Hội thảo về lễ hội Đền Trần được các cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hoá TW cùng lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức ngày 18/7/2011, với sự tranh luận của các nhà khoa học, quản lý ngành, chính quyền và đại diện nhân dân địa phương vẫn chưa đưa ra phương án thoả đáng. Kẻ ngu ngơ xin được hiến vài điều.
Nếu chỉ đưa ra cho người ta chọn 1 trong 2 phương án như hội thảo hoặc như thăm dò trên mạng cũng chưa thấu đáo.
Phương án 1: Chỉ khai ấn. Không phát ấn : Hàng năm đã phát ấn, bây giờ bỏ lệ ấy thì ai đến hội nữa ?Hoá ra ta đã xoá xổ một lễ hội có sức sống hàng trăm trăm nay của ông cha truyền lại !
Phương án 2: Vẫn khai ấn, nhưng phát ấn vào hôm sau. Háo hức đợi đến nửa đêm, xem khai ấn xong, rồi bảo về, mai kia đến xin phát, thì hoạ có kẻ khù khờ hơn mình mới đành lòng vậy !
Yêu cầu của Lễ hội phát ấn phải đạt:
+ Giờ linh, đất thiêng, ấn xịn ( Nghĩa là ấn chính danh được phát đàng hoàng)
+ Chủ lễ: Đức cao, vọng trọng, phúc dầy.
+ Dự lễ: Hào hứng, phấn khởi, có niềm tin và đặt hy vọng vào điều cầu nguyện.
Như vậy bài toán cần giải quyết là làm loãng mật độ người tại không gian và thời gian cố định, để không xẩy ra chen chúc kinh hoàng như đã từng xảy ra trong mấy lễ hội vừa qua, sao cho vẫn đạt được mục đích cao cả và yêu cầu tối thiểu như đã nêu trên.
+Ý kiến chủ quan của một số người dân và lãnh đạo Nam Định là mở rộng không gian ( Nghe đâu đề án xưa đã duyệt 1.000 tỷ đồng) .
+ Đề xuất của cơ quan quản lý cấp trên nêu trong hội thảo này là lùi ngày phát ấn vào ngày hôm sau. Nghĩa là mở rộng thời gian.
+Xin đề xuát phương án khác nữa như sau:
Phần khai ấn đươg nhiên là do các vị bô lão tiêu biểu tiến hành, được truyền hình trực tiếp ra mấy màn ảnh lớn bên ngoài.
Phần phát ấn: Sẽ được tiến hành theo 2 phương thức:
1/ Phát trực tiếp cho mọi người cầu may mắn một cách phổ thông: Xin ấn, nhận ấn, hay" cướp ấn"
2/ Phát gián tiếp cho những người có nhu cầu tâm linh, nhưng vì lý do nào đó không có mặt tại buổi lễ thời khắc đó.
+ Xin được nói trước về phương thức số 2 là, theo thời gian số này sẽ ngày càng đông. Vì đó là những người thường có nhu cầu làm lễ trước hoặc sau khi nhận ấn, với quan niệm có thờ mới có thiêng. Nếu ta tổ chức dịch vụ chu đáo, kính cẩn thì khoảng 25 % số ấn sẽ được phát theo hình thức cao cấp này ( Gợi ý rằng, nên để nghành bưu chính và viễn thông tham gia cùng nhà đền) chắc chắn sẽ hoàn hảo.
+ Giờ xin nói về phương thức số 1 là phát trực tiếp
Đó là những người dự lễ hội, cầu may mắn đầu xuân, rất mong được mang lộc thánh về nhà. Tuy nhiên nếu phát đủ 100% cho mọi người thì vẫn là cảnh "cướp ấn" như mọi năm thôi.
Nên chăng, ban tổ chức phát hành vé xem lễ hội, có giá tượng trưng ( khoảng 1.000đ), và có số. Thời khắc linh thiêng sau khai ấn là phát ấn. Hệ thống điện tử sẽ chọn ngẫu nhiên một số lượng nhất định những số may mắn. Kết quả là ấn chỉ phát ngay cho những người cực may mắn đó thôi. Còn lại thì sẽ phát vào hôm sau. Như vậy, người được phát vô cùng sung sướng đã đành, người không được đành chấp nhận, tự an ủi mình về mục đích: xem Khai ấn là chính!
Đảm bảo rằng tuy vẫn sẽ còn cảnh chen lấn, vì hiếu kỳ và đó là tính chất của lễ hội; nhưng sẽ không náo loạn, khủng khiếp đầy nguy hiểm như những năm trước đây, hơn nữa, sự tiến bộ, văn minh của kỹ thuật được áp dụng.
Rất mong các cơ quan chức năng để tâm xem xét./.
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)