Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

GÃ ĐẼO GỖ LŨA

                                                                       ( Truyện ngắn)
 Kính tặng thầy giáo, cựu chiến binh P.V.S
          Cái câu" thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ .." thật chẳng đúng tí nào với xưởng mộc mỹ nghệ, tôi làm chân bảo vệ mấy năm nay. Khâu nào cũng máy; gỗ to việc to, bé vào việc bé. Đến dăm bào, mùn cưa còn gom đóng bao để xưởng Ván ép thầu lại, thì đầu mẩu nào bọn thợ cho vào bếp chẳng làm chủ xót? Chết nỗi, hắn lại nể thợ, toàn xúi tôi chẹt họ.
          Vậy mới có chuyện.
          Tối, ới phó cả sang uống nước, cái chính để truyền đạt ý ấy của chủ. Ấm nước siêu tốc phì hơi u ú, điện ngắt cái "pạch" đã nghe tiếng hắn "Bố kệ con!". Còn cách mấy bước chân, hắn nhảo nhanh đến, giành lấy việc xóc ấm, đổ bã, tráng chuyên. Tay hắn thoăn thoắt, rất nhọn, rõ con nhà nòi.
          - Chịu bố thửa được anh móc câu, mốc tuyết, thả vào ấm nghe loong coong như đinh dép rơi trong chai ý. Vâng, nhất ngon bằng mắt, bằng tai, thứ hai bằng mũi...
            - Cậu rắc rôí bỏ mẹ! Tớ không còn con gái để cậu nịnh thối đâu nhá!  Tuy mắng yêu thế, nhưng cũng vui vui. Trước hết là thâý mình có vị, đương nhiên vì vậy mà có thế. Chí ít là nội trong cái xưởng mộc này.(!)
          -Này tớ bảo, trời hanh, gió cả, sợ củi rả., anh em nhãng đi, nhà xưởng toàn tre, gỗ, nhỡ hoả hoạn chết. Ông chủ nhất quyết ngay ngày mai, cấm tiệt bếp củi. Nhá!
          Tưởng gã sẽ cao giọng chê chủ kẹt, nhà giầu chấp con mót, nhưng không; hắn chỉ chép miệng, tiếc không được ăn món khoái khẩu gia truyền. Lại gia truyền, lỡm được tớ chắc. Nghĩ bụng vậy nhưng tôi cứ yên để hắn ba hoa luận về ẩm thực. Quả thật, hắn sành ăn. Đúng rồi, cơm củi, gạo ruộng, lưng lửng soong gang, cạn nước chỉ cần dập lửa, bươi bớt than hồng ra xung quanh; rửa mặt mũi chân tay xong vào dọn cơm là vừa. Mở vung nồi cơm, nghe "eọ" một tiếng và hơi nước nơi vung rơi lã chã, hơi cơm ngào ngạt bốc lên. Đập nhẹ lưng cái muôi trên mặt cơm, nâỷ nghe pinh pịch, đích thị là cơm chín tới, không chê vào đâu được.
          -Ừ, phải nói các cụ ta xưa chúa là thạo ăn, sành chơi. Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ.! Tôi rôm rả hưởng ứng, thì hắn vội xoa tay: " dị bản, dị bản… Xin bố chén nữa, trà ngon quá!... "
           Bẵng đi ít tối không thấy gã sang trà, chuyện, thấy nhơ nhớ; đành rằng, ngày nào chả gặp ở xưởng. Hắn khoe, tốp thợ đã đặt cơm tháng quán cô Đào ngã ba, ăn rất được, lại rẻ. Quan trọng nhất, đôi mắt phó cả ánh lên tinh quái, là mụ nấu cơm chín tới ngày hai bữa, chứ bọn hắn không ăn cơm nồi điện. Nay rằm, chắc được quán khuyến mại chai rượu lộc, nên khuya hội thợ mới ngất ngư dẫn nhau về, líu la, líu lô, tiếng tròn, tiếng méo. Chắc gì cô Đào chứa chấp nổi mươi ngày, cái ngữ khôn mồm, người lính, tính quan âý?
                                 *                 *                   *
               Công bằng mà nói, tốp thợ đục đẽo này rất nghề, chủ ưng ý lắm. Trời ạ! Những mảnh bìa nghiến, lỗ chỗ nu mụn, hang hốc, mới năm ngoái còn là đồ bỏ, dân sơn tràng không thèm chấp, thì năm nay, qua xưởng ông chủ tôi, chúng biến thành những ông Thiềm thừ, ngậm tiền, giữ của, giá năm bâỷ triệu. Huống chi, những cái gốc mới hạ to uỳnh chật cả thùng xe, nhựa ứ đóng quánh nơi rễ mới phạt, từng cục nhờ nhợ đỏ như tiết hồng đào; vài ba ngày sau đã thành những độc bình ngọc nghiến, vân rực rỡ như muôn áng mây ngũ sắc, giá hàng chục triệu đồng một cái. Rôì những gốc cũ như xương xâủ khủng long oan ức ngâm mình bao năm dưới lòng sông, bờ suối, giờ mới được vớt lên cải cát, di hình. Đấy mới là sở trường cuả gã. Ngổn ngang như núi vậy thôi, nhưng mỗi gốc một tác phẩm đã phôi thai, mới nghe sơ, chủ đã sướng rên.
                - Bản thân cái đẹp không phải đã hoàn toàn đẹp đâu ạ! Nó phụ thuộc gu thẩm mỹ từng người; và ngay với một người, không phải lúc nào nó cũng hoàn mỹ, nay ta ưng, nhưng mai sẽ thấy nó thiếu cái này, ngày khác lại ước nếu  bỏ cái kia, nó sẽ chuẩn chỉ hơn!
               - Cậu cứ như triết nhân ấy nhỉ?
                Đaị gia giơ tay cho hắn nhún người đỡ lâý; nhưng hắn quái, không nắm chặt và giật giật như một gã quê mùa. Hắn nắm hờ thôi, kéo nhẹ tay đại gia về phía tay ông chủ. Cả hai ớ người, vội nắm chặt lấy tay nhau và cười; ngượng.
                Còn tôi biết tỏng, cách gã gợi ra cảnh vật. Lúc đứng góc này nhìn chếch lên, khi nghiêng người, hé mắt nhìn xéo xuống, cứ thao thao chỉ chỏ, buộc ánh mắt người xem men men bề mặt lũa gồ ghề để óc tưởng tượng theo.
                - Thấy chưa, sát thủ đầm lầy lim dim giả vờ ngủ đấy, chỉ chờ con báo gấm kia, đâý thấy chưa, sâỷ chân- Chắc chắn sẽ sẩy chân, vách núi dựng đứng thế kia, bám mãi sao không mỏi?- Sẽ kịch chiến thư hùng đúng không? Kẻ còn, kẻ mất. Kiêủ gì chả có phần cho chuá tể vùng trời đang kiên nhẫn kia kià… toạ sơn quan hổ đấu đấy...Chao ôi! Cuộc sống khắc nghiệt lắm nhưng bao dung lắm lắm. Anh/chú nhìn rõ không ạ? Xa xa kia bác tiều thanh thản nghểnh đầu phả khói thuốc lào. Dưới đồng bãi, nhấp nhô nửa người anh chài vung tay lưới...
                 - Chẳng phải nhìn một cái, ai cũng xao xuyến ngay trước vẻ mềm nuột mà gan lì tự nhiên của lũa. Người thợ phải thổi hồn vào, bằng những nét đẽo tài hoa, có khi chỉ tẩy dác đã tôn lên thần thái… Còn  để ra tác phẩm, bố xem công phu vậy. Vâng! Giả nhiều chứ. Nhưng giả đẹp hơn thật ở chỗ có hồn, bắt mắt. Thì y như mấy mẹ sề, tốn cả trăm triệu hút chỗ nọ bơm chỗ kia để hút mắt đàn ông. Vừa nhẩn nha mài gọt, hắn vừa giảng giải.- Như pho Ngũ hành sơn hiểm trở, bâỳ cả năm ở trung tâm sinh vật cảnh tinh, đủ cả thâỳ trò Đường Tam Tạng đi Tây Trúc lĩnh kinh, mấy ai màng?
                Đúng vậy, hắn chuốt lại, vứt ráo mấy ông giống đất nung, lẫn tùng, trúc, cúc, mai nhựa đi, thay vào mấy cọng que xỉn, bỗng thành đồ độc mới oách chứ. Có chăng, cái sáng tạo nhất, đắt giá nhất thì người mua phải về sắm lấy. Đấy là ánh sáng hắt rọi vào, là mầu của các bức tường nhà làm phông. Và bệ đỡ bằng kính xanh cường lực cho lung linh mây nước. Của đáng tội, hắn có xin vài ba đoạn len trắng xanh, giăng mắc loằng ngoằng, rồi bắt óc người ta phải nghĩ là đó là cầu mây, thác bạc. Có khi là thác dải yếm Mộc Châu.(!)
                                                *                 *                   *
                 -Anh à! Trăm phần trăm cái Đào phải lòng thằng đẽo lũa rồi!
Vợ tôi thì thầm, nhưng rành rọt như mũi dùi xiến lỗ nhĩ, làm tôi không khỏi rùng mình. Mấy hôm nay nó cứ thẫn thờ như người mất hồn âý nhá. Vâng! Đúng là em không tin nổi mắt mình nưã cơ? Cứ nhác thấy bóng dáng thằng nọ là mắt nó sáng nhễ, nhìn thủng con ngươi, nom dơ dơ quá . Được nhìn lại một cái nó mới lạch bạch chạy vào buồng thờ, khoanh chân, nhắm mắt ngôì lần tràng hạt, cứ như ni cô(1)  mà có yên thân đâu? Lại hé cửa nhìn một tý nữa mới chịu đựơc. Nó bảo ăn rau răm mãi, đi kiết. Lại nước rau má, với bột sắn dây. Khổ thế! Nhiều khi bức bối ra dội nước rào rào. Vâng, tuổi này, đàn bà con gái ai chả có lúc phát hoả, nhưng mấy ai khổ như nó bao giờ? Hay là đúng... Nó bảo thế. Chậc! Thì nó bảo thế! Là lúc âý mắt hoa đi, nhìn rõ y dáng chồng cười duyên với nó. Vậy nên chị chàng càng căng mắt nưã ra nhìn xem đúng không? Rồi như gái dậy thì ý, ngứa mông, nóng má, rôm sảy chẳng bằng.
                  Đào là vợ chú em cùng quê, thân thiết với nhà tôi như ruột thịt. Chập tối cô mang biếu ấm trà rồi khẽ khàng thưa chuyện. Cứ ngỡ chuyện kia, mâý lần tôi đằng hắng cho ra dáng bác cả; nhưng không. Cô âý hỏi về việc sang nhà mới cho chồng mát mẻ. Ôi dào, đủ thứ bà rằn chứ bỡn. Mấy năm rồi? Ờ nhỉ, năm nào cũng vác răng giả sang ăn giỗ mà quên khuấy. Sạch sẽ cả chưa? thầy nào xem? Đất tìm ưng ý rôì à? Quan quách thế nào? Ngày giờ xem chu đáo chưa, tra lịch vạn sự chả đúng hẳn đâu? Cỗ bàn trù liệu tiềm tiệm thôi. Ừ! đặt ráo nhà hàng cho rảnh tay. Bao nhiêu điêù phải dậy bảo. Cuối cùng vợ tôi lại làm phát ngôn viên: Chú thợ đẽo luã muốn làm việc nghiã lấy khước. Tôi giật bắn người:
                  -Nghiã là nó muốn tắm cho chú ấy hay là chỉ cầm mai, vác xẻng đi theo dây máu ăn phần hử ? Mà chúng mày là gì cuả nhau chưa hử?
                  Cô Đào thường ngày đáo để lắm, tay đôi dáo sào với cả bọn ăn hàng quỵt nợ, nay mới nghe nửa câu tôi quát đã ứa nước mắt: sống với anh chị nửa đời người mà anh nỡ coi em vậy, phải tội với giời.
                 -Thôi thôi, được rôì. Mai tôi xem đầu cua tai nheo thế nào đã nhá!
               Thực chẳng có gì phải lăn tăn. Một tay nó lo hai đứa con ăn học nên người. Dựng vợ gả chồng nơi danh giá cả. Giờ đến lúc nó phải lo thân; con chăm cha không bằng bà chăm ông. Quá hợp lý. Nhưng tôi cứ lo lo. Ừ ! Chẳng thà chúng nó cứ tư tình với nhau, đã đi một nhẽ, thiên hạ chan chan, ai cười? Đằng này, con bé hiền thục, nhẫn nhịn quá. Nó muốn gá nghiã đàng hoàng cơ, nên cứ thâý lo và thương thương. Lấy chồng đâu chỉ được bốn năm năm nó hạnh phúc thực sự, hồi ấy nhiêù cặp phát ghen. Chồng lái xe đầu Zin đít ca tuyến Sông  Mã-Sốp Cộp, chẳng chuyến nào vơi khách. Vợ gíáo viên cấp 2 ngay thị trấn, chẳng phải đèo cao, suối sâu như các cô giáo xuôi lên cùng đợt. Năm sau, đẻ một lứa, hai thiên thần đái đứng đẹp như tranh. Hạnh phúc thật tràn trề, ai bì kịp? Thế mà, đâu ngờ, thằng chồng sướng quá, hoá rồ, bập nghiện, ngày càng nặng. Bị đuổi việc, vật vờ, dặt dẹo đấy nhưng nó đánh vợ như chảo chớp. Chính quyền bắt đi cai vài ba bốn bận, có lần hàng năm, về đâu laị vào đấy. Khổ. Đận sau cùng nó quyết tâm sắt đá lắm, cho xích chân tay vào thành giường, ăn ỉa taị chỗ. Đâu hơn 6 tháng, không thâý đập phá, tưởng chắc ăn rồi, không xích nữa, chỉ khoá cưả ngoài, thâý cũng êm êm; mấy tháng nưã, trơn lông đỏ da, nom như thư sinh, ai chả mừng. Rồi thề nước, thề non, vợ thương mở khoá ra cho đỡ quầng chân, vài ngày sau, ẳm trộm vợ ít tiền, biến mất tăm. Người nhà chỉ biết tin khi nó sốc thuốc, không gỡ được.
           Hai con lúc âý đang tuổi ăn học, vất vả tốn kém biết bao nhiêu mà kể.
           Khổ nhục từng ấy, còn chiụ được, bây giờ mát mặt tý rồi, sao không cam phận nốt, Đào ơi! Thầm nghĩ thế rôì bỗng nhớ laị, cái lần xoay xoay chén trà mãi trên tay, gã thợ gỗ lũa trầm ngâm luận với tôi câu tục ngữ, về sự ngon môĩ nơi một khác. Hắn nhất quyết cho rằng gái đoạn tang mới là đáp án. Vì sao nó hay hơn, đúng hơn gái một con ư ? Phải trải đời lắm, tinh tế lắm mới biết. Tôi đâm sợ gã. Sành sỏi tình trường qúa, sợ khổ con Đào!
*           *          *
               Vợ tôi lượn đâu về, dáng vẻ nghiêm trọng lắm, hỏi anh có biết hôm qua là ngày gì không?
            - Ờ Tết Nguyên tiêu, nhà mình chả hương khói nghiêm cẩn còn gì?
             -Âm lịch, âm lịch. Dương lịch cơ! 14 tháng 2, ngày gì, anh biết không? Tôi thật thà lắc đầu.
 - Chắc lịch có ghi, nhưng không xem, ngày gì mà như mất sổ hưu không bằng?
          - Ngày lễ tình nhân. Phú qúy sinh lễ nghiã đã đành, vừa nghèo, vừa già cóc đế rồi còn bày đặt. Là con Đào ấy. Anh xem đây này.
                      Tờ giấy ôly học trò, ngay ngắn chữ cô Đào:
 BÇn thÇn nhÊm nh¸p vÇn th¬
§¾ng cay th¸nh thãt thÊm tê giÊy trinh
Lßng ta miÕu l¹nh nhang ®Ìn
Xin th¬ lµ n¾ng r¹ng lªn mÆt ng­êi

Valetin xxxx

2 nhận xét: