Trần Nguyên Mỹ
NHỚ CHA
Tháng 8. 4,2014
Lời bình của người yêu thơ:
"Công Cha như núi Thái Sơn
NHỚ CHA
Ngồi uống ấm
chè lại nhớ cha
Người nhỏ bé mà
tinh thần sắt đá
Cha đã từng bơi
qua biển cả
Gạt đau thương
bước tới bình minh.
Cha đã từng từ
bỏ hư vinh
Từ bỏ công
danh chọn đường cư sĩ
Thu khí đất trời
tu tâm, dưỡng trí
Trồng lúa nuôi
con, chữa bệnh cứu nhân.
Cha hòa mình
trong ngàn vạn nông dân
Quanh ấm chè
quê râm ran thế sự
Người hỏi việc
làng, kẻ thì xin chữ
Cha làm cây đa
chim về hót trên cành.
Cha dạy các
con theo phép nhà binh
Dám xông vào
hang để mà bắt cọp
Dám gieo mầm
trên đất cằn toi tóp
Học vấn uyên
thâm làm chìa khóa thông đường.
Nếm trải gian
truân để biết yêu thương
Đọc vạn quyển
hay tìm hồn tinh túy
Học nhân dân để
luyện chân, thiện, mỹ…
Cha về chốn bồng
lai nay lời vẫn vấn vương !
Cha dạy các
con vươn tới bốn phương
Biển thẳm, rừng
sâu đều quê hương yêu dấu
Phía trước chờ
con đất lành chim đậu
Lập nghiệp tề
gia… để xây nước non mình.
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra "…
Từ
câu ca dao trên mà xét : Công ơn của người Cha hay người Mẹ đều cao cả như
nhau, khó xếp ai hơn, ai kém một cách rạch ròi được. Bởi vậy có ca ngợi người Mẹ
hay người Cha cũng là lẽ thường tình,
đều đáng làm. Song, có một hiện tượng khá phổ biến là từ xưa đến giờ thường
thiên về ca ngợi người Mẹ, còn người Cha ít , thậm chí rất ít được đề cập tới,
nên tác giả của bài thơ "Nhớ
Cha" lại trở thành không bình thường chút nào. Mà người Cha ở đây tôi
cảm nhận rất gần gũi, rất đời thường như bao người Cha trong gia đình khác,
cũng "Quanh ấm chè quê" râm
ran câu chuyện với bạn bè ; cũng "Trồng
lúa nuôi con","Dám gieo mầm trên đất cằn toi tóp"; "Dám vào
hang bắt cọp" như nghĩa hùng Lục Vân Tiên…Và, hình ảnh người Cha
cũng rất gần gũi với thời đại chúng ta
đương sống "Nếm trải gian truân để
biết yêu thương / Học nhân dân để luyện Chân,Thiện,Mỹ". Vai trò, ảnh
hưởng của người Cha trong tác phẩm này không chỉ bó hẹp trong một gia đình mà
còn rộng ra cả xã hội nữa "..làm cây
đa chim về hót trên cành " (Cây đa, cây đề biểu tượng cộng đồng làng
nước Việt Nam ,Ai đi xa mà chẳng nhớ tới cây đa đầu làng ?).
"Nhớ
Cha" là bài thơ hay về nhiều mặt (Xã hội, giáo dục, đạo lý), Đẹp lời, đẹp ý nhất là rất giàu hình, do vậy
mà người đọc dễ rung, dễ cảm và cũng dễ đồng tình.
CAO THÀNH
Chủ nhiệm CLB thơ Hương Đào-Sơn La
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét