên ngàn năm trước
Máu san hô còn đọng một lời nguyền
Đêm thăm thẳm ngủ yên bên biển cả
Những người con đất nước đã quên mình
Nâng giấc họ có lời ru của sóng
Có vầng trăng ký ức mãi tươi nguyên
Bên ánh lửa đầu tiên nơi hoang đảo
Người cầm gươm, xõa tóc, múa trên thuyền
Điệu múa cổ chập chờn trong bão cát
Màu cát vàng như rượu cháy thôi miên
Người lính đi, ngọn lửa tạc vào đêm
Cánh chim biển phập phồng trên cát ấm
Người với chim thân quen như bè bạn
Nơi mịt mù bão tố giữa đảo xa
Em đừng quên phía ấy có Trường Sa
Anh ra biển mang tình em lên đảo
Biển yêu thương vẫn sâu nặng thiết tha
Ngay cả lúc biển cồn lên giông bão
9-2011
Nguyễn Việt Chiến
suốt đêm trên biển
Tổ quốc như con tàu
vượt bão giữa trùng khơi
Ai có thể ngủ yên ngày tháng ấy
Trên con tàu
quê hương tôi
Người đội mưa trên đồng ngập nước
Người trắng đêm cứu lúa, dựng nhà
Người vượt lũ dầm mình trên sóng
Người đội trời neo giữ đảo xa
Thương Tổ quốc bên bờ biển cả
Ngớt bão giông lại lũ xoáy mịt mờ
Trẻ đến trường phải lội mưa, đội sách
Hạt thóc lấm bùn thấm ướt những trang thơ
Thương Tổ quốc bên bờ biển cả
Mây Trường Sơn bay đến tận Trường Sa
Mây vẫn ấm trên mái nhà đất nước
Dẫu bão giông thấm giột phía Hoàng Sa
*
Anh ra biển, mang tình em lên đảo
Ngày chia tay chỉ có sóng theo cùng
Sóng thương nhớ quặn lòng trong giông bão
Em trở về với đất mẹ thủy chung
Đất quặn đỏ ngàn năm trận mạc
Bao lớp người như sóng trùm lên
Trên dải đất ba ngàn cây số biển
Mong tháng ngày đất nước bình yên
Dáng đất nước như con thuyền độc mộc
Đến thả neo trên bờ bãi sông Hồng
Hình đất nước như con tàu thân thuộc
Đang dạt dào với sông nước Cửu Long
Người mở đất đã đi về phía biển
Nắng Hoàng Sa còn đau đáu cát vàng
Người giữ đất đến từ ngàn năm trước
Gió Trường Sa thổi từ thủa hồng hoang
Sóng trầm hùng mơ khúc Bạch Đằng Giang
Núi Yên Tử hóa thân ngàn cọc gỗ
Sóng nhấn chìm bao giấc mộng xâm lăng
Hịch tướng sĩ còn vang trên sóng bể
Suốt ngàn năm không cúi đầu nô lệ
Chim Lạc bay trên khát vọng trống đồng
Mẹ vẫn ngóng nơi đầu non cuối bể
Tan giặc rồi con mẹ có về không ?
Con theo cha giữ nước phía biển Đông
Biển là mẹ còn chúng con là sóng
Khi đất nước đối mặt với bão giông
Cả biển sóng dựng lũy thành muôn dặm
*
Nơi đất mẹ tựa lưng vào biển cả
Những người con như sóng cuộn dưới trời
Lồng ngực trẻ căng đầy hơi thở sớm
Như ngọn buồm khát vọng cuốn ra khơi
Anh gắn bó đời anh cùng biển cả
Những tên làng, tên đảo hóa quê hương
Nơi thân thuộc từng dấu chân trên cát
Từng cánh chim xao động mỗi hoàng hôn
Anh lật mây tìm lại một khoảng trời
Mưa ký ức chập chờn trên đảo vắng
Nỗi nhớ em nẩy mầm trên cát mặn
Cát sẽ trổ một mùa cây hy vọng
Đêm tuần đảo, chỉ còn anh với sóng
Sóng hỏi anh, người ấy ở phương nào
Trăng sẽ mọc nối hai đầu xa cách
Thủy triều em đang ngập bến trăng sao
*
Cái bán đảo vươn mình ra biển thẳm
Mỗi sớm mai thao thức những bến bờ
Mồ hôi biển trên vai cha muối đọng
Áo mẹ sờn, cát lấm mỗi ngày mưa
Biển nhân hậu chở che như tình mẹ
Chắt chiu từng hạt muối để phần ta
Mẹ dành dụm từng nắm rơm, ngọn khói
Nuôi lớn con dưới nắng cháy, mưa sa
Mùa biển động trên cồn cào sóng dữ
Thương con tàu lạc bão giữa trùng khơi
Cả làng biển lại trắng đêm ngóng đợi
Sóng bạc đầu hay tóc trắng mẹ tôi
Biển gian lao thử thách biết bao người
Người như muối hòa tan vào sóng mặn
Sóng mở ra cuồn cuộn những chân trời
Để đất nước hóa thân vào vô tận
*
Đây dấu tích những người đi mở nước
Hồn ngư dân trên đảo nổi, đảo chìm
Đá chủ quyền đặt tên ngàn năm trước
Máu san hô còn đọng một lời nguyền
Đêm thăm thẳm ngủ yên bên biển cả
Những người con đất nước đã quên mình
Nâng giấc họ có lời ru của sóng
Có vầng trăng ký ức mãi tươi nguyên
Bên ánh lửa đầu tiên nơi hoang đảo
Người cầm gươm, xõa tóc, múa trên thuyền
Điệu múa cổ chập chờn trong bão cát
Màu cát vàng như rượu cháy thôi miên
Người lính đi, ngọn lửa tạc vào đêm
Cánh chim biển phập phồng trên cát ấm
Người với chim thân quen như bè bạn
Nơi mịt mù bão tố giữa đảo xa
Em đừng quên phía ấy có Trường Sa
Anh ra biển mang tình em lên đảo
Biển yêu thương vẫn sâu nặng thiết tha
Ngay cả lúc biển cồn lên giông bão
9-2011
Nguyễn Việt Chiến
Lời phê liệu có cực đoan, nhưng chắc chắn bài thơ trên là đỉnh của những bài thơ về biển Việt Nam trong cuộc thi; Nhưng nếu nói bài thơ hay nhất về biển thì mình và nhiều người thích bài " Tổ quốc nhìn từ biển" của anh hơn
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012
Ngày lễ tình nhân
Xốn xang ngày Lễ tình yêu
Chúc em chín đỏ những điều anh mong
Năm nay lễ cưới thiệp hồng
Sang năm bế gái đầu lòng trêu anh!
Chúc em chín đỏ những điều anh mong
Năm nay lễ cưới thiệp hồng
Sang năm bế gái đầu lòng trêu anh!
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
Bâng khuâng về một bài thơ
GẶP NHÀ VĂN HẬU CHÍ PHÈO – PHẠM THÀNH VÀ MỘT THỜI “THẾ HỆ TRẺ BỊ HIẾP DÂM CẢ THỂ XÁC LẪN LINH HỒN MỘT CÁCH TÀN TỆ, OAN UỔNG VÀ THƯO7NG ĐAU” – Văn Chương +
Thập kỷ 90 thế kỷ trước, Liên Xô sụp đổ, khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, không khí dân chủ bên trời Tây len lỏi sang được thành trì cổ hủ, độc tài toàn trị, cha truyền con nối của phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam. Không khí dân chủ cũng len được vào văn chương vốn bị các ông vua rất kỵ huý.
Nhiều tác phẩm như “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được Hội Nhà văn Việt Nam chính thống tặng giải.. Một cái giải bây giờ không bao giờ có nữa!
Trong không khí đó, tôi cũng ra được quyển tiểu thuyết “Phí một thời trai”, “Cuộc chiến vừa tàn”, tập thơ “Tâm sự người lính”. “Phí một thời trai” phản ảnh nỗi thống khổ của dân tộc ta nhược tiểu bị chèn ép của ngoại bang, bị nội bộ giày xéo, bị hiếp dâm đủ thứ, không chỉ đàn bà con gái bị hiếp dâm mà đàn ông, nhất là thế hệ trẻ bị hiếp dâm cả thể xác lẫn linh hồn một cách tệ tàn, oan uổng và thương đau!
Và nổi lên trong thập kỷ này là tiểu thuyết “Hậu Chí Phèo” của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết hấp dẫn không phải ở câu văn, chữ nghĩa mà hấp dẫn ở sự mới mẻ về tư tưởng, về tinh thần của một văn sỹ dũng cảm dám nói, dám viết mà những cây bút xưng tụng không bao giờ dám làm. Tiểu thuyết rung chuông cho người đọc ngỡ ngàng, tỉnh ngộ!
Tiểu thuyết “Hậu Chí Phèo” đã phơi bày bộ mặt ngu sy, đần độn, trái tim chó (chữ của Bun ga nốp – nhà văn Nga) của một lớp vô sản lưu manh lên cầm cân nảy mực làm cho xã hội điêu linh. Những anh “Chí” hiện đại táng tận lương tâm còn gấp trăm lần anh “Chí” cùng đinh xưa. Vì anh Chí hôm nay có chức, có quyền sinh, quyền sát, ăn ttrên ngồi trốc!
Lúc đó tôi không biết nhà văn Phạm Thành ở đâu, nghe loáng thoáng ở bên đài Truyền hình Việt Nam, làm báo. Tôi thầm khâm phục. Làm báo “quan” mà dám viết như thế cũng xứng mặt anh hùng!
Đầu năm 2000, bước qua thiên niên kỷ mới, tôi say rượu cãi nhau về thơ ca với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Tôi chê thơ anh là thơ tuyên truyền một chiều về người lính. Phạm Tiến Duật căm tôi lắm năm lần bảy lượt muốn đuổi tôi ra khỏi Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Rồi thời cơ đến, kết hợp với cán bộ A25 (An ninh bảo vệ văn hoá của Bộ Công an), anh Duật chỉ thẳng mặt tôi: “Ông không được làm những tờ Tạp chí sang trọng như thế này. Bạn đọc biết không? Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam lúc đó đói nhất nước.
“Hôm nay 23 tháng chín (1997)
Thi sỹ Tế Hanh đến lĩnh tiền
Nhuận bút in bài từ dạo tết
Nợ đìa tác giả cứ triền miên
Đã chính tháng rồi, hào không có
Ba lần thi sỹ phải về không
Nhỡ người dắt giùm ra ngoài phố
Ới gã xích lô chịu mấy đồng.
Nhiều báo đã trở thành tỷ phú
Diễn đàn Văn nghệ chẳng còn lương
Hàng ngày thấy rất nhiều nhân sỹ
Như bác Tế Hanh khổ đủ đường.
Thưa bác người tài thì chả thiếu
Trời cao trên ấy chẳng ưng cho
Nên phải nhắm mắt vì gặp cảnh
Không tiền nhuận bút trả nhà thơ!
Hà Nội tháng 7 năm 1997
Đỗ Hoàng
Tôi xách túi xách bỏ đi không thèm xin anh Duật một cái giấy tờ nào.
Nghe nhà văn Hoàng Minh Tường làm Phó tổng biên tập phụ trách Tuần báo Du lịch, tôi đến xin và anh nhận ngay nhưng với điều kiện là vào miền Trung thường trú. Tôi chấp thuận.
Về đây gặp một người tầm thước, đẹp trai, hay cười, vui vẻ, bia bọt với nhau. Đó là nhà văn Phạm Thành được Hoàng Minh Tường mới về làm Trưởng phòng tổng hợp. Sau khi từ Huế ra lại làm ở phòng thư ký tôi mới biết Phạm Thành là tác giả Hậu Chí Phèo. Tôi nói vui với nhà văn: “Đúng là núi Thái Sơn trước mặt mà thảo dân không biết”.
Từ đó anh em chơi thân với nhau!
Hà Nội, lập xuân Nhâm Thìn (ngày 12 tháng 2 năm 2012)
Đỗ Hoàng
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
MỪNG THỌ
Ôi ! mái tóc chín phần mười thế kỷ
Vẫn thơm bay, nắng bể mưa nguồn
Mây ngũ phúc phiêu bồng, che chở
Ấm xuân nay, con cháu chắt quây quần
Mồng 5 Tết Nhâm Thìn
Bà thím tôi tên là Lê Thị Huệ, năm nay nhờ trời đã được 90 xuân, thực là quý, nhưng không phải hiếm, vì trong họ những năm gần đây, nhiều cụ đã vượt ngưỡng này như bà cụ Tanh, bà cụ bếp Bạn, bà cụ Nguôn ..vv. Đáng kính nhất- bà là chị cả của một gia đình nhà nông song thân ra đi sớm, khi cậu con trai út còn đang tuổi đánh đáo, chơi cẩy chưa sõi.
Ông bà nuôi em lớn khôn vào bộ đội, biền biệt mươi năm. Rồi em lấy vợ sinh con, vẫn tại ngũ, biên giới tây Nam bỗng thành liệt sỹ! Bà thím tôi lại nhận con của cháu làm con!!!
Ông bà nuôi em lớn khôn vào bộ đội, biền biệt mươi năm. Rồi em lấy vợ sinh con, vẫn tại ngũ, biên giới tây Nam bỗng thành liệt sỹ! Bà thím tôi lại nhận con của cháu làm con!!!
thơ xuân
Tết về thêm một tuổi
Mình nên buồn hay vui?
Người trẻ, mong năm mới
Để đua chen với đời
Người già, thêm cơ hội
Chiêm nghiệm cuộc trần ai
Hừm..., mình xin đứng tuổi
Chênh vênh
mưa... gió... đời...
Chân lại mòn lối cũ
mưa... gió... đời...
Chân lại mòn lối cũ
Đợi em về ban mai
Giao thừa Năm Con Rồng. 2012
Giao thừa Năm Con Rồng. 2012
PHẠM VĂN SÁN
Vâng em xin cười vì cách đặt đặt vấn đề cũ muôn thủa, xưa hơn trái đất... trong một khung cảnh vừa bồn chồn của người mong đợi, vừa tự tại của bậc an nhiên, thức giả... mình khó vào tầm bậc cụ thể, thì hơi tách dòng ra đứng riêng cho lành, khỏi bị cuốn. Xưa, Hoàng Cầm từng ao ước ngược đời
Em đừng lớn nữa
để diễn tả cái mong thành thật, con trẻ hơi ỵi kỷ
Chị đừng đi
( lấy chồng)
Tác giả thơ trong trường hợp này cũng chọn cái ngược đời: Đứng!
để nói cái quy luật muôn đời, không thể đứng ;bởi: Chân lại mòn lối cũ
Vâng không nên hiểu đôi chân cụ thể nào, mà chính là bản ngã ta định hình, sở thích, cái tạng.. (cũ) .vẫn không ngưng nghỉ
quan trọng là tâm hồn trẻ trung luôn khát khao, mà cứ mỗi lần gặp em là xốn xang như ban mai.
Đó là cái cảm xúc thật, trong trẻo khi khai bút đầu xuân
Phơi phới thay!
Kính thầy và chúc thầy mãi tươi trẻ như khúc ca xuân./.
quan trọng là tâm hồn trẻ trung luôn khát khao, mà cứ mỗi lần gặp em là xốn xang như ban mai.
Đó là cái cảm xúc thật, trong trẻo khi khai bút đầu xuân
Phơi phới thay!
Kính thầy và chúc thầy mãi tươi trẻ như khúc ca xuân./.
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012
HUYỀN THOẠI NGÃ BA SÔNG
Huyền thoại ngã ba sông
Có cứng mới đứng đầu gió !
Quê tôi, ngã ba sông Độc Bộ (1)
Đáy(1) sông xanh quyện nước Đào (1) hồng
Người xưa kể hơn ngàn năm trước
Vương chém con yêu, trẫm thân rồng(2)
Người xưa kể hơn ngàn năm trước
Vương chém con yêu, trẫm thân rồng(2)
Dòng máu oan cừu loang phía biển
Ngàn dâu sướt mướt khúc tằm tang
Mỗi gịot hồn thiêng hương khói toạ
Phụng tiền nhân, hậu thế dựng làng
Phụng tiền nhân, hậu thế dựng làng
Chàng trai nào đốt than lầm lụi
Nung chí vương chuộc tội lập công
Gió thiêng cuồn cuộn, rinh thuyền lướt
Duyềnh sóng Vân Đồn dắm giặc Nguyên3)
Từ ấy duyên hà thôi tiếng Ác(4)
Thần phù(4) mưa thuận gió hoà An(4)
Giọng ca thôn nữ xôn xao sóng
Đẹp ý quân vương giấc mộng vàng (5)
Thương tiếc hồng nhan thường bạc mệnh
Chưa lần ân sủng bóng tùng quân
Nhẹ bay cánh hạc về tiên giới
Sóng lặng hồi quê rước cố nhân
Thưa cụ dã hương nhiều trăm tuổi(6)
Đứng gác miếu bà nức tiếng thiêng
Chuyện xưa lịch sử hay huyền thoại ?
Vua sáng tôi hiền, xã tắc yên !
Một lần xem lễ tế sông
(1): Địa danh ngã ba sông, sông Đáy nước trong xanh gặp sông Đào nước hồng
(2) Triệu Việt Vương nói "Ta hết đường rồi!' chém con gái ngồi đằng sau rồi tuẫn tiết
(3) Trần Khánh Dư khi đi qua vùng này, kêu cầu linh ứng, thần tốc vượt biển lập công to ở Vân Đồn
(2) Triệu Việt Vương nói "Ta hết đường rồi!' chém con gái ngồi đằng sau rồi tuẫn tiết
(3) Trần Khánh Dư khi đi qua vùng này, kêu cầu linh ứng, thần tốc vượt biển lập công to ở Vân Đồn
(4) Tên của ngã ba sông này qua các thời kỳ
(5) Lê Thánh Tông tuyển phi vì cảm câu hát người đẹp: Tay cầm bán nguyệt xênh sang/Lòng em cũng muốn mở mang cơ đồ
(6) Cây dã hương gần 600 tuổi, là 1 trong 2 cây quý ở nước ta được xếp hạng bảo vệ
Đôi lời: Bài thơ đã được Văn nghệ Nam định đăng, khi chưa thật nhuyễn
Sau khi đưa chị Hà Thu, phó TBT Tạp chí Suối reo xem, cùng nhau tranh luận về từ toả và toạ, chị ấy công nhận là toạ của mình hay hơn, nên mình lại " đẽo cày" lại!
(6) Cây dã hương gần 600 tuổi, là 1 trong 2 cây quý ở nước ta được xếp hạng bảo vệ
Đôi lời: Bài thơ đã được Văn nghệ Nam định đăng, khi chưa thật nhuyễn
Sau khi đưa chị Hà Thu, phó TBT Tạp chí Suối reo xem, cùng nhau tranh luận về từ toả và toạ, chị ấy công nhận là toạ của mình hay hơn, nên mình lại " đẽo cày" lại!
Trên địa bàn huyện Ý Yên hiện có 499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 35 di tích được xếp hạng cấp Bộ và cấp tỉnh. Nhiều năm qua, việc tu bổ, phục dựng, khai thác các di tích lịch sử văn hóa cách mạng đã phát huy giá trị của di tích thông qua việc tổ chức lễ hội. Hằng năm, các lễ hội gắn với các di tích ở huyện Ý Yên được tổ chức chu đáo, tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Tiêu biểu là 7 lễ hội lớn: Lễ hội đền Mờm, xã Yên Trị được tổ chức để tưởng nhớ và ôn lại chiến công của 2 vị tướng thời Trần là Đặng Tất, Đặng Dung. Nét độc đáo của lễ hội là màn đua thuyền chiến, diễn lại cảnh 2 vị tướng đánh giặc trên sông; ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa thể thao như kéo co, vật dân tộc, cờ người, bóng chuyền... Lễ hội đền Độc Bộ xã Yên Nhân thờ Triệu Việt Vương được tổ chức vào 13-8 âm lịch, với lễ rước kiệu của các làng và tế tam giang (tế ở ngã ba của 3 con sông: sông Đào, sông Sắt và sông Đáy). Lễ hội Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) ở Yên Đồng tổ chức vào 4-3 âm lịch gắn với tục thờ Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội làng Ninh Xá, xã Yên Ninh tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu Hưng. Lễ hội làng đúc Tống Xá, xã Yên Xá tổ chức 3 năm một lần vào 10-2 âm lịch tưởng nhớ ông tổ nghề đúc Nguyễn Minh Không. Lễ hội đình Ruối xã Yên Nghĩa tổ chức vào 10-11 âm lịch tưởng nhớ Kiến quốc phu nhân Lương Thị Minh Nguyệt có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh… Trong các lễ hội thường tổ chức giao lưu văn nghệ, diễn các tích trò và các trò chơi dân gian, góp phần giáo dục truyền thống.
Đền Độc Bộ, xã Yên Nhân (Ý Yên) thờ Triệu Việt Vương,
được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2008. |
Ngoài các di tích gắn với các lễ hội lớn, ở Ý Yên còn có các di tích cổ từ thời Lý gồm đình - chùa Ngô Xá và tháp cổ Chương Sơn ở chân núi Ngô Xá, xã Yên Lợi. Theo tài liệu, tháp có độ cao 75m. Năm 1967, Cục Bảo tồn Bảo tàng đã khai thác được nhiều hiện vật gồm đồ đá, đồ đất nung là những chiếc rìu đá hình thang có hai vai vuông, hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh và Bảo tàng Trung ương. Trong khu vực di tích cổ có tượng Adiđà đã được phục chế nguyên bản trưng bày tại Bảo tàng Ý Yên. Di tích đình Thượng Đồng, xã Yên Tiến thờ vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Tại nơi đây, ngày 13-8-1958, Bác Hồ đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân trong xã. 13 năm sau, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm và trồng cây đa lưu niệm. Hiện tại di tích này đã được cán bộ nhân dân tôn tạo, xây dựng thành cụm di tích gồm Đài tưởng niệm Bác Hồ, Nhà lưu niệm Bác Hồ và tượng Bác Hồ cao hơn 2m, Nhà bia Anh hùng liệt sỹ. Với phương châm xã hội hoá, đến nay các di tích trên được phục dựng ngày càng khang trang, góp phần vào việc giáo dục truyền thống. Tại Bảo tàng Ý Yên hiện đang trưng bày trên 200 cổ vật, hiện vật từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, thời kỳ cách mạng, thời kỳ đổi mới, trong đó có nhiều hiện vật quý thời Lý, thời Trần như tượng Phật Adiđà, bệ đá đài sen… Đây là một trong những bảo tàng cấp huyện quy mô nhất tỉnh. Bảo tàng mở cửa vào thứ 2 và thứ 4 hằng tuần đón cán bộ, nhân dân vào tham quan nhằm phát huy giá trị các hiện vật lịch sử văn hóa của quê hương. Phòng Văn Thể huyện thường xuyên phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, Phòng GD và ĐT huyện tổ chức cho các học viên, học sinh trong huyện đến tham quan tìm hiểu lịch sử truyền thống tại bảo tàng. Hằng năm, Bảo tàng Ý Yên còn đón nhiều sinh viên khoa Sử, khoa Hán Nôm Trường Đại học KHXH và NV, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về nghiên cứu, tìm hiểu.
Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cách mạng trên địa bàn huyện góp phần phục vụ công tác giáo dục truyền thống trong nhân dân, Phòng Văn Thể huyện và chính quyền các địa phương cần quan tâm quản lý tốt các di tích đã được xếp hạng, đồng thời đầu tư nâng cấp các di tích để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân./.
Bài và ảnh: Minh Thuận
Nơi hai dòng sông Đào và sông Đáy gặp nhau, khí thiêng của hai con sông đã bồi tụ, ngưng đọng trên mảnh đất Yên Nhân (Ý Yên). Nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hoá và huyền thoại về những người đã có công khai hoang, lập đất. Người dân nơi đây xưa anh hùng, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm, nay với truyền thống cần cù, chịu khó và năng động đã và đang lập được nhiều kỳ tích trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới…
Đền Độc Bộ thờ Triệu Việt Vương, người có công trong việc xây làng, lập ấp từ thủa nơi này còn hoang vu. Ông đã đến đây chiêu mộ dân phiêu bạt dạy cho họ khai khẩn đất đai. Và vùng này thời ấy đã có 500 mẫu ruộng cấy lúa, trồng gai… Ngoài nghề trồng cấy, người dân biết dệt chiếu, dệt vải. Ông đã tổ chức cho dân đắp đê từ Bố Hải qua miền biển Giao Thuỷ, Đại An tiến về phía nam, chạy thẳng đến Mai Giang thuộc đất Nghệ An để ngăn nước mặn, cải tạo đất. Đây là con đê biển có quy mô lớn nhất ở nước ta thời ấy, mặt đê rộng 2 trượng, cao gần 2 trượng với thời gian hoàn thành trong 5 năm đã biến cửa biển Độc Bộ thành xóm, làng, dân cư đông đúc. Cũng chính nơi đây đã chứng kiến Triệu Việt Vương anh dũng chống giặc ngoại xâm và ông đã trẫm mình xuống cửa biển này, quyết không để giặc bắt. Về đây người dân trong xã vẫn kể lại sự tích huyền thoại về cửa biển Độc Bộ vì sao có tên Ác Hải, Đại Ác… để thành cửa Đại An và công lớn của Vua Lý Thánh Tông khi đưa quân đi bình Chiêm qua đất này. Đứng ở sân đền Độc Bộ, người như bị thôi miên bởi hai dòng chảy như trải ra hai dải lụa: Màu hồng của dòng sông Đào, màu xanh ngọc của dòng sông Đáy hoà quyện vào nhau chảy về biển. Cũng do chính hai dòng chảy đã “vuốt” doi đất trước đền nhọn như chiếc lưỡi cày của nghề nông tang, song cũng có người đoán doi đất giống móng rùa thần thời An Dương Vương. Hàng trăm năm nay, nơi đây đều mở lễ hội, người dân từ các vùng Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Bình… cũng về lễ tế tam kỳ giang, cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cầu thần Triệu Việt Vương phù trợ làm ăn phát đạt. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 12 đến ngày 15-8 (âm lịch), nhưng chính hội là ngày 13-8, ngày tuẫn tiết của Triệu Việt Vương. Lễ tế diễn ra lúc chính ngọ (12 giờ trưa ngày 13-8) trên bè lớn do nhiều thuyền kết lại neo chắc tại giữa hai dòng nước chảy và lễ tế diễn ra trong vòng hai tuần hương. Tuần hương đầu tế trời, cầu cho mưa thuận gió hoà: Đội tế dâng hương hoa, hoá vàng mã, hoá ngựa thả xuống sông cùng các lễ vật bánh dầy, chè kho… Tuần hương thứ hai tế thần, đội tế đọc chúc văn ca ngợi công đức của Đức thánh Triệu Việt Vương có công đánh đuổi giặc Lương và xây làng, lập ấp, đắp đê, dạy dân làm ruộng, nuôi tằm, dệt vải… rồi lấy nước vào choé rước vào đền Độc Bộ tế tiếp. Trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá như rước kiệu, hát ca trù, diễn chèo, thi làm cỗ chay, thi làm bánh… tổ chức các trò chơi dân gian như kéo chữ, đấu cờ người, tổ tôm điếm, leo cầu, bắt vịt…
Yên Nhân có nhiều di tích lịch sử văn hoá gồm: Quần thể đền, chùa, miếu Phạm Xá rộng cả hecta, kiến trúc theo lối cổ, nguyên liệu chủ yếu bằng đá xanh, đã được Nhà nước công nhận xếp hạng tôn tạo bảo vệ; đình Dương Phạm, đền Giếng, miếu Hoàng Cô thờ Thứ phi Ngô Thị Nữ Hoằng… Trong những ngày hội tháng 8 hàng năm, tại quần thể di tích này đều được trang hoàng rất đẹp. Trước và sáng ngày 13-8 đền tổ chức rước kiệu rồi tụ hội tại đền Độc Bộ. Ngày 15-8 lại rước linh vị từ đền Độc Bộ về yên vị tại các di tích này. Đặc biệt tại miếu Hoàng Cô thờ Thứ phi Ngô Thị Nữ Hoằng có cây dã hương có tuổi thọ trên 560 năm và được Bộ NN-PTNT công nhận là cây cổ thụ quý hiếm. Cách cây dã hương hơn 100 mét, cây thị trước cửa chùa Phúc Linh cũng có tuổi thọ tương đương với cây dã hương hiện vẫn xanh tốt. Hai cây cổ thụ này tương truyền đều do vua Lê Thánh Tông trồng để tưởng nhớ Thứ phi Ngô Thị Nữ Hoằng, người làng Dương Phạm, là người đoan chính, giỏi giang.
Nguồn: Báo Nam Định
Đã xem 6513 lần ,cập nhật lúc 22/02/2011 2:27:20
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)